Đề cương ôn tập lịch sử 6- Học kì I

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập lịch sử 6- Học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 6- HỌC KÌ I 
 NĂM HỌC: 2010-2011 GIÁO VIÊN: Hồ Xuân Hải
I-TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Lịch sử giúp em hiểu về :
A . Quá khứ B. Hiện tại C . Tương lai D . Cả A,B,C đúng
Câu 2: Chủ nô và nô lệ là hai giai cấp chính của xã hội:
 A.Nguyên thuỷ B. Phong kiến C. Tư bản chủ nghĩa D.Chiếm hữu nô lệ
Câu 3: “ Dân ta phải biết sử ta 
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là của :
 A.Lê Duẩn B. Hồ Chí Minh C.Trường Chinh D. Phạm Văn Đồng 
Câu 4: Tổ chức xã hội đầu tiên của Người nguyên thuỷ trên đất nước ta là :
 A.Nhà nước B. Chế độ thị tộc mẫu hệ C.Chế độ phụ hệ D.Bầy người nguyên thuỷ
Câu 5: Kim loại được dùng đầu tiên của người Phùng Nguyên-Hoa Lộc là:
 A. Sắt B. Kẽm C.Đồng D.Chì
Câu 6:Hãy cặp đôi tên nước tương ứng với các thành tựu văn hoá cổ đại dưới đây:
 A. TÊN NƯỚC B. THÀNH TỰU VĂN HOÁ Chọn A-B
1. Hi lạp a.Kim Tự Tháp 1- 
2. Rô Ma b. Vườn Treo Ba-bi-lon 2-
3. Ai Cập c. Đấu trường Cô- li- dê 3-
4.Lưỡng Hà d.Tượng lực sĩ ném đĩa 4-
5.Trung Quốc
 Câu 7 : Cơ sở để người xưa tính thời gian làm ra lịch âm :
A.Dựa vào chu kì Mặt Trời quay quanh Trái Đất B.Dựa vào chu kì Mặt Trời quay quanh Mặt Trăng
C.Dựa vào chu kì Trái Đất quay quanh Mặt Trời D.Dựa vào chu kì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
Câu 8 : Kinh tế chủ yếu của cư dân Phương Đông thời cổ đại là:
A. Công nghiệp B. Nông nghiệp C. Thương nghiệp D Thủ công nghiệp 
Câu 9 : Cuộc khởi nghĩa của người Ai Cập năm 1750 TCN cách ngày nay bao nhiêu năm :
A . 3258 B . 3528 C . 3758 D . 3875
Câu 10 : Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây :
A . Nông nghiệp B Thủ công nghiệp C . Thương nghiệp D .Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Câu 11 : Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là :
Á . Thợ thủ công B . Nông dân C . Thương nhân D . Nô tỳ
Câu12 : Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời khoảng :
A . Đầu thiên niên kỷ I TCN B . Đầu thiên niên kỷ II TCN
C . Đầu thiên niên kỷ III TCN D . Đầu thiên niên kỷ IV TCN
Câu 13 : 2 giai cấp chủ nô và nô lệ có ở quốc gia nào:
A . Trung Quốc B . Hy Lạp C . Ai Cập D . Lưỡng Hà
Câu 14 : Thuộc luyện kim ra đời dựa trên cơ sở:
A . Làm đồ gốm B. Chế tác đá C . Rèn sắt D . Chế tác công cụ
Câu 15 : Nghề nông trồng lúa ra đời cư dân sẽ :
A . Định cư lâu dài B . Di cư thường xuyên
C . Luôn thay đổi chỗ ở D . Di chuyển theo mùa vụ
Câu 16 : Nước Văn Lang ra đời khoảng:
A . Thế kỷ VI TCN B . Thế Kỷ VII TCN C . Thế kỷ VIII TCN D . Thế kỷ IX TCN
Câu 17 : Kinh đô của nước Văn Lang :
A . Bạch Hạc B . Cổ Loa C . Thăng Long D . Hà Nội
Câu 18 : Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà vì :
A . Nhà Triệu quá mạnh B . Nước Âu Lạc quá yếu
C . Quan,quân Âu Lạc mất cảnh giác D .Vũ khí của nước Âu Lạc kém
Câu 19:Chủ nô và nô lệ là hai giai cấp chính của:
 A-Xã hội chiếm hữu nô lệ B-Xã hội tưu bản chủ nghĩa
 C-Xã hội nguyên thuỷ D-Xã hội phong kiến
Câu 20:Tổ chức xã hội đầu tiên của người tinh khôn:
 A .Thị tộc B. Bầy người C. Công xã thị tộc D. Nhà nước
Câu 21:Hiện vật tiêu biểu cho nền văn hoá của cư dân Văn Lang là:
A. Lưỡi cày đồng B. Vũ khí đồng C. Lưỡi cuốc sắt. D. Trống đồng
Câu 22: Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là:
A. Nô lệ B. Quý tộc C. Nông dân D. Cả 3 tầng lớp trên
Câu 23:Vười treo Ba-bi-lon là công trình kiến trúc của:
A. Lưỡng Hà B. Hi lạp C. Ai cập D. Ấn độ
Câu 24:Người tối cổ sống bằng nguồn lương thực có từ:
A. Săn bắt, hái lượm B. Trồng trọt, chăn nuôi C. Đánh bắt cá D. Săn bắn, hái lượm
Câu25: “Những công cụ biết nói”là cách gọi để chỉ tầng lớp:
A-Quý tộc B-Nông dân C-Chủ nô D-Nô lệ 
Câu26: Chữ cái a,b,c là thành tựu văn hoá của:
A-Hi lạp và Rô Ma B-Ai Cập C-Trung Quốc D-Ấn Độ
Câu27 : Kỳ quan của thế giới tại Lưỡng Hà là:
A-Kim tự Tháp B-Vườn treo Ba- Bi-Lon C-Đấu trường Cô-Li-Dê D-Đền Pác-Tê-Nông
Câu28 : Tổ chức xã hội đầu tiên của người tinh khôn là:
A- Thị tộc B-Bầy người C-Công xã thị tộc D-Nhà nước
Câu29 : Tổ chức xã hội đầu tiên của người tinh khôn là:
A- Nhà nước B- Thị tộc C- Công xã thị tộc D- Bầy người
Câu 30: Người tối cổ xuất hiện vào khoảng:
A- 3-4 triệu năm B- 4-5 triệu năm C- 4 vạn năm D- 2-3 vạn năm
Câu 31: Con người có thể định cư lâu dài ở những đồng bằng ven các sông lớn là do:
A- Biết trồng trọt và chăn nuôi B- Nghề luyện kim ra đời
C- Nghề làm đồ gốm ra đời D- Nghề nông trồng lúa nước ra đời
Câu 32: Trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hoá Đông Sơn được biểu hiện qua:
A- Đồ đồng gần như thay thế đồ đá B- Công cụ bằng đá sắc bắn, nhiều hình loại
C- Đồ gốm phát triển với nhiều hoa văn D-Cả 3 ý trên
Câu 34: Vị Vua đầu tiên của nước Văn lang:
An Dương Vương B- Ngô Vương C- Hùng Vương D- Hùng Vương thứ 18
Câu 35: Nét riêng biệt và đặc sắc trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
A- Ăn cơm, rau, cá B- làm bánh chưng bánh giầy
C- Đàn ông đóng khố, đàn bà mặt váy D- Ở nhà sàn
Câu 36: Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là :
 A.Phải có tinh thần đoàn kết B.Phải có vũ khí tốt
 C.Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù D. Chỉ có A và C là đúng .
 Câu 37: Văn miếu Quốc tử giám thuộc loại tư liệu nào:
 A-Tư liệu truyền miệng B-Tư liệu hiện vật C-Tư liệu chữ viết D-Cả a và b
Câu 38 :Trước hoạ xâm lược người Tây âu và Lạc việt họp lại để tự vệ bằng cách: 
A- Kháng chiến lâu dài đánh du kích B- Đánh nhanh thắng nhanh 
C- Tạm hoà với giặc D- Cả ba đều sai 
Câu39 : Điểm mới trong việc chế tác công cụ thời Hoà Bình- Bắc Sơn -Hạ Longlà gì ?
A- Kĩ thuật mài đá B- Thuật luyện kim C-Kĩ thuật cưa đá D- Làm đồ gốm
Câu40:Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp :
 Cột A Cột B Nối đôi
1-Thời Phùng Nguyên –Hoa Lộc a-Đồ đồng gần như thay thế đồ sắt 1.......
2-Thời văn hoá Đông Sơn b-Bị Triệu Đà xâm lược 2........
3-Thời Văn Lang c-Phát minh ra thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước
3........
4-Thời Âu Lạc d-Chưa có quân đội khi có giặc mới 
huy động toàn dân
4.........
II-T Ự LUẬN : 
Câu 1: Lịch sử là gì ?Học lịch sử giúp ta hiểu biết những gì?
Câu 2: Người xưa tính thời gian như thế nào? Âm lịch là gì? Dương lịch là gì?
Câu 3: So sánh giữa Người tinh khôn với Người tối cổ có những điểm gì khác nhau?
Câu 4: Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã ?
Câu 5: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu,vào thời gian nào?Kể tên tầng lớp ?
Câu 6:Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở đâu,vào thời gian nào? Kể tên tầng lớp ? 
Câu 7: Nêu những thành tựu văn hóa thời cổ đại ?Em có nhận xét gì về thành tựu đó .
Câu 8: Những điểm mới về đời sống vật chất và xã hội của người Nguyên thủy thời Hòa Bình-Bắc 
Sơn-Hạ Long 
Câu 9: Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ? Ý nghĩa của nó?
Câu 10: Nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào? Dấu tích nào cho ta biết nghề nông 
ra đời rất sớm ở nước ta?
Câu 11: Những thay đổi về mặt xã hội của cư dân Lạc Việt lúc bấy giờ ? Vì sao người đàn ông lúc này 
đóng vai trò chính của gia đình ?
Câu 12: Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang ? Thời gian thành lập ?
Câu 13: Hãy trình bày cách tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang (Có thể vẽ bằng sơ đồ) ? Tại sao nói 
nhà nước Văn Lang là nhà nước còn đơn giản ?
Câu 14: Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang ? Hãy nêu nét đặc 
trưng về văn hóa về phong tục ,tập quán , tín ngưỡng của cư dân Việt cổ ?
Câu 15: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào ?Kết quả ?
Câu 16: Nước Âu Lạc thành lập trong hoàn cảnh nào ? Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc .
Câu 17: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh như thế nào? Bài học rút ra từ sự thất bại của An 
Dương Vương?
Câu 18: Thời Văn Lang- Âu Lạc đã để lại cho chúng ta những gì ?
Câu 19: Mô tả thành Cổ Loa ? Nhận xét về công trình này ?

File đính kèm:

  • docde cuong lich su 6.doc
Đề thi liên quan