Đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 8 học kì I- 2013-2014

pdf2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 10818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 8 học kì I- 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN – QUẬN I
TỔ NGỮ VĂN – NHÓM VĂN 8
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
HỌC KÌ I- 2013-2014
A. PHẦN VĂN HỌC:
Nắm vững tên văn bản, xuất xứ, tác giả; nghệ thuật, nội dung của các tác phẩm đã học.
1 CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM
a. Tôi đi học ( Thanh Tịnh2)
b. Trong lòng mẹ ( trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)
c. Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
d. Lão Hạc ( Lão Hạc – Nam Cao)
2 CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI:
a. Cô bé bán diêm ( Cô bé bán diêm – An-dec-xen)
b. Chiếc lá cuối cùng ( Chiếc lá cuối cùng – O`Hen-ri)
c. Hai cây phong ( Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp)
d. Đánh nhau với cối xay gió ( trích Đôn Ki-hô-tê - của Xec-van-tét)
3 CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
a. Thông tin ngày trái đất năm 2000
b. Ôn dịch thuốc lá (bác sĩ Nguyễn Khắc Viện)
c. Bài toán dân số
4 CÁC BÀI THƠ YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX
a. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ( Phan Bội Châu):
b. Đập đá ở Côn Lôn ( Phan Châu Trinh)
B. PHẦN TIẾNG VIỆT:
Nắm vững các đặc điểm, chức năng của các yếu tố Tiếng Việt đã học, có thể nhận biết,
nêu tác dụng hoặc đặt câu. Học sinh xem lại tất cả các bài tập thực hành trong mỗi bài
học.
1 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ
2 TRƯỜNG TỪ VỰNG
3 TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
4 TỪ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI
5 PHÉP TU TỪ:
6 NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
7 NÓI QUÁ
8 CÂU GHÉP: Chú ý các mối quan hệ ý nghĩa thường gặp trong câu ghép
9 DẤU CÂU:
a. Dấu ngoặc đơn
b. Dấu hai chấm
c. Dấu ngoặc kép
d. Các lỗi sai thường gặp trong sử dụng dấu câu
C. PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGẮN :
1. Bố cục rõ ràng cân đối ( tối đa 1 trang giấy thi ) , thân bài tách đoạn.
2. Diễn đạt lí lẽ, dẫn chứng ( văn thơ, thực tế) chặt chẽ, mạch lạc, kết hợp biểu cảm.
Lời văn giàu cảm xúc. Ngôn từ trong sáng (không dùng văn nói)
3. Văn bản thống nhất một chủ đề
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN – QUẬN I
TỔ NGỮ VĂN – NHÓM VĂN 8
4. Kết hợp giải thích + chứng minh.
* Có 2 dạng nghị luận: NL đạo lý tư tưởng, phẩm chất ; NL sự vật hiện tượng xã hội.
(Phương pháp, dàn ý chung đã được GV hướng dẫn luyện tập tại lớp.)
D. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
Thể loại tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
*GỢI Ý CỦA PHÒNG GIÁO DỤC:
Nội dung thi học kì 1( 2013-2014)
1 Về cấu trúc: Như cấu trúc bài giữa học kì 1.
2 Nội dung câu hỏi Tiếng Việt trong bài thi có thể lấy ngữ liệu từ các bài đọc
thêm hoặc giảm tải.
3 Nghị luận xã hội: (cả 4 khối ): Không giới hạn chủ đề.
4 Về nội dung Tập làm văn: Khối 8
Kể chuyện ( chú ý kết hợp miêu tả, biểu cảm)
Nội dung: Kể người hoặc kể việc.
Lưu ý hướng dẫn học sinh từ câu chuyện rút ra điều có ý nghĩa cho bản thân.
HƯỚNG DẪN TẬP LÀM VĂN
*CHUẨN BỊ: Học sinh đọc những câu chuyện từ “Quà tặng cuộc sống”, “Hạt giống tâm hồn”,
“Tâm hồn cao thượng”, hay những tấm gương vượt khó, gương hiếu thảo người thật việc thật từ
báo “Tuổi trẻ”
*GỢI Ý LÀM BÀI:
1 MỞ BÀI:
Nêu chủ đề Giới thiệu câu chuyện ( Tên truyện hoặc tên nhân vật chính trong câu
chuyện )
Cảm xúc chung của em.
2 THÂN BÀI:
a. KỂ LẠI CÂU CHUYỆN THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN, KHÔNG GIAN
( Kể lại bằng lời văn của em; nên dừng lại ở ý hay có cảm xúc để miêu tả, biểu cảm
nội tâm của nhân vật hay của bản thân người kể chuyện).
− Sự việc khởi đầu
− Sự việc phát triển chú ý kể chi tiết bất ngờ, cao trào có ý nghĩa sâu sắc:
− Sự việc kết thúc: nêu kết quả của sự việc, của hành động nhân vật.
b. CẢM XÚC, SUY NGHĨ CỦA EM QUA CÂU CHUYỆN VỪA KỂ, QUA TẤM
GƯƠNG NHÂN VẬT
Phần này phải viết thành một đoạn văn biểu cảm có yếu tố nghị luận.
Liên hệ bản thân: thái độ, tình cảm, nhận thức, hành động của em
3 KẾT BÀI: Ý nghĩa của câu chuyện bài học đạo đức, về cách sống…

File đính kèm:

  • pdfDe cuong huong dan on thi hoc ki 2 mon Ngu Van lop 8(1).pdf
Đề thi liên quan