Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ I Môn : ngữ văn – Khối 10 Năm học 2011-2012

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ I Môn : ngữ văn – Khối 10 Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPTBẮC TRÀ MY
 TỔ : NGỮ VĂN 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN : Ngữ Văn – k10 
 NĂM HỌC 2011-2012

I) TIÊNG VIỆT :

Câu 1: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Câu 2: Hoạt động giao tiếp có mấy nhân tố? Đó là những nhân tố nào?
Câu 3: Theo lĩnh vực và mục đích hoạt động giao tiếp, người ta chia văn bản thành mấy loại? Kể tên.
Câu 4: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng cơ bản nào?
	
* BÀI TẬP ÁP DỤNG:
	 1- Phân tích những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn văn sau đây:
	“ Hắn ( Chí Phèo ) dõng dạc:
	- Tao muốn làm người lương thiện!
	Bá Kiến cười ha hả:
	- Ồ tưởng gì? Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.
	Hắn lắc đầu:
	- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ có một cách...biết không?...Chỉ còn một cách là...cái này! Biết không!...”
	( Trích Chí Phèo - Nam Cao )
	2- Viết một số câu khác tiếp theo câu văn dưới đây để tạo một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó đặt nhan đề cho văn bản này:
	“Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ...”
II) VĂN BẢN:
	
1/ Tóm tắt cốt truyện, nội dung tư tưởng nghệ thuật các văn bản:
	- Chiến thắng Mơtao-Mơxây ( Trích Sử thi ĐAM SAN )
	- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
	- Uy-Lit-xơ trở về ( Trích Sử thi Ô-đi-xê của Hô-me-rơ )
	- Ra-ma buộc tội ( Trích Sử thi Ramayana ).
	- Truyện cổ tích Tấm Cám. 
	2/ Học thuộc lòng, nắm được những nội dung cơ bản và nghệ thuật của các bài ca dao và các bài thơ sau:
	- Ca dao than thân yêu thương, tình nghĩa.
	- Ca dao hài hước.
	- Thuật hoài ( Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão )
	- Cảnh ngày hè ( Bảo kính cảnh giới 43- Nguyễn Trãi ).
	- Nhàn ( Nguyễn Bĩnh khiêm )
	3/ Về bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX:
	- Thành tựu của văn học qua các giai đoạn phát triển.
	- Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật.

III) LÀM VĂN:
	1/ Kiểu bài văn tự sự: ( Kể chuyện sáng tạo )
	* Dạng đề:	- Đề 1: Nhập vai nhân vật Mị Châu, kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
	- Đề 2: Nhập vai nhân vật Cám, kể lại truyện Tấm Cám.
	2/ Kiểu bài văn nghị luận văn học:
	- Đề 1: Phân tích bài ca dao “Khăn thương nhớ ai...”.
	- Đề 2: Phân tích bài ca dao “Trèo lên cây khế nửa ngày..”
	- Đề 3: Phân tích bài thơ “Thuật hoài” ( Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão )
	- Đề 4: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”.
	- Đề 5: Phân tích bài thơ “Nhàn” ( Nguyễn Bĩnh khiêm ).

 ********************HẾT*******************


























TRƯỜNG THPTBẮC TRÀ MY
 TỔ : NGỮ VĂN 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN : Ngữ Văn – k11
 NĂM HỌC 2011-2012

I) TIẾNG VIỆT:
	
1/ Giải thích ý nghĩa của từ “mặt trời” được sử dụng trong hai câu thơ sau:
	“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
( Viếng lăng Bác - Viễn Phương )
2/ Chọn một từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
	“Nam Cao luôn...đến số phận của người nông dân nghèo trước cách mạng.”
	A- Trăn trở.	B- Quan tâm.
	C- Chú ý.	D- Suy tư.
	3/ Đặt một câu với thành ngữ sau và phân tích giá trị biểu cảm của thành ngữ đó trong câu:	
- Nước đổ đầu vịt
- Mẹ tròn con vuông
- Quạ mượn lông công
- Lượm đá quăng trời
- Đem chuông đi đánh xứ người
- Đá nát vàng phao
	4/ Những đặc trưng cơ bản của phong cách báo chí.
	5/ Viết một bản tin ( đề tài tự chọn ) theo bố cục:
	- Nguồn tin.
	- Thời gian.
	- Địa điểm.
	- Sự kiện.
	- Diễn biến.
	- Kết quả.
II) VĂN BẢN:
	
1/ Giải thích ngắn gọn quan niệm sống “ngất ngưởng” mà Nguyễn Công Trứ đã thể hiện trong bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”. 
	2/ Phân tích ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “bãi cát” và “người đi trên bãi cát” trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát.
	3/ Ý nghĩa chi tiết “bát cháo hành” của Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
	4/ Nghệ thuật tương phản trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
	5/ Vì sao nói cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
	6/ Ý nghĩa của hình ảnh “ngọn đèn của chị Tí” và ý nghĩa của hình ảnh “chuyến tàu đêm qua phố huyện” trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
	7/ Nghệ thuật trào phúng trong “Hạnh phúc của một tang gia” ( Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng )
	8/ Trình bày những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng Tháng Tám 1945 ( không yêu cầu phân tích ).
	9/ Tóm tắt các tác phẩm: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo.

III) LÀM VĂN: 	*DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
	
1/ Phân tích bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương để làm rõ tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
	2/ Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương.
	3/ Vẻ đẹp của bài thơ “Thu điếu” ( Câu cá mùa thu ) - Nguyễn Khuyến.
	4/ Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
	5/ Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
	6/ Chi tiết mà anh (chị) tâm đắc nhất trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Ncao.

	*********************HẾT**********************

	

File đính kèm:

  • docon van 10 HKI.doc
Đề thi liên quan