Đề cương ôn tập môn học Sinh học khối 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn học Sinh học khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Đề cương ôn tập Sinh học 
Phân biệt động vật với thực vật
Giống: đều có cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản.
Khác: Động vật - có khả năng di chuyển.
 - có hệ thần kinh và các giác quan.
	- có lối sống dị dưỡng.
Những động vật nguyên sinh gây bệnh cho con người. Nguyên nhân và triệu chứng của một số bệnh như sót rét và kiết lị. 
Những động vật nguyên sinh gây bệnh cho con người là:
 Trùng sốt rét, trùng kiết lị, 
Bệnh sốt rét:
Nguyên nhân: Trùng sốt rét kí sinh trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. Do muỗi Anôphen truyền vào máu người (do muỗi Anôphen gây nên).
Triệu chứng:
Khi xâm nhập vào cơ thể người, trùng sốt rét chui vào hồng cầu phát triển và sinh sản trong vòng 24h hoặc 48h (gây ra bệnh sốt rét cách nhật).
Sau đó phá vỡ hồng cầu để ra ngoài môi trường máu, làm cho hồng cầu của người bệnh bị phá huỷ.
Các chất độc trong hồng cầu giải phóng ra ngoài, xâm nhập vào các tế bào đầu độc cơ thể => Lên cơn sốt.
Hồng cầu mất khiến màu hồng của da không còn => xanh xao.
Hồng cầu bị phá vỡ theo chu kì sinh sản của trùng sốt rét, khi hồng cầu bị phá vỡ là lúc lên cơn sốt => Người bệnh bị sốt định kỳ.
Bệnh kiết lị
Nguyên nhân: khi ăn uống không hợp vệ sinh, bào xác của trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể người (ống tiêu hoá của người)
Triệu chứng: Khi vào đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hoá chúng và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi.
Cách phòng bệnh: thực hiện nếp sống 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
Đặc điểm của Ruột Khoang, vai trò thực tiễn
- Đặc điểm của Ruột Khoang:
 Cơ thể đối xứng, dạng toả tròn, gồm 2 lớp tế bào
 Ruột dạng túi (ruột khoang)
 Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai
 Dinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng
 Xuất hiện tế bào thần kinh (tế bào hình sao)
 - Vai trò thực tiễn
Có lợi: Cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số loài động vật sông dưới nước.
 Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo là điều kiện để phát triển du lịch.
 Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu làm đồ trang sức, vật liệu xây dựng
	 Tạo nên một số đảo ở đại dương.
Có hại: Một số loài sứa gây ngứa và độc
 Đảo san hô ngầm gây cản trở giao thông.
Các Ngành Giun
Giun được phân loại làm 3 ngành: Ngành Giun Dẹp
 Ngành Giun Tròn
 Ngành Giun Đốt 
Phân biệt những Ngành Giun:
Giun dẹp: Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn. Những loài kí sinh còn có thêm: mắt, lông bơi tiêu giảm, giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
Giun tròn: Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn, đại bộ phận sống kí sinh gây hại cho vật chủ.
Giun đốt: Cơ thể phân đốt, có thể xoang (khoang cơ thể chính thức); ống tiêu hoá phân hoá; có hệ tuần hoàn màu đỏ; hệ thần kinh và các giác quan phát triển; di chuyển bằng chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể; hô hấp qua da hoặc mang.
Phương pháp phòng trừ giun sán:
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, quả tươi cưa qua sơ chế.
Nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần trong một năm.
Diệt ốc, không để ốc phát triển.
Xử lý các loại cây cỏ trước khi cho động vật ăn.
Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, giữ đồng cỏ luôn khô ráo.
Ngành Thân Mềm
Vd: trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc,
Đặc điểm chung:
Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi.
Khoang áo phát triển.
Hệ tiêu hoá đã phân hoá, cơ quan di chuyển thường đơn giản.
Hệ thần kinh tương đối phát triển.
Vai trò:
Đối với con người:
Có lợi: Làm thực phẩm, đồ trang sức, trang trí,
 Có giá trị xuất khẩu.
 Là đối tượng nuôi trồng đem lại nguồn thu nhập .
Có hại: Là vật chủ trung gian truyền bệnh.
Đối với thiên nhiên:
Có lợi: Làm thức ăn cho các động vật khác.
 Làm sạch môi trường nước.
	 Có giá trị về mặt địa chất.
Có hại: Phá hoại cây trồng.
Giải thích vì sao các loài trai  làm sạch môi trường nước
Trai hút nước vào cơ thể để lọc lấy

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap Sinh Hoc 7 HKI.doc
Đề thi liên quan