Đề cương ôn tập môn công nghệ 6 học kỳ 2

doc9 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn công nghệ 6 học kỳ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 6 HỌC KỲ II
TRẮC NGHIỆM:
1. Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng là:
37o C đến 50o C
50o C đến 80o C
80o C đến 100o C
100o C đến 115o C
2. Số món ăn trong bữa ăn thường ngày là:
a.1 đến 2 món
b.3 đến 4 món
c . 5 đến 6 món
5 món trở lên
3. Các loại thực phẩm sau, thực phẩm nào không cần thiết phải bảo quản lạnh?
	 a. Đậu hạt khô, gạo.
 b. Rau xanh.
	c. Thịt, cá.
	d. Tất cả các thực phẩm trên
4. Sinh tố A có vai trò:
Ngừa bệnh còi xương. c . Ngừa bệnh quáng gà.
Ngừa bệnh thiếu máu. 	 d . Ngừa bệnh động kinh.
5. Khoảng cách giữa các bữa ăn là:
3 đến 5 giờ
4 đến 5 giờ
4 đến 6 giờ
5 đến 6 giờ
6. Sinh tố có thể tan trong chất béo:
Sinh tố A, B, C, K
Sinh tố A, C,D, K
Sinh tố A, D, E, K
Sinh tố A, B, D, C
7. Thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em sẽ bị bệnh:
Suy dinh dưỡng
Béo phì
Tim mạch
Huyết áp
8. Phương pháp nào sau đây là phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt: 
 Nấu, kho
Trộn dầu giấm, muối chua.
 c. Hấp, luộc
 d. Rang, xào.
 9. Các thực phẩm thuộc nhóm thức ăn giàu chất béo:
Thịt heo nạc, cá, ốc, mỡ heo. c. Lạc, vừng, ốc, cá.
Thịt bò, mỡ, bơ, vừng. d. Mỡ heo, bơ, dầu dừa, dầu mè. 
10. Các món ăn được làm chín bằng phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:
Canh rau cải, thịt bò xào, trứng hấp thịt. b.Thịt heo luộc, cá kho, canh riêu cua.
Rau muống luộc, cá rán, thịt heo nướng. d . Bắp cải luộc, cá hấp, ốc kho xả.
11. Cách thay thế thực phẩm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi:
Thịt heo thay bằng cá. c .Lạc thay bằng sắn.
Trứng thay bằng rau. d .Gạo thay bằng mỡ.
12. An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm:
Tươi ngon, không bị khô héo c. Khỏi bị biến chất, ôi thiu.
Khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc d. Khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
13. Có thể làm tăng thu nhập cho gia đình bằng cách nào?
a Giảm mức chi các khoản cần thiết. c Tiết kiệm chi tiêu hàng ngày, làm thêm ngoài giờ.
b.Tiết kiệm chi tiêu hàng ngày. d. Thường xuyên mua vé xổ số để có cơ hội trúng thưởng.
14. Có quá nhiều mỡ trong cơ thể sẽ dẫn đến bệnh gì?
Tiểu đường.
Tim mạch.
Khô mắt.
Hoại huyết.
15. Chất xơ có nhiều trong thực phẩm nào?
Thịt, cá, trứng.
Rau xanh.
Mỡ lợn.
Gạo.
16. Sinh tố C có nhiều trong:
Ngũ cốc.
Kem, sữa.
Bơ, dầu ăn.
Rau quả tươi
17. Chất nào cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết:
Chất đạm.
Chất đường bột.
Chất béo.
Chất khoáng và vitamin.
18. Chất khoáng có nhiều trong thực phẩm nào?
a. Kem, sữa, kẹo.
b. Rau quả tươi.
c. Gạo.
d. Cá, tôm, cua, ốc.
19. Thực phẩm nào không nên bảo quản lạnh:
Rau, quả tươi.
Cá, tôm, cua.
Chuối chín.
Bơ, mỡ.
20. đối với thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi:
Chọn nhiều thực phẩm giàu chất đạm.
Chọn nhiều thực phẩm quý hiếm , mặc dù giá tương đối đắt.
Cần chọn nhiều rau và chất bột cho đủ no.
Chọn thực phẩm đủ cho các loại món ăn theo cấu trúc của thực đơn (kể cả gia vị
21. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô của các câu sau đây: 
1. 	Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái.
2. 	Không cần gọt vỏ củ, quả trước khi ăn.
3. 	Không để ruồi, bọ đậu vào thịt, cá
4. 	Không vo gạo quá kỹ khi nấu.
5 	Chọn thực phẩm không cần tươi ngon.
6. 	Sử dụng nước sạch để chế biến món ăn.
7 	Vệ sinh dụng cụ ăn uống.
8 	Chế biến và làm chín thực phẩm.
9 	 Bảo quản thực phẩm chu đáo
10 	Rửa tay sạch trước khi ăn
22 	Cam, chanh, rau xanh là những nguồn giàu vitamin C 
23 	Iốt cần cho sự hình thành xương và răng.
24 	Cần phải chắt bỏ nước cơm để hạt cơm khô ráo.
25 Nên dùng gạo xát thật trắng để hạt cơm được thơm ngon và bổ dưỡng.
26 Nước giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
27 	Cà rốt có nhiều vitamin A.
28 Ánh sáng mặt trời rất tốt cho cơ thể vì da có thể tạo ra vitamin D khi được phơi dưới ánh nắng mặt trời.
 29. Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng: 
A
B
1.Chất xơ của thực phẩm có tác dụng
2.Nộm là món ăn được chế biến bằng phương pháp
3.Rau nấu chín kỹ
4.Ăn nhiều chất đường bột và chất béo có thể mắc bệnh
a. Không sử dụng nhiệt
b. Béo phì
c. Ngăn ngừa bệnh táo bón
d. Sẽ làm mất hết vitamin C
1+ , 2+ , 3+ , 4+
30. 
A
B
1.Rán là phương pháp làm chín thực phẩm bằng.
2. Khi mua thực phẩm đóng hộp cần chú ý...
3.Phụ nữ có thai cần ăn những thực phẩm..
4. Thêm một chút muối vào rau đang nấu.
a. sẽ có màu sắc đẹp
b. giàu chất đạm, canxi và chất sắt.
c. chất béo.
d. hạn sử dụng
1+ , 2+ , 3+ , 4+
A
B
1. Người lao động có thể tăng thu nhập bằng cách..
2. Thu nhập của người nghỉ hưu là
3. Người nghỉ hưu, ngoài lương hưu có thể
4. Làm các công việc nội trợ giúp đỡ gia đình cũng là
a. lương hưu.
b. làm kinh tế phụ để tăng thu nhập.
c. góp phần tăng thu nhập gia đình.
d. Làm thêm giờ, tăng năng suất lao động.
1+ , 2+ , 3+ , 4+
32.Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. (1 đ)
Vitamindễ tan trong nước và vitamin dễ tan trong chất béo.
Bữa ăn sáng cần được xem là một trong ba bữa ăntrong ngày.
Ăn nhiều thức ăn giàu chất đường bột, chất béo sẽ có thể bị mắc bệnh
Bữa ăn sáng cần được coi là một trong ba bữa ăn ..................................
Người lớn đang làm việc đặc biệt là lao động chân tay cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều ...................................................
Bữa ăn thường ngày có ...................... đến ............................... món ăn.
Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng ............... hoặc bằng ...................... do .....................của các thành viên trong gia đình tạo ra.
Cân đối thu chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải .........................tổng chi tiêu để có thể để dành được một phần .................... cho gia đình
 Đường và ... là loại thực phẩm có chứa chất đường bột.
Ăn quá nhiều thức ăn có chứa chất đường bột có thể làm cho cơ thể chúng ta
Dầu ăn có thể lấy từ hai nguồn động vật và ...
Mỡ được tích dưới da sẽ giúp cho cơ thể...
Có quá nhiều mỡ trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh...
Trái cây tươi có nhiều vitamin...
Một số nguồn chất đạm từ ... là thịt , cá trứng và gia cầm
 Sự nhiễm trùng thực phẩm là sự .của .có hại vào thực phẩm.
Sự nhiễm độc thực phẩm là sự  của vào thực phẩm.
Luộc là phương pháp thực phẩm trong môi trường và thời gian đủ để thực phẩm chín mềm.
Nấu là phương pháp  thực phẩm bằng cách phối hợp một hay .......................................nguyên liệu có thêm gia vị trong môi trường 
B.TỰ LUẬN:
Câu 1: Cho biết sự khác nhau giữa xào và rán, giữa nấu và luộc?
Câu 2: Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau: sữa, gạo, đậu nành, thịt gà, khoai, bơ, đậu phộng, bánh kẹo.
Câu 3: Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm?
Câu 4: Em có thể làm gì để tiết kiệm chi tiêu?
Câu 5: Mẹ em đi chợ mua thực phẩm tươi ngon về chế biến món ăn gồm: thịt bò, tôm, rau cải, cà chua, giá đậu, khoai tây, cà rốt, trái cây tráng miệng (chuối, táo,). Em hãy nêu biện pháp bảo quản để chất dinh dưỡng có trong thực phẩm ít bị mất đi trong quá trình sơ chế và chế biến món ăn.
Câu 6: Em hãy so sánh bữa cỗ, liên hoan với các bữa ăn thường ngày, em có nhận xét gì?
Câu 7: Vì sao phải thay thế thức ăn? Nên thay bằng cách nào?
Câu 8: Vitamin B1 có trong thực phẩm nào? Tác dụng của nó đối với cơ thể?
Câu 9: Trong lớp hiện nay có nhiều bạn bị béo phì, theo em làm thế nào để giảm cân?
Câu 10: Các thực phẩm đóng hộp và thực phẩm khô bảo quản như thế nào?
Câu 11: Tại sao phải đề ra những phương pháp chế biến thực phẩm?
Câu 12: So sánh sự khác nhau giữa muối xổi và muối nén?
Câu 13: Em hãy cho biết nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn thường ngày cho gia đình?
Câu 14: Nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức bữa ăn hợp lý?
Câu 15: Người ta thường dùng các loại nguyên liệu nào để tỉa hoa? Đặc tính của những nguyên liệu dùng để tỉa hoa?
Câu 16: Gia đình có 6 người ,thu nhập chủ yếu là trồng cây công nghiệp.
 Mỗi năm thu nhập:
	+ Tiền bán cà phê 10. 000 000 đồng
	+ Tiền bán tiêu 1. 000 000 đồng 
	+ Tiền bán các sản phẩm khác 1. 900 000 đồng 
	Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình đó trong 1 năm?
	Bình quân thu nhập ở mỗi người là bao nhiêu?	(3đ)
 Câu 17: Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 8 tấn thóc. Phần thóc để ăn là 2 tấn, số còn lại đem bán với giá 3000 đ/Kg .Tiền bán rau quả và các sản phẩm khác là 6 triệu đồng .
Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm.
Bình quân mỗi tháng, gia đình thu nhập bằng tiền là bao nhiêu?	(3đ)
ĐÁP ÁN
Câu 1: * Xào: 
Thời gian chế biến nhanh.
Lượng mỡ vừa phải.
Cần lửa to.
* Rán:
Thời gian chế biến lâu.
Lượng mỡ nhiều.
 Lửa vừa phải.
Y Món luộc không có gia vị, luộc riêng từng loại động vật, thực vật.
YMón nấu có gia vị, phối hợp giữa động vật và thực vật. Món nấu thường có độ nhừ hơn món luộc.
Câu 2: -Sữa: chất đạm, chất béo, vitamin và chất khóang.
Gạo: chất đường bột, vitamin
Đậu nành: chất đạm, chất béo, chất khoáng
Thịt gà: chất đạm
Khoai: chất đường bột
Bơ: chất béo, vitamin
Đậu phộng: chất đạm, chất béo, chất khoáng
Bánh kẹo: chất đường bột
Câu 3: Cần phải giữ vệ sinh thực phẩm vì:
	Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể,tạo cho con người có sức khỏe để tăng trưởng và làm việc,nhưng nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc bị nhiễm trùng, nhiễm độc sẽ là nguồn gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong.
Câu 4: Bảo quản tốt quần áo, các vật dụng của cá nhân và gia đình
	Rất cần mới mua; không mua những thứ vượt quá khả năng của gia đình.
Câu 5: Y Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế:
Thịt bò, tôm: không ngâm rửa sau khi cắt, thái vì vitamin và chất khoáng dễ bị mất đi. Không để ruồi bọ bâu vào sẽ bị nhiễm trùng, biến chất.
Rau, củ, quả (rau cải, khoai tây, cà rốt): rửa thật sạch; cắt thái sau khi rửa, chế biến ngay; không để rau khô héo; củ, quả ăn sống, trái cây: trước khi ăn mới gọt vỏ.
Y Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn:
Ap dụng hợp lý quy trình chế biến món ăn để hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng.
Không đun nấu lâu vì sẽ mất nhiều vitamin tan trong nước, rán lâu sẽ mất nhiều vitamin tan trong chất béo. 
Câu 6: 
Số món nhiều hơn (4-5 món trở lên).
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong các món ăn nhiều hơn.
Sử dụng thực phẩm cao cấp, chế biến công phu, trình bày đẹp.
Câu 7: Cần phải thường xuyên thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị.
	Nên thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi.
Câu 8: Có trong cám gạo, thịt heo nạc, tim gan, thịt gà, thịt vịt, trứng, sò huyết, lươn, tôm, giá đậu, nấm, rau muống, đậu nành,
Tác dụng: điều hòa hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh phù thũng, giúp tiêu hóa thức ăn.
Câu 9: 
Ăn ít chất đường bột và chất béo.
Tăng ăn rau xanh và hoa quả.
Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao.
Câu 10: 
Thực phẩm đóng hộp: không sử dụng khi quá hạn sử dụng ghi trên hộp, nên để nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh.
Thực phẩm khô: gạo, bột, đậu, phải phơi khô, để nguội rồi cất kỹ trong hộp kín, không ăn đậu đã bị mốc.
Câu 11: 
Để tạo ra những món ăn thơm ngon, dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị, hợp với từng mùa.
Thay đổi hương vị, trạng thái của thực phẩm.
Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Câu 12: Muối xổi: 
+ Thời gian thực phẩm lên men ngắn.
+ Thực phẩm được ngâm trong dung dịch hỗn hợp: giấm, mắm, đường, tỏi, ớt nên phải ăn ngay.
Muối nén:
+ Thời gian thực phẩm lên men dài.
+ Thực phẩm được ướp nhiều muối nên có vị mặn và giữ được lâu.
Câu 13: 
Đảm bảo thực đơn có số lượng và chất lượng phù hợp với tính chất hàng ngày có từ 3-4 món.
Thực đơn đủ món chính theo cơ cấu bữa ăn: canh, mặn, xào.
Thực đơn phải đảm bảo đủ yêu cầu về dinh dưỡng.
Thực đơn phải đủ các nhóm thức ăn, phải phù hợp với số người, tuổi tác, tình trạng sức khỏe.
Câu 14: 
	Đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng.
	Bố trí các bữa ăn trong ngày hợp lý để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
	Bữa ăn phải đáp ứng nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, phù hợp điều kiện tài chính, phải ngon, bổ, không tốn kém hoặc lãng phí.
Câu 15: 
* Các loại rau, củ, quả như: hành lá, hành củ, dưa chuột, cà chua, ớt, cà rốt.
* Những đặc tính:
Không bở, không nhũn, ít chảy nước, có độ cứng, dai dẻo vừa phải.
Có màu sắc đẹp, có thể lạng mỏng và dễ uốn cong.
Câu 16: 
	Tổng thu nhập: 
10. 000 000+1. 000 000+1. 900 000=12. 900 000 đồng
	Bình quân mỗi người thu nhập: 
12 900 000 /6 = 2 150 000 đồng
 Câu 17: 
	Số thóc bán: 
8 tấn – 2 tấn = 6 tấn = 6000 Kg
	Số tiền bán thóc: 
3000 đ x 6000 = 18 000 000 đồng
	Tổng thu nhập bằng tiền của gia đình trong 1 năm là: 
18 000 000+ 6 000 000 = 24 000 000 đồng
	Bình quân mỗi tháng thu nhập:
24 000 000 đ/12 = 2 000 000 đồng .
	Đề cương công nghệ 6
Câu 1: Cho biết sự khác nhau giữa xào và rán, giữa nấu và luộc?
Câu 2: Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau: sữa, gạo, đậu nành, thịt gà, khoai, bơ, đậu phộng, bánh kẹo.
Câu 3: Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm?
Câu 4: Em có thể làm gì để tiết kiệm chi tiêu?
Câu 5: Mẹ em đi chợ mua thực phẩm tươi ngon về chế biến món ăn gồm: thịt bò, tôm, rau cải, cà chua, giá đậu, khoai tây, cà rốt, trái cây tráng miệng (chuối, táo,). Em hãy nêu biện pháp bảo quản để chất dinh dưỡng có trong thực phẩm ít bị mất đi trong quá trình sơ chế và chế biến món ăn.
Câu 6: Em hãy so sánh bữa cỗ, liên hoan với các bữa ăn thường ngày, em có nhận xét gì?
Câu 7: Vì sao phải thay thế thức ăn? Nên thay bằng cách nào?
Câu 8: Vitamin B1 có trong thực phẩm nào? Tác dụng của nó đối với cơ thể?
Câu 9: Trong lớp hiện nay có nhiều bạn bị béo phì, theo em làm thế nào để giảm cân?
Câu 10: Các thực phẩm đóng hộp và thực phẩm khô bảo quản như thế nào?
Câu 11: Tại sao phải đề ra những phương pháp chế biến thực phẩm?
Câu 12: So sánh sự khác nhau giữa muối xổi và muối nén?
Câu 13: Em hãy cho biết nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn thường ngày cho gia đình?
Câu 14: Nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức bữa ăn hợp lý?
Câu 15: Người ta thường dùng các loại nguyên liệu nào để tỉa hoa? Đặc tính của những nguyên liệu dùng để tỉa hoa?
Câu 1: * Xào: 
Thời gian chế biến nhanh.
Lượng mỡ vừa phải.
Cần lửa to.
* Rán:
Thời gian chế biến lâu.
Lượng mỡ nhiều.
 Lửa vừa phải.
Y Món luộc không có gia vị, luộc riêng từng loại động vật, thực vật.
YMón nấu có gia vị, phối hợp giữa động vật và thực vật. Món nấu thường có độ nhừ hơn món luộc.
Câu 2: -Sữa: chất đạm, chất béo, vitamin và chất khóang.
Gạo: chất đường bột, vitamin
Đậu nành: chất đạm, chất béo, chất khoáng
Thịt gà: chất đạm
Khoai: chất đường bột
Bơ: chất béo, vitamin
Đậu phộng: chất đạm, chất béo, chất khoáng
Bánh kẹo: chất đường bột
Câu 3: Cần phải giữ vệ sinh thực phẩm vì:
	Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể,tạo cho con người có sức khỏe để tăng trưởng và làm việc,nhưng nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc bị nhiễm trùng, nhiễm độc sẽ là nguồn gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong.
Câu 4: Bảo quản tốt quần áo, các vật dụng của cá nhân và gia đình
	Rất cần mới mua; không mua những thứ vượt quá khả năng của gia đình.
Câu 5: Y Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế:
Thịt bò, tôm: không ngâm rửa sau khi cắt, thái vì vitamin và chất khoáng dễ bị mất đi. Không để ruồi bọ bâu vào sẽ bị nhiễm trùng, biến chất.
Rau, củ, quả (rau cải, khoai tây, cà rốt): rửa thật sạch; cắt thái sau khi rửa, chế biến ngay; không để rau khô héo; củ, quả ăn sống, trái cây: trước khi ăn mới gọt vỏ.
Y Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn:
Ap dụng hợp lý quy trình chế biến món ăn để hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng.
Không đun nấu lâu vì sẽ mất nhiều vitamin tan trong nước, rán lâu sẽ mất nhiều vitamin tan trong chất béo. 
Câu 6: 
Số món nhiều hơn (4-5 món trở lên).
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong các món ăn nhiều hơn.
Sử dụng thực phẩm cao cấp, chế biến công phu, trình bày đẹp.
Câu 7: Cần phải thường xuyên thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị.
	Nên thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi.
Câu 8: Có trong cám gạo, thịt heo nạc, tim gan, thịt gà, thịt vịt, trứng, sò huyết, lươn, tôm, giá đậu, nấm, rau muống, đậu nành,
Tác dụng: điều hòa hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh phù thũng, giúp tiêu hóa thức ăn.
Câu 9: 
Ăn ít chất đường bột và chất béo.
Tăng ăn rau xanh và hoa quả.
Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao.
Câu 10: 
Thực phẩm đóng hộp: không sử dụng khi quá hạn sử dụng ghi trên hộp, nên để nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh.
Thực phẩm khô: gạo, bột, đậu, phải phơi khô, để nguội rồi cất kỹ trong hộp kín, không ăn đậu đã bị mốc.
Câu 11: 
Để tạo ra những món ăn thơm ngon, dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị, hợp với từng mùa.
Thay đổi hương vị, trạng thái của thực phẩm.
Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Câu 12: Muối xổi: 
+ Thời gian thực phẩm lên men ngắn.
+ Thực phẩm được ngâm trong dung dịch hỗn hợp: giấm, mắm, đường, tỏi, ớt nên phải ăn ngay.
Muối nén:
+ Thời gian thực phẩm lên men dài.
+ Thực phẩm được ướp nhiều muối nên có vị mặn và giữ được lâu.
Câu 13: 
Đảm bảo thực đơn có số lượng và chất lượng phù hợp với tính chất hàng ngày có từ 3-4 món.
Thực đơn đủ món chính theo cơ cấu bữa ăn: canh, mặn, xào.
Thực đơn phải đảm bảo đủ yêu cầu về dinh dưỡng.
Thực đơn phải đủ các nhóm thức ăn, phải phù hợp với số người, tuổi tác, tình trạng sức khỏe.
Câu 14: 
	Đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng.
	Bố trí các bữa ăn trong ngày hợp lý để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
	Bữa ăn phải đáp ứng nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, phù hợp điều kiện tài chính, phải ngon, bổ, không tốn kém hoặc lãng phí.
Câu 15: 
* Các loại rau, củ, quả như: hành lá, hành củ, dưa chuột, cà chua, ớt, cà rốt.
* Những đặc tính:
Không bở, không nhũn, ít chảy nước, có độ cứng, dai dẻo vừa phải.
Có màu sắc đẹp, có thể lạng mỏng và dễ uốn cong.

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP CN6 HKII(1).doc