Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II – Môn Sinh học 7

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II – Môn Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THCS Tân Hiệp. Họ tên: Lớp: 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 7
Câu 1: Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn ?
* Thích nghi với đời sống ở cạn:
 - Chủ yếu thở bằng phổi.
 - Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
 - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng.
 - Chi năm phần, có ngón chia đốt linh hoạt.
* Thích nghi với đời sống ở nước:
 - Chủ yếu thở bằng da.
 - Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối hình thuôn nhọn về phía trước.
 - Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.
 - Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
Câu 2: Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư ?
- Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước lẫn ở cạn:
 + Da trần và ẩm.
 + Di chuyển bằng bốn chi.
 + Hô hấp bằng da và phổi.
 + Tim có ba ngăn, hai vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha.
 + Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
 + Là động vật biến nhiệt.
Câu 3: Vai trò của lưỡng cư ?
- Cung cấp thực phẩm: ếch, cóc,...
- Cung cấp nguyên liệu làm thuốc: bột cóc trị suy dinh dưỡng ở trẻ em,
- Tiêu diệt các côn trùng phá hoại mùa màng và là động vật trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi): ếch, nhái,...
- Sử dụng trong các thí nghiệm sinh lí học: ếch,...
- Có ích cho nông nghiệp.
* Do số lượng lưỡng cư bị suy giảm dần vì thế phải bảo vệ và gây nuôi những loài có giá trị kinh tế.
Câu 4: Cấu tạo trong cùa thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn ?
- Thằn lằn có những đặc điểm phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn:
 + Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đỗi khí được htực hiện nhờ sự co giãn của các cơ liên sườn.
 + Tim xuất hiện vách hụt ngăm tạm thời tâm thất thành hai ở nửa (bốn ngăn chưa hoàn toàn).
 + Máu nuôi cơ thể là máu pha.
 + Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước.
 + Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.
Câu 5: Đặc điểm chung của lớp bò sát ?
* Bò sát là động vật có xương sống, có cấu tạo thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn:
 - Da khô, vảy sừng khô.
 - Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai.
 - Chi trước yếu, có vuốt sắc.
 - Phổi có nhiều vách ngăn.
 - Tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu pha nuôi cơ thể.
 - Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
 - Trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàn.
 - Là động vật biến nhiệt.
Câu 6: Vai trò của bò sát ?
* Lợi ích:
 - Diệt sâu hại nông nghiệp, diệt gặm nhấm (chuột): rắn,...
 - Làm thực phẩm có giá trị: rùa, ba ba,...
 - Làm thuốc: rựu rắn, mật trăng, mỡ trăng,...
 - Làm đổ mĩ nghệ: vẩy đồi mồi, da cá sấu,...
* Vì thế bò sát cần được bảo vệ và gây nuôi những loài quý.
* Tác hại: gây độc cho người (rắn).
Câu 7: Cấu tạo ngoài cùa chim bồ câu thích nghi với đời sống bay ?
* Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt, có cấu tạo thích nghi với đời sống bay thể hiện ở những đặc điểm sau:
 - Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.
 - Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
 - Chi trước biến đổi thành cánh.
 - Chi sau có bàn chân dài, các chi sau có vuốt, ba ngón trước, một ngón sau.
 - Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.
 - Có kiểu bay vỗ cánh.
Câu 8: Đặc điểm chung của chim ? 
- Chim có số lượng loài nhiều, có lối sống và môi trường sống phong phú.
- Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh.
- Có mỏ sừng.
- Phổi có mạng ống khí, túi khí tham gia hô hấp.
- Tim có bốn ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Là động vật hằng nhiệt.
Câu 9: Vai trò của chim ?
* Lợi ích:
 - Chim ăn sâu bọ, động vật gặm nhấm: chim sâu,...
 - Cung cấp thực phẩm, làm chăn: chim công,...
 - Trang trí, làm cảnh: sáo, vẹt,...
 - Huấn liệng: săn mồi (đại bàng), phục vụ du lịch (chim bói cá),
 - Phát tán quả và hạt, mật hoa, thụ phấn.
* Tác hại: 
 - Một số loài có hại cho kinh tế nông nghiệp.
 - Ăn quả, hạt, cá: chim bói cá,...
 - Là động vật trung gian truyền bệnh: gà, chim, vịt,...
Câu 10: Những đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa của thỏ hoàn thiện hơn so với các lớp động vật có xương sống đã học ?
 1. Hệ tuần hoàn:
 - Có hai vòng tuần hoàn với tim bốn ngăn hoàn chỉnh.
 - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
 2. Hệ hô hấp:
 - Có cơ hoành tam gia vào hô hấp.
 - Phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí.
 3. Hệ thần kinh:
 - Não trước và tiểu não phát triển liên quan đến các hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
 4. Hệ tiêu hóa:
 - Miệng ž thức quản ž dạ dày ž ruột non ž manh tràng ž ruột già ž ruột thẳng ž hậu môn.
 - Tuyến gan tụy.
 - Manh tràng lớn.
Câu 11: Đặc điểm chung của thú ?
- Thú là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất.
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, tim bốn ngăn.
- Bộ răng phân hoá ba loại: răng cửa, răng nanh và răng hàm.
- Bộ não phát triển thể hiện ở bán cầu não và tiểu não.
Câu 12: Vai trò của thú ?
- Làm thực phẩm: bò, heo,...
- Làm dược liệu: mật gấu, xương hổ,...
- Làm sức kéo: trâu, bò, lạc đà, ngựa,...
- Nguyên liệu làm sản phẩm thủ công mĩ nghệ: răng hổ, da báo,...
- Làm vật thí nghiệm: chuột bạch, khỉ,...
- Diệt gặm nhấm gây hại cho nông nghiệp: mèo,...
* Cần đẩy mạnh phong trào bảo vệ, chăn nuôi thú có giá trị kinh tế cao.
 Câu 13: Hiện tượng thai sinh là gì? Ưu điểm của sự thai sinh so với đẻ trứng ở Thằn lằn và Chim?
* Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh.
* Ưu điểm của sự thai sinh:
 - Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàn có trong trứng.
 - Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
 - Con non được bú mẹ và không phải phụ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
Câu 14: Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật ?
* Ý nghĩa của cây phát sinh: 
 - Giới Động vật từ khi hình thành đã có câú tạo thường xuyên thay đổi theo hướng thích nghi với những thay đổi của điều kiện sống. 
 - Các loài loài động vật đều có mối quan hệ họ hàng với nhau. 
- Người ta đã chứng minh lưỡng cư cổ bắt nguồn từ cá vây chân cổ, bò sát cổ bắt nguồn từ lưỡng cư cổ, chim cổ và thú cổ bắt nguồn tử bò sát cổ,...
* Tác dụng của cây phát sinh:
 - Qua cây phát sinh thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.
Câu 15: Vẽ các hình sau:
LƯU Ý :Trên đây chỉ là nội dung tham khảo, có thể có vài thiếu sót nhất định nên các bạn cần tìm hiểu thêm để có kết quả tốt hơn. Chúc các bạn thành công!

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON SINH 7 HKII.doc
Đề thi liên quan