Đề cương ôn tập lý thuyết môn vật lý năm học 2007-2008

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập lý thuyết môn vật lý năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần đình cảnh-0351.264.042/ 0979.803 .125 / Thcs Đồng Du
đề cương ôn tập lý thuyết môn Vật lý
 năm Học 2007-2008

Câu 1: Nêu sự phụ thuộc của Cđdđ vào HĐT:
Trả lời: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
* Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của Cđ d đ vào HĐT: là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ ( Hình vẽ) .I(A)




 O
Câu 2: Định luật Ôm: U(V)
 Trả lời: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây.
	Biểu thức : I = U / R
Trong đó: I là Cđ d đ , đơn vị ampe(A); U là HĐT , đơn vị là Vôn (V); R là điện trở của dây dẫn, đơn vị Ôm ()
Câu 3: Điền vào chỗ trống từ và cụm từ thích hợp trong các câu sau:
a/Muốn đo .............Giữa hai đầu đoạn mạch ta phải dùng ..... ...mắc vào ..........đầu đoạn mạch.
b/ Muốn xác định điện trở của đoạn mạch ta cần có hai dụng cụ là...............và ................. riêng Ampekế phải mắc ....................với đoạn mạch.
c/ Theo định luật ôm, nếu U tăng bao nhiêu lần thì I cũng ................. bấy nhiêu lần . Do đó từ công thức R= U/I ta suy ra R là đại lượng ..............
Câu4: Điền vào chỗ trống từ và cụm từ thích hợp trong các câu sau:
Cường độ dòng điện trong dây dẫn ................thuận với...........giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ............với ....................của dây dẫn.
Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào ..............của dây dẫn và.............. của dây dẫn mà không phụ thuộc vào..............giữa hai đầu dây
Câu5: Đo Cường độ dòng điện bằng Am pekế:
Để đo Cường độ dòng điện người ta dùng một dụng cụ đo điện gọi là Ampekế.Trên mặt ampekế có ghi chữ A.
Quy tắc dùng Ampekế:
- Chọn Ampekế có GHĐ phù hợp với giá trị Cường độ dòng điện cần đo
- Mắc Ampekế nối tiếp với vật dẫn cần đo.
- Mắc Ampekế trong mạch sao cho dòng điện đi vào núm (+) và đi ra núm	 (-) của Ampekế.
Câu6: Đo HĐT bằng Vôn kế:
Để đo Hđt giữa hai cực của nguồn điện hoặc giữa hai đầu của đoạn mạch người ta dùng một dụng cụ đo điện gọi là Vôn kế
Quy tắc dùng Vôn kế:
- Chọn Vônkế có GHĐ phù hợp với giá trị cần đo
- Mắc Vônkế song song với vật dẫn cần đo
- Mắc Vônkế trong mạch sao cho dòng điện đi vào núm (+) và đi ra núm (-) của Vôn kế.
Câu 6: Biến trở là gì? Có mấy loại biến trở?
Trả lời: 	Biến trở là điện trở có thể thay đổi được trị số và có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
Thực chất của biến trở là một dây dẫn làm bằng chất có điện trở suất lớn được mắc nối tiếp với mạch điện qua hai điểm tiếp xúc có thể di chuyển được trên dây.
	Trong đời sống và kĩ thuật người ta thường sử dụng biến trở có con chạy biến trở có tay quay và biến trở than.Mỗi biến trở đều có ghi giá trị địên trở lớn nhất của nó và cường độ dòng điện lớn nhất được phép qua nó.
Câu7: Công suất định mức của dụng cụ điện:
 Trả lời: Số oát (W) ghi trên một dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi hoạt động bình thường.
Câu 8: Trên nhãn của một động cơ điện ghi ( 380V-3kW). Nêu ý nghĩa của các con số:
Trả lời: Nếu đặt động cơ vào một HĐT 380V ( còn gọi là Hđt định mức của động cơ) thì động cơ sản ra một công suất điện là 3kW.
Câu9: Định luật Jun - Lenxơ:
Trả lời: 	Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
	Công thức : 
Mối liên hệ giữa đơn vị Jun(J) và đơn vị Calo (cal)
	1Jun = 0,24 calo, 1calo = 4,18Jun.

Câu 10: An toàn và tiết kiệm điện
Trả lời: * An toàn điện:
Cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, nhất là với mạng điện dân dụng vì mạng điện này có hiệu điện thế 220V và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
* Tiết kiệm điện:
- Cần lựa chọn sử dụng các thiết bị và dụng cụ có công suất phù hợp và chỉ sử dụng trong thời gian cần thiết.
- Điện năng sản xuất ra cần được sử dụng ngay vì không thể chứa điện năng vào kho để dự trữ.Vào ban đêm lượng điện năng sử dụng nhỏ nhưng các nhà máy điện vẫn phải hoạt động do đó sử dụng điện vào ban đêm cũng là một biện pháp tốt để tiết kiệm điện năng.
Câu 11: Từ công thức A = P.t hãy nêu hai biện pháp kĩ thuật để tiết kiệm điện năng.
Trả lời: * Từ công thức A = P.t ta thấy điện năng A tỉ lệ thuận với công suất P và với thời gian sử dụng t
	- Biện pháp 1: Cần phải lựa chọn , sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lí đối với nhu cầu sử dụng.
	-Biện pháp2: Không nên sử dụng các dụng cụ hay thiết bị trong những lúc không cần thiết vì như như thế thời gian sử dụng điện sẽ nhiều, điện năng tiêu thụ càng lớn.
Câu 12: Trên các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến truyền hình, người ta khuyến các rằng cần hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng điện năng trong những giờ cao điểm.Tại sao phải làm như vậy?
Trả lời: 	*Lí do chính của việc hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng điện năng trong những giờ cao điểm là lượng điện năng sản suất hiện nay chưa đủ để cung cấp cho nhu cầu sử dụng điện, nếu sử dụng đồng loạt vào giờ cao điểm dễ gây hiện tượng quá tải làm hư hỏng đường dây và các thiết bị điện.
Câu 13: Tại sao không được tự mình tiếp xúc với mạng điện gia đình?
Trả lời: 	* Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện gia đình ,vì thông thường mạng điện gia đình có hiệu điện thế 220V. Với hiệu điện thế này nếu sơ ý chạm vào dây dẫn không có vỏ cách điện thì rất nguy hiểm tới tính mạng.

Câu 14:Tại sao đối với các thiết bị điện có vỏ bằng kim loại , người ta thường nối vỏ của thiết bị với đất bằng dây dẫn?
Trả lời: 	*Nối vỏ kim loại của thiết bị với đất bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn vì nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện này là rất nhỏ và không gây nguy hiểm cho tính mạng của người sử dụng.

 Câu 15: Một học sinh cho rằng , khi nhà máy điện đang hoạt động thì muốn dùng bao nhiêu điện cũng được, không cần phải tiết kiệm vì không thể ''cất giữ ' điện được.Theo em , quan niệm như vậy có đúng không? Tại sao?
Trả lời: 	* Quan niệm như vậy là không đúng vì:
 Mỗi nhà máy điện có một công suất nhất định , trong khi nhu cầu sử dụng điện năng hiện nay là rất lớn, mỗi người, mỗi nhà, mỗi cơ quan , xí nghiệp cần phải có ý thức tiết kiệm điện năng.

Câu 16: Có 4 bóng đèn loại: 220V-100W; 220V- 45W; 220V - 25W;220V-75W
 Em sẽ chọn bóng nào để lắp vào chiếc bàn mà em dùng để học tập? Tại sao?
Trả lời: 	* Chọn bóng loại 220V-45W . Loại bóng này cung cấp ánh sáng vừa đủ cho việc học tập, công suất vừa phải.

Câu17: Tại sao phải truyền tải điện năng đi xa?Biện pháp khắc phục và biện pháp hạn chế sự hao phí trên đường dây tải điện?
Trả lời: Muốn đưa dòng điện từ nguồn đến nơi tiêu thụ phải dùng dây dẫn để truyền tải điện . trên đường dây tải luôn gây ra tác dụng nhiệt làm nóng dây , do đó một phần năng lượng truyền tải điện bị hao phí vô ích. Đường dây càng xa thì sự hao phí càng lớn nên người ta phải tìm cách làm giảm sự hao phí đó.
Cách thứ nhất: giảm điện trở R.
Theo công thức muốn giảm R thì phải giảm chiều dài l và tăng tiết diện S.Vì khoảng cách từ nơi phát điện ( nhà máy điện)đến nơi tiêu thụ điện là xác định nên không thể giảm chiều dài dây dẫn.Muốn tăng tiết diện S tức là phải làn dây dẫn có tiết diện lớn ,việc làm này dẫn đến rất tốn kém lượng kim loại màu, đắt tiền , phải có hệ thống cột điện lớn .Phương án này không có tính thực tiễn.
Cách thứ 2: tăng hiệu điện thế U ở hai đầu đường dây tải điện
Từ công thức ta thấy nếu tăng U lên n lần thì công suất hao phí sẽ giảm đi lần .Cấch làm này đòi hỏi chúng ta phải chế tạo ra máy để tăng hiệu điện thế .Đây là phương án được sử dụng hiện nay.
Cách thứ 3:Vừa giảm điện trở R vừa tăng Hiệu điện thế U.Phương án này cũng liên quan đến việc giảm R nên không có tính thực tiễn.
Vậy phương án 2 là tốt nhất.
Câu18:Muốn bảo quản tốt từ tính của nam châm thẳng đặt trong tủ của phòng thí nghiệm , nên đặt nó như thế nào?
Trả lời: Cho cả hai cực của nam châm hút một miếng sắt lớn hoặc lấy một miếng sắt hình chữ U , rồi cho nam châm hút hai đầu chũ U
Câu19: Một dây điện ngầm chôn dưới đất, dây điện ngầm có làm lệch KNC trên mặt đất không?
Trả lời: Có vì đất có độ thẩm gần như không khí

Câu 20: Người ta dùng la bàn để xác định phương hướng.Hãy nêu cấu tạo của la bàn và cho biết bộ phận chính nào của la bàn có tác dụng chỉ hướng? Giải thích?
Trả lời: 	* Cấu tạo của la bàn gồm: Một cái hộp bên trong có một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục đặt giữa tâm của kim nam châm.
	*Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm vì tại mọi vị trí trên trái đất kim nam châm luôn định hướng Nam -Bắc ( Trừ hai địa cực)
 
Câu 21: Tác dụng từ của dòng điện- Từ trừơng Từ phổ- Đường sức từ:
Trả lời: 	*Tác dụng từ của dòng điện:
 Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều tác dụng lực lên kim nam châm đặt trong nó ( gọi là lực từ).Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
	*Từ Trường:
Không gian xung quanh nam châm , xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.Ta nói không gian đó có từ trường.
	*Từ phổ:
Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm bìa trong từ trường rồi gõ nhẹ cho các mạt sắt tự sắp xếp trên tấm bìa.
	* Đường sức từ:
Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường. Các đường sức từ có chiều xác định.

Câu22: Trên bàn thí nghiệm có một hộp kín, bên trong có một mạch điện kín. Làm thế nào để phát hiện trong mạch điện có dòng điện chạy qua hay không?Bằng kiến thức về từ học, hãy nêu một phương án để kiểm tra.
Trả lời: 	* Có thể dùng nam châm thử , cách làm như sau:
 Đưa KNC lại gần chiếc hộp, nếu KNC bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam ( hướng ban đầu của KNC )thì trong mạch điện có dòng điện chạy qua.

Câu23:Muốn thử một viên pin để lâu ngày, nhưng không có bóng đèn pin để thử.Trong tay em chỉ có một đoạn dây dẫn và một Kim Nam Châm .Hãy nêu một phương án để kiểm tra xem viên pin có còn sử dụng được không?
Trả lời: 	* Đặt Kim Nam Châm đặt tự do trên trục lại gần , chờ cho KNC cân bằng, ban đều KNC định hướng Bắc - Nam. Nói dây dẫn với hai cực của pin , sau đó đưa lại gần KNC , nếu KNC lệch khỏi hướng Bắc - Nam ban đầu thì trong dây dẫn có dòng điện , tức là Pin còn sử dụng được ( còn điện)

Câu 24: Khi đi biển, vì không có la bàn nên một người đã dùng một thanh nam châm và một tấm xốp mỏng . Hỏi người đó đã làm như thế nào đển có thể xác định được phương hướng ?
Trả lời: 	* Đặt Thanh Nam Châm lên tấm xốp rồi thả nhẹ để chúng nổi trên mặt nước( dùng nước trong chậu để mặt nước yên tĩnh) sau một thời gian ngắn nam châm sẽ định hướng Bắc - Nam.Cực Bắc của nam châm chỉ gần đúng cực Bắc địa lí.Hệ thống trên tương tự như một chiếc la bàn.

Câu 25: Quy tắc nắm bàn tay phải:
Trả lời: Nắm ống dây bằng bàn tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong ống dây.

Câu 26: Nam châm điện 
Trả lời: 	* Nam châm điện: Khi có dòng điện chạy qua ống dây có lõi sắt, lõi sắt trở thành một nam châm.
	* Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện qua ống dây hoặc tăng số vòng dây của ống dây.
	*Một số ứng dụng của nam châm.
Nam châm điện và nam châm vĩnh cửu được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và kĩ thuật:loa điện, rơle điện từ, chuông báo động ,máy phát điện , điện thoại, la bàn,các loại máy điện báo, các thiết bị ghi âm băng từ...

Câu27: Tại sao trên thực tế, trong nhiều thiết bị điện người ta thường dùng NC điện hơn.
Trả lời: 	* Trên thực tế, trong nhiều thiết bị điện người ta thường dùng NC điện hơn vì nam châm điện có nhiều lợi thế mà nam châm vĩnh cửu không có được, đó là:
	- Có thể chế tạo nam cham điện rất mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện chạy qua ống dây.
	- Chỉ cần ngắt điện đi qua ống dây là nam châm điện mất hết từ tính.
	- Có thể thay đổi tên các từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây.
Câu 28: Những yếu tố nào quyết định đến sự mạnh ,yếu của nam châm điện?
Trả lời: Có 3 yếu tố quyết định đến sự mạnh hay yếu của nam châm điện , đó là : Số vòng dây, cường độ dòng điện chạy qua nam châm điện và loại lõi ( làm bằng kim loại gì) bên trong ống dây của nam châm điện.
Câu 29: Chiều của lực từ .Quy tắc bàn tay trái:
Trả lời: 	* Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đướng sức từ.
	*Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90 độ chỉ chiều của lực điện từ.
Câu 30: Cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều
Trả lời: 	* Các bộ phận chính: có 2 bộ phận chính là :
	- Nam châm tạo ra từ trường(bộ phận đứng yên)- còn gọi là stato 
	- Khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua ( bộ phận quay) còn gọi là rôto. 
Ngoài ra để khung dây có thể quay liên tục còn phải có bộ góp điện
	*Hoạt động: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
Câu 31: Cấu tạo của động cơ điện một chiều trong kĩ thuật:
Nêu sự giống và khác nhau giữa động cơ điện một chiều và máy phát điện một chiều?
Trả lời: 2 bộ phận chính:
	- Nam châm điện : Bộ phận đứng yên ,tạo ra từ trường
	- Cuộn dây: Bộ phận quay gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.
* Động cơ điện một chiều : Biến điện năng thành cơ năng.
* Máy phát điện một chiều : Biến cơ năng thành điện năng.
Câu 32 a)Hãy nêu một số ứng dụng của động cơ điện trong đời sống và trong kĩ thuật.
b)Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn , người ta luôn dùng nam châm điện mà không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường.
Trả lời: 	a/ Trong đời sống , các động cơ điện ở gia đình thường dùng là các động cơ điện xoay chiều: Qụat điện , máy bơm nước , máy xay sinh tố...
Các động cơ điện một chiều thường được dùng trong các đồ chơi trẻ em như ô tô chạy bằng pin...
Trong ki thuật, động cơ điện thường được dùng trong các máy khoan, máy bào, máy tiện ...
	b/ Khi chế tạo động cơ có công suất lớn , người ta luôn dùng nam cham điện mà không dùng nam cham vĩnh cửu để tạo ra từ trường là vì động cơ điện có công suất lớn cần phải có từ trường mạnh.Nếu dùng nam cham vĩnh cửu thì không thể tạo ra từ trường mạnh, trong khi dó nam cham điện có thể tạo ra từ trường rất mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây.
Câu33: Vì sao có thể gọi chung máy phát điện một chiều và động cơ điện một chiều là máy điện một chiều?
Máy phát điện một chiều và động cơ điện một chiều có cấu tạo giống hệt nhau, nên gọi chung là máy điện một chiều.
Khi làm quay khung dây , ta được dòng điện một chiều ở mạch ngoài , nó trở thành máy phát điện.
Khi cho dòng điện một chiều chạy qua máy, khung dây sẽ quay, nó trở thành Động cơ điện
Câu34: Động cơ điện một chiều có những ưu điểm gì so với động cơ nhiệt?
 ứng dụng của động cơ điện.
Động cơ điện một chiều có nhiều ưu điểm hơn động cơ nhiệt
- Động cơ điện không thải ra các chất khí bay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh như động cơ nhiệt.
- Có thể chế tạo các động cơ điện với bất cứ công suất nào.
- Hiệu suất của động cơ điện rất cao, có thể đạt tới 98%

Câu 35:a/ Hiện tượng cảm ứng điện từ:
Trả lời: 	Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín. Dòng điện tạo ra theo cách đó gọi là dòng điện cảm ứng.
Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
	b/ Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng:
Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
Tổng quát: Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi thoản mãn điều kiện sau:
	- Khi mạch điện kín hay một phần mạch điện kín chuyển động trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ.
	- Khi mạch điện kín không chuyển động trong từ trường nhưng từ trường xuyên qua mạch điện đó là từ trờng biến đổi theo thời gian.
Câu 36: Dòng điện xoay chiều:
Trả lời: Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
	*Cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
Câu 37: Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều:
Trả lời: Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là Nam châm tạo ra từ trường và cuộn dây.Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại gọi là rôto.ở việt nam các máy phát điện lớn trong lưới điện quốc gia đều có tần số là 50Hz.
Câu38: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
 Trả lời: Giống như dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều cũng có các tác dụng nhiệt, tác dụng quang , tác dụng từ.Một điểm khác với dòng điện một chiều là đối với dòng điện xoay chiều, khi dòng điện đổi chiều thì lực từ tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
	* Đo cường độ dòng điện và HĐT của mạch điện xoay chiều
 Để đo cường độ dòng điện và HĐT của mạch điện xoay chiều người ta dùng Ampe kế và Vôn kế.
Đặc điểm:
- Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt phích cắm vào ổ lấy điện.
- Giá trị đo được chỉ giá trị hiệu dụng của Cường độ dòng điện và Hđt xoay chiều.
Câu39: Hãy nêu một số thí dụ chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang và tác dụng từ.
 Trả lời: *VD:
- Tác dụng nhiệt và tác dụng quang: Bóng đèn sáng khi bật điện trong gia đình.
- Tác dụng từ: Cho dòng điện xoay chiều đi qua một nam châm điện thì nam châm điện có thể hút được các vật bằng sắt.
Câu 40:Trong phép đo Cường độ dòng điện và HĐT của dòng một chiều và dòng xoay chiều băng Vôn kế và Ampekế có đặc điểm gì khác nhau.
Trả lời: 	 Khác thứ nhất: Ampekế và vôn kế đo dòng một chiều có quy định các núm (+) và (-), còn Ampekế và vôn kế đo dòng xoay chiều có kí hiệu dấu '' .
	Điểm khác thứ 2:
 Khi đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của dòng một chiều phải mắc đúng cực còn khi đo dòng xoay chiều không cần chú ý đến cực dương hay âm nhưng kết quả đo vẫn không thay đổi.


Câu 41: Hao phí điện năng trên đường dây tải điện
- Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng toả nhiệt trên đường dây.
- Công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây dẫn.
 
Câu42: Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế.
*Khái niệm: Máy biến thế là thiết bị dùng để tăng hoặc giảm HĐT của dòng điện xoay chiều.
*Cấu tạo: Các bộ phận chính của một máy biến thế , gồm có:
- Hai cuộn dâycó số vòng khách nhau, đặt cách điện với nhau
- Một lõi sắt hay thép có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.
*Nguyên tắc hoạt động:
-Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều. 
Gọi là HĐT và số vòng dây của cuộn sơ cấp, là số vòng dây và HĐT ở hai đầu cuộn thứ cấp.
Ta có: 
* Vai trò của máy biến thế trong truyền tải điện năng đi xa.
Để giảm hao phí trên đường dây tải điện cần có HĐT rất lớn ( hàng trăm nghìn vôn) , nhưng đến nơi sử dụng điện lại chỉ cần HĐT thích hợp (220V) , chính vì vậy máy biến thế có vai trò to lớn trong việc truyền tải điện năng đi xa.
Câu 43: Từ công thức , trong đó P là công suất của nhà máy phát điện không thay đổi.Hãy neu các phương án có thể làm giảm hao phí do toả nhiệt trên đường dây truyền tải điện và nói rõ phương án nào tốt hơn?
Trả lời: Về nguyên tắc, có 3 cách:
- Giữ nguyên hiệu điện thế U, giảm điện trở R.
- Giữ nguyên điện trở R, tăng hiệu điện thế U.
-Vừa giảm điện trở R vừa tăng Hiệu điện thế U.
Phân tích:
Cách thứ nhất: giảm điện trở R.
Theo công thức muốn giảm R thì phải giảm chiều dài l Và tăng tiết diện S.Vì khoảng cách từ nơi phát điện ( nhà máy điện)đến nơi tiêu thụ điện là xác định nên không thể giảm chiều dài dây dẫn.Muốn tăng tiết diện S tức là phải làn dây dẫn có tiết diện lớn ,việc làm này dẫn đến rất tốn kém lượng kim loại màu, đắt tiền , phải có hệ thống cột điện lớn .Phương án này không có tính thực tiễn.
Cách thứ 2: tăng hiệu điện thế U ở hai đầu đường dây tải điện
Từ công thức ta thấy nếu tăng U lên n lần thì công suất hao phí sẽ giảm đi lần .Cấch làm này đòi hỏi chúng ta phải chế tạo ra máy để tăng hiệu điện thế .Đây là phương án được sử dụng hiện nay.
Cách thứ 3:Vừa giảm điện trở R vừa tăng Hiệu điện thế U.phương án này cũng liên quan đến việc giảm R nên không có tính thực tiễn.
Vậy phương án 2 là tốt nhất.
Câu44:Hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ ánh sáng khác nhau ở những điểm cơ bản nào?
Trả lời: *Điểm khác nhau cơ bản là trong hiện tượng phản xạ ánh sáng , tia tới gặp bề mặt nhẵn hoặc gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị hắt trở lại môi trường cũ, độ lớn góc phản xạ bằng góc tới. Còn trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng : tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi truờng trong suốt bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.Độ lớn góc phản xạ và góc tới nói chung là khác nhau.
Câu 45: Cách nhận biết một TKHT - Đặc điểm của TKHT – Cách xác định tiêu điểm:
Trả lời: 
Ta có thể nhận biết một TKHT bằng hai cách sau đây:
 - Cách 1: Sờ vào thấu kính nếu phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa thì đó là TKHT
 -Cách2: Hướng thấu kính về phía Mặt trời và đặt một tờ giấy ở phía bên kia của thấu kính. Di chuyển tờ giấy đến một vị trí thích hợp ta sẽ hứng được một vệt sáng nhỏ có thể làm cháy giấy.Đó là TKHT
* Vị trí vệt sáng đó là tiêu điểm của TKHT
Đặc điểm của TKHT 
 * TKHT được làm bằng vật liệu trong suốt , được giới hạn bởi hai mặt cầu ( một trong hai mặt có thể là mặt phẳng) Phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa
Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm và tiêu cự.
Câu 46: Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi TKHT
- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật ngược chiều với vật.Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính bằng tiêu cự.
Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
Câu 47: Đặc điểm của TKPK:
Trả lời: TKPK được làm bằng vật liệu trong suốt , được giới hạn bởi hai mặt cầu ( một trong hai mặt có thể là mặt phẳng) Phần rìa ngoài dày hơn phần chính giữa
Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm và tiêu cự.
Câu 48: Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi TKPK:
Trả lời: Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì đều cho ảnh ảo , cùng chiều , nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
Câu 49: Hãy nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản về hình dạng và quá trình tạo ảnh của TKHT và TKPH.
Trả lời: Về hình dạng: TKPH có độ dày phần rìa lớn hơn độ dày phần giữa , TKHT thì ngược lại.
Về quá trình tạo ảnh: Đối với TKHT ,Vật đặt trước thấu kính có thể cho ảnh thật hay ảnh ảo, tuỳ vào vị trí của vật. Trong khi đó , vật thật đặt trước TKPK luôn cho ảnh ảo.
Câu50: Nêu sự Giống và Khác nhau giữ ảnh ảo tạo bởi TKHT và TKPK
Giống: Cùng chiều với vật
Khác: ảnh ảo tạo bởi TKHT lớn hơn vật và xa thấu kính hơn vật
ảnh ảo tạo bởi TKPK nhỏ hơn vật và gần thấu kính hơn vật.
Cách nhận biết nhanh một Thấu kính là TKHT hay TKPH:
 Đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên trang sách .Nếu nhìn qua thấu kính thấy dòng chữ to hơn khi quan sát trực tiếp thì đó là TKHT, còn ngược lại là TKPK. 
Câu51: Hãy chứng minh rằng trong quá trình tạo ảnh của một vật qua TKPK thì độ cao của ảnh bao giờ cũng nhỏ hơn độ cao của vật.( Trả lời trong phần Bài tập)
Câu52: Cấu tạo của máy ảnh
	Trả lời: Máy ảnh là một dụng cụ để thu ảnh của một vật mà ta muốn chụp lên phim.
	Hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buông tối.
Vật kính là một TKHT,trong buồng tối có lắp phim ( đóng vai trò là màn)để thu ảnh của vật trên đó.
	* ảnh của một vật trên phim luôn là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu53: Thấu kính của máy ảnh thuộc loại thấu kính gì? tác dụng của nó? Liên hệ với đèn chiếu.
Trả lời: Thấu kính của Máy ảnh thuộc loại TKHT .TKHT của Máy ảnh có tác dụng thu ảnh thật của một vật trên phim ảnh .ảnh thu được trên phim là ảnh thật, ngược chiều và thường nhỏ hơn vật 
Câu54: Thế nào là Mắt tốt.
Trả lời: Mắt tốt là mắt không có tật , khi điều tiết bình thường ảnh của vật luôn luôn trên màng lưới ( còn gọi là võng mạc), mắt tốt là mắt không đeo kính vẫn nhìn rõ những vật ở xa và ở gần.
Câu55: Tại sao gọi Mắt cận thị là Mắt có tật? Cách khắc phục?
Trả lời: Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết ảnh luôn hiện trước màng lưới ( võng mạc), bình thường không nhìn rõ các vật ở xa nên gọi là mắt có tật. Muốn khắc phục phải đeo kính phân kì để khi nhìn vật ở xa, ảnh của vật rơi đúng võng mạc
Câu56: Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữ con mắt và máy ảnh
Trả lời: Giống nhau:
	- Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh.
	- Phim đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.
Khác nhau:
	-Tiêu cự của vật kính của máy ảnh là cố định, còn tiêu cự của thể thuỷ tinh có thể thay đổ

File đính kèm:

  • docli thuyet li.doc
Đề thi liên quan