Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 7 cuối kì II

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 2817 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 7 cuối kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 7 cuối kì II
*****
1/ Nêu tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê sơ và các thành tựu văn học, khoa học và nghệ thuật thời Lê sơ. Vì sao nói văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng?
Dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long. Ở đạo, phủ có trường công, mở khoa thi để tuyển chọn quan lại.
Đạo Nho chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế (nội dung học tập và thi cử đều là sách của đạo Nho).
Thời Lê sơ (1428 – 1527) tổ chức 26 khoa thi tiến sĩ, riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ.
	* Văn học, khoa học và nghệ thuật:	
Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng.
Nội dung: có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng, tinh thần bất khất dân tộc.
Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, 
Địa lý: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ, 
Y học: Bản thảo thực vật toát yếu, 
Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán học, 
Nghệ thuật sân khấu: ca hát, nhảy múa,  đều phát triển nhất là chèo, tuồng.
Nghệ thuật kiến trúc: điêu khắc có phong cách đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
* Vì sao nói văn học 
chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng?
Chữ Hán được sử dụng trong thi cử, học tập, nội dung tài liệu giáo dục.
Chữ Nôm được đa số nhân dân sử dụng hằng ngày
2/ Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của trận Quang Trung đại phá quân Thanh. Tại sao Quang Trung lại chọn Tết Kỉ Dậu để đánh giặc?
* Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của trận Quang Trung đại phá quân Thanh:
	a) Nguyên nhân: Do Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Đến cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.
	b) Diễn biến
Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến ra Bắc.
Trên đường đi đến Nghệ An, Thanh Hoá; Quang Trung đều tuyển thêm quân.
Quang Trung chia làm 5 đạo.
Đêm mồng 30 tết Âm lịch, quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu. Đêm mồng 3 tết hạ đồn Hà Hồi. Mờ sáng mồng 5 tết, ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh Chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa. Tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng nghĩa quân Tây Sơn tiến vầ Thăng Long.
c) Kết quả: Trong vòng 5 ngày, nghĩa quân Tây Sơn đã quết sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi nước ta.
* Tại sao Quang Trung lại chọn Tết Kỉ Dậu để đánh giặc?
Tết của Trung Quốc trùng Tết Nguyên Đán nước ta. Vào dịp Tết, giặc phòng bị lỏng lẻo nên nghĩa quân Tây Sơn chủ động tấn công tiêu diệt giặc.
Quân Thanh vừa sang nước ta chưa thông thuộc địa hình.
3/ Trình bày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
Nguyên nhân: Nguyễn Ánh sang cầu cứu vua Xiêm.
Diễn biến:
+ Năm 1784, hơn 5 vạn quân Xiêm theo 2 đường thuỷ, bộ đã kéo vào đánh chiếm miền tây Gia Định và gây nhiều tội ác đối với nhân dân.
+ Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định, chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm mai phục.
+ Ngày 29/1/1785, ta nhử giặc lọt vào trận địa mai phục, thuỷ binh ta xông thẳng vào đội hình của giặc.
Kết quả: quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, Nguyễn Ánh chạy thoát.
Ý nghĩa: đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm, thể hiện sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn.
4/ Nêu ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
a) Ý nghĩa lịch sử:
Lật đổ tập đoàn phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê, thống nhất đất nước.
Đánh tan quân xâm lược Xiêm – Thanh, bảo vệ nền độ lập lãnh thổ của tổ quốc.
b) Nguyên nhân thắng lợi:
Nhờ có ý chí đấu tranh chóng áp bức bóc lột , tinh thần yêu nước đoàn kết và sự hy sinh cao cả của nhân dân .
Sự lãnh đạo tài tình , sáng suốt của Quang trung và bộ chỉ huy nghĩa quân . Quang Trung là vị anh hùng dân tộc vĩ đại . 
5/ Công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc của Quang Trung như thế nào? Chiếu lập học thể hiện hoài bão gì?
* Cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc của Quang Trung:
a) Nông nghiệp: 
Ban “Chiếu khuyến nông”: giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và tình trạng lưu vong.
Bãi bỏ và giảm nhiều thứ thuế.
b) Công thương nghiệp:
Giảm nhiếu thứ thuế.
Mở cửa ải, thông tắc chợ, nhờ đó mà công thương nghiệp được phục hồi nhanh chóng. 
c) Văn hoá, giáo dục:
Ban “chiếu lập học”: các huyện xã được nhà nước khuyến khích mở trường học . 
Đề cao chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. 
Lập Viện Sùng chính. 
Kinh tế được phục hồi nhanh chóng, xã hội ổn định. 
* Chiếu lập học thể hiện hoài bão gì?
Coi trọng giáo dục.
Mong muống đào tạo nhiều nhân tài.
Thể hiện tinh thần dân tộc, có chữ viết riêng không lệ thuộc chữ viết nước ngoài.
6/ Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền:
Tháng 6/1801, Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân.
Giữa 1802, tiến ra Bắc Hà thu phục Thăng Long.
Cuối 1802, Nguyễn Ánh đặc niên hiệu Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân.
Năm 1806 lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Nguyễn.
Năm 1815, ban hành luật Gia Long (Hoàng triều luật lệ).
Năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
Quân đội được củng cố gồm nhiều binh chủng có hệ thống trạm ngựa kéo dài từ Nam Quang đến Cà Mau.
Đối ngoại: thuần phục nhà Thanh nhưng khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây.
7/ Luật pháp thời Lê sơ có những điểm gì giống và khác luật pháp thời Lý – Trần?
* Giống nhau:
Bảo vệ vua và giai cấp thống trị.
Bảo vệ sản xuất nông nghiệp (cấm mổ trâu bò).
* Khác nhau: Luật pháp thời Lê sơ tiến bộ hơn:
Nâng cao quyền lợi của vua và giai cấp thống trị; bảo vệ quyền lợi của quốc gia và một số quyền lợi của phụ nữ.
Khuyến khích phát triển kinh tế.
Giữ gìn truyền thống của dân tộc.
8/ Đặc điểm nền kinh tế ta dưới triều Nguyễn? Tại sao thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm?
	* Đặc điểm nền kinh tế ta dưới triều Nguyễn:
a) Nông nghiệp:
Chú trọng khai hoang, lập đồn điền.
Diện tích đất trồng tăng nhưng địa chủ, cường hào lộng hành, thanh nhũng phổ biến nên thiên tai thường xuyên nhân dân đói khổ, phiêu tán.
b) Công thương nghiệp:
Có nhiều xưởng thủ công của nhà nước, tập trung nhiều thợ giỏi.
Có nhiều làng thủ công nổi tiếng nhưng thuế nặng nên phần nào bị kìm hãm.
Buôn bán trong nước phát triển, xuất hiện nhiều thị tứ (Hội An, Mĩ Tho,)
Ngoại thương: hạn chế với phương Tây, buôn bán nhiều với các nước Châu Á.
* Tại sao thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm?
Thuế sản phẩm nặng.
Hoạt động khai thác khoáng sản còn thất thường.
Hoạt động thủ công nghiệp còn phân tán.
9/ Nêu sự phát triển rực rỡ của văn học nước ta cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX? Vì sao văn học nước ta lại phát triển rực rỡ trong giai đoạn này?
* Nêu sự phát triển rực rỡ của văn học nước ta cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX:
Về sử học: thời Tây Sơn có Đại Việt sử kí tiền biên; thời Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,
Nổi bậc nhất là Lê Quý Đôn – nhà bác học lớn nhất thế kỉ XVIII với các tác phẩm nổi tiếng: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục
Về y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãng Ông) nghiên cứu về các loại cây quý hiếm ở Việt Nam.
* Vì sao văn học nước ta lại phát triển rực rỡ trong giai đoạn này?

File đính kèm:

  • docsu ne.doc
Đề thi liên quan