Đề cương ôn tập môn ngữ văn 6

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 6

A.NỘI DUNG CẦN NẮM:
Phần 1: Văn bản.
1.Truyện dân gian Việt Nam và nước ngoài
- Nhớ được cốt truyện ,nhân vật,sự việc ,một số chi tiết nhệ thuật và ý nghĩa của từng truyện: giải thích nguồn gốc giống nòi (Con Rồng Cháu Tiên) giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội ( Sơn Tinh ,Thủy Tinh ;Bánh Chưng, Bánh Giầy); khát vọng độc lập và hòa bình ( Thánh Gióng; Sự Tích Hồ Gươm)
-Nhân biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường với sự thật lịch sử
- Nhớ được cốt truyện nhân ,vật sự kiện, ý nghĩa và những nghệ thuật đặc sắc của từng truyện cổ tích về kiểu nhân vật dũng sỹ tiêu diệt cái ác (Thạch Sanh), nhân vật có tài năng kỳ lạ (Cây Bút Thần), nhân vật thông minh mang trí tuệ nhân dân (Em Bé Thông Minh)
- Nhớ được cốt truyện , nhân vật , sự kiện và những đặc sắc nghệ thuật khi đúc kết các bài học về cách nhìn nhận sự vật một cách khách quan (Ếch Ngồi Đáy Giếng)
2. Truyện trung đại Việt nam và nước ngoài 
- Truyện trung đại có nội dung đơn giản dễ hiểu ( Mẹ Hiền Dạy Con; Thầy Thuốc Giỏi Cốt Nhất ở Tấm Lòng ; Con Hổ Có Nghĩa)
- Quan điểm đạo đức nhân nghĩa , nghệ thuật hư cấu 
Phần 2: Tiếng Việt
1. Từ vựng
a. Cấu tạo từ 
- Hiểu vai trò của tiếng trong cấu tạo từ 
- Hiểu thế nào là từ đơn ,từ phức ;các loại từ phức
b. Các lớp từ 
- Hiểu thế nào là từ mượn
- Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết
-Hiểu thế nào là từ Hán Việt
-Nhận biết từ Hán Việt thông dụng trong văn bản
c. Nghĩa của từ 
- Hiểu thế nào là nghĩa của từ 
- Biết tìm hiểu nghĩa của từ trong văn bản và giải thích nghĩa của từ 
- Biết dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết ,sửa các lỗi dùng từ 
- Thế nào là hiện tượng nhiều nghĩa , nghĩa gốc và nghĩa chuyển ?
- Biết đặt câu với nghĩa gốc và nghĩa chuyển
2. Ngữ pháp
a. Từ loại 
- Hiểu thế nào là danh từ ,động từ, tính từ, số từ lượng từ, chỉ từ 
- Biết sử dụng các từ loại đúng nghĩa và đúng ngữ pháp
- Nhận biết các tiểu loại danh từ,động từ,tính từ trong văn bản
b. Cụm từ
- Thế nào là cụm danh từ ,cụm động từ,cụm tính từ trong văn bản
- Nắm được đặc điểm,chức năng của các cụm danh từ
- Biết sử dụng các cụm danh từ 
Phần 3: Tập làm văn
Văn tự sự
- Thế nào là văn bản tụ sự	
- Nắm chủ đề ,nhân vật ,sự kiện,ngôi kể
- Biết viết đoạn văn ,bài văn kể chuyện đời thường(có thật) và kể chuyện tưởng tượng sáng tạo.
B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP.
Phần 1: văn bản. I. Trắc nghiệm:
Truyền thuyết và cổ tích có điểm giống nhau là:
Kể về các nhân vật, các sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật.
Có yếu tố tưởng tượng, kì ảo, đôi khi hoang đường.
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân đối với cái thiện, cái ác.
Trong truyện cổ tích, ngôi kể thường là:

Ngôi thứ nhất
Ngôi thứ hai
Ngôi thứ ba
Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Chi tiết nào không chính xác khi kể về nhân vật Lạc long Quân trong văn bản “ Con Rồng Cháu Tiên”:
Hình dạng kì lạ: Mình rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch.
Nguồn gốc cao quý: Thuộc dòng họ Thần Nông
Có nhiều phép lạ: Diệt trừ Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh.
Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về:
Truyện các vị thần hoặc những sự việc mang yếu tố thần kì.
Truyện mang tính chất giáo huấn, nêu bài học trong cuộc sống.
Các nhân vật, các sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Cuộc đời của những anh hùng dũng sĩ.
Nội dung nổi bật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là:
Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta;
Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc;
Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh;
Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thủy Tinh.
Việc Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm có ý nghĩa:
Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến;
Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu;
Đề cao sự phát triển nhanh chóng và chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến;
Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê lợi chiến thắng.
Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích:
nhân vật mồ côi, bất hạnh;
nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ;
Nhân vật thông minh, tài giỏi;
Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngoài xấu xí.
Ở truyện “ Em bé thông minh”, em bé đã giải đáp câu đố của sứ thần nước ngoài bằng cách:
Đẩy thế bí về phía người ra câu đố.
Dựa trên sự quan sát, suy luận từ kinh nghiệm dân gian.
Vạch ra sự vô lý trong câu đố của đối phương.
Làm cho mọi người ngạc nhiên về sự bất ngờ, giản dị và hồn nhiên của lời đáp.
Truyện “ Ếch ngồi đáy giếng khuyên ta” khuyên ta:
Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét đánh giá một cách toàn diện.
Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
Không nên có những ý tưởng thiếu thực tế, viển vông, vô ích.
Cần cân nhắc điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một việc nào đó.
Nhân vật Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích:

Nhân vật có tài năng kì lạ
Nhân vật dũng sĩ
Nhân vật bất hạnh
Nhân vật thông minh

Truyện “ Thầy bói xem voi” khuyên ta:
a. Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét đánh giá một cách toàn diện.
b. Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
c. Không nên có những ý tưởng thiếu thực tế, viển vông, vô ích.
d. Cần cân nhắc điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một việc nào đó.
 12. Đặc điểm nào không đúng với thể loại truyện trung đại:
a. Cốt truyện được xây dựng phức tạp, nhiều tình tiết.
b. Được viết bằng văn xuôi chữ Hán, thường mang tính chất giáo huấn.
c. Nhân vật được miêu tả qua lời kể, qua hành động và đối thoại của nhân vật.
d. Vừa có loại truyện hư cấu, có loại gần với kí, với sử.
13. Mạnh tử bỏ học về nhà chơi, bà mẹ cắt đứt tấm vải đang dệt để răn con. Sự việc này có ý nghĩa giáo dục:
a. Tạo điều kiện cho con học tập.
b. Kiên quyết thực hiện lời đã hứa.
c. Kiên quyết theo đuổi chí hướng đến cùng.
d. Dạy cho con bài học về đạo đức.
14. Truyện “con hổ có nghĩa” nhằm mục đích:
a. Đề cao tình cảm thủy chung giữa con người với nhau.
b. Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người.
c. Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng đạo nghĩa.
d. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật.
15. Nhận xét nào sau đây không đúng với phẩm chất của thái y lệnh họ phạm:
a. Coi trọng y đức;
b. Đặt tính mệnh người dân trên tính mệnh mình;
c. Có trí tuệ trong pháp ứng xử;
d. Sợ uy quyền bề trên.
16. Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:
1
Treo biển
a
Cổ tích
2
Ếch ngồi đáy giếng
b
Trung đại
3
Con rồng cháu tiên
c
Ngụ ngôn
4
Em bé thông minh
d
Truyện cười
5
Mẹ hiền dạy con
e
Truyền thuyết
17:Vì sao bà mẹ Mạnh Tử cho con ở gần trường học ?

a.Thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép
b.Muốn con đi học gần trường 
c.Thấy con học nhiều 
d.Thấy nơi ở rộng rải ,sạch sẽ 
II. Tự luận:
Câu 1:Nhân vật Thạch Sanh có những phẩm chất gì đáng quý ?Em học tập được từ nhân vật đó điều gì?
Câu 2:Truyện “Con Rồng Cháu Tiên ’’có ý nghĩa gì ?
Em có suy nghĩ gì về nguồn gốc ,nòi giống của dân tộc 
Câu 3 :Trong truyện “:Mẹ Hiền Dạy Con “ người mẹ đã dạy cho con những gì ?
giáo dục môi trường : Từ đó em thấy môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển nhân cách của trẻ?
Câu 4:
Vì sao gọi Thái Y Lệnh Họ Phạm là bậc lương y chân chính ?Em học tập được những đức tính gì của ông ?
Câu 5.Nêu ý nghĩa của các truyện: “Em bé thông minh”, “Lợn cưới, áo mới”, “Treo biển”, “Con hổ có nghĩa”,Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng….?
Câu 6. Nêu bài học rút ra từ truyện: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng?
Câu 7. Viết đoạn văn từ 6-7 câu kể lại việc chống bão lụt ,mà em từng chứng kiến từ thực tế hoặc qua đài, ti vi. 
Phần 2: Tiếng Việt: I. Trắc nghiệm:
Người Việt Nam ta – con cháu vua hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con rồng cháu tiên(Con Rồng Cháu Tiên). 
Từ “con cháu” trong câu trên thuộc từ:

Từ đơn
Từ phức
Từ láy
Từ ghép

Trong các từ sau, từ nào là từ mượn:

Khăn tay
Trẻ con
Tấp nập
Sứ giả

Trong các từ sau, từ nào là từ mượn:

nhà văn
nhà báo
nhà giáo
thi nhân
“ Giếng là một cái hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước”. Cho biết từ giếng được giải thích theo cách nào sau đây:
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Trình bày nguồn gốc của từ
Đưa ra những từ trái nghĩa với từ được giải thích
Đưa ra những từ đồng nghĩa với từ được giải thích
Trong các câu sau, từ chân trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc:

Xe dừng lại ở chân đèo Pren.
Chân trời xanh vời vợi.
Chân ghế này đã bị gãy.
Tôi bị đau chân.

Câu văn sau đã mắc lỗi dùng từ như thế nào:
Truyện cổ tích có nhiều chi tiết kì lạ và hấp dẫn nên em rất thích đọc truyện cổ tích.

Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
Hiểu sai nghĩa của từ.
Lặp từ.
Hiểu nghĩa từ không đầy đủ.

Trong câu “Ngày xưa có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển”. ở cụm danh từ “Một túp lều nát trên bờ biển” phần trung tâm là: 

túp lều
Một túp lều
Túp lều nát
Một túp lều nát

Truyện “ chân, tay, tai, mắt, miệng” sử dụng biện pháp nghệ thuật chủ yếu:

So sánh
Ẩn dụ
Nhân hóa
Hoán dụ

Tạo cụm danh từ có cấu tạo đầy đủ 3 phần với hai danh từ sau:
a………………nhà………………….
B……………...sách…………………
Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm– nghĩa của từ “lẫm liệt” được giải thích theo cách:
a. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
b. Trình bày nguồn gốc của từ
c. Đưa ra những từ trái nghĩa với từ được giải thích
d. Đưa ra những từ đồng nghĩa với từ được giải thích
11. Trong các câu sau từ mắt nào có nghĩa gốc:
a. Những quả na đã bắt đầu mở mắt.
b. Cô mắt ngày càng cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ.
c. Cô ấy vừa mổ mắt tại bệnh viện Mắt thành phố.
d. Cây tre có nhiều mắt.
12. Đấy vàng, đây cũng đồng đen.
Đây hoa thiên lý, đây sen Tây Hồ
Chỉ từ “đấy” và “đây” trong câu ca dao trên có vai trò gì trong câu:
Làm phụ ngữ cho các từ vàng, đồng đen, hoa thiên lí, sen tây hồ.
Làm chủ ngữ trong câu.
Làm trạng ngữ trong câu.
Dùng để tránh lặp lại vị trí của sự vật trong không gian.
13.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống(muôn, ngàn, trăm) trong hai câu thơ sau của Tố Hữu. Cho biết các từ vừa điền thuộc từ loại gì đã học?
Con đi…………núi…………khe
Chưa bằng………….nỗi tái tê lòng bầm.
…………………………………………………………………………………………....
14. điền chỉ từ mấy ,trăm ,ngàn ,vạn .vào những chỗ trống sau ?
a.Yêu nhau ……… núi cũng leo 
b…………bia đá thì mòn 
c. Ở gần chẳng bén duyên cho 
Xa xôi cách …………lần đò cũng đi
15. Nhóm động từ nào đòi hỏi phải có động từ khác đi kèm phái sau ?

a.Định ,toan ,dám ,đừng.
b.Buồn ,đau ,ghét ,nhớ.
c.Chạy ,đi ,cười ,đọc 
c.Thêu ,may đan ,khâu 

16. Cụm từ “chỉ một lòng chăm chỉ làm lụng “thuộc loại cụm từ gì ?

a.Cụm động từ 
b.Cụm danh từ 
c.Cụm tính từ 
d.Cụm chủ - vị 

II. Tự luận:
Trong câu sau: “Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim” có mấy danh từ?Phân loại các danh từ vừa tìm được vào dòng tương ứng:
Có……….danh từ là:………….
Trong đó:+Danh từ chỉ người:……………………………………………………..
+ Danh từ chỉ vật:……………………………………………………………………...
+ Danh từ chỉ đơn vị:…………………………………………………………………..
Viết một đoạn văn từ 5-7 câu nói về chủ đề bảo vệ rừng ở địa phương em, trong đó có sử dụng cụm danh từ.
Đặt câu có danh từ, động từ, tính từ và gạch chân dưới những từ loại đó.
Phần 3: Tập làm văn.
Kể chuyện đời thường.
Đề 1: Kể về một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.(ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,…)
Đề 2: Kể về một người thầy(cô)giáo cũ đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc.
Đề 3: Kể về một lần em mắc lỗi(bỏ học, nói dối, không làm bài,…)
Đề 4: Hãy kể lại sự đổi mới ở địa phương em.
Kể chuyện tưởng tượng.
Đề 1: Hãy đóng vai bà đỡ Trần trong truyện “ Con hổ có nghĩa” để kể lại câu chuyện ấy.
Đề 2: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Đề 3: Viết một đoạn kết mới cho truyện cổ tích: “ cây bút thần”.
Đề 4: Một lần nằm ngủ em mơ mình gặp ông Bụt râu tóc bạc phơ và em đã nói những ước mơ của mình với ông. Hãy kể lại cuộc trò chuyện về những ước mơ đó.
 Đề 5: Hãy tưởng tượng em là một cánh rừng đang bị tàn phá .Kể lại thảm họa đó( đề giáo dục môi trường )



File đính kèm:

  • docDe cuong on tap van 6 HK I 20092010.doc
Đề thi liên quan