Đề cương ôn tập môn Sinh 7 năm học 2009 - 2010

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Sinh 7 năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập
Môn sinh : 7
Năm học 2009-2010
I.Trắc ngiệm
Câu1: Hãy chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm.
1. Đặc điểm nào không có ở sứa?
a. Cơ thể đối xứng toả tròn;	c. Sống tập đoàn
b. Kiểu ruột túi;	d. Di chuyển thường xuyên.
2. Ngành giun tròn gồm các đại diện
a. Giun đỏ, giun móc câu, giun kim, giun rễ lúa.
b. Giun đũa, giun móc câu, giun kim, giun rễ lúa.
c. Giun đất, giun đỏ, rươi, giun rễ lúa.
d. Giun đũa, giun đỏ, giun móc câu, giun rễ lúa.
3. Các động vật nguyên sinh sống ký sinh là:
a. Trùng giày;	 c. Trùng sốt rét, trùng kiết lị;
b. Trùng biến hình, trùng sốt rét;	d. Trùng roi xanh, trùng giày.
4. Đặc điểm dưới đây chỉ có ở sán lông mà không có ở sán lá gan và sán dây:
a. Giác bám phát triển;	b. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên;
c. Mắt và lông bơi phát triển;	d. Ruột phân nhánh chưa hậu môn.
5. Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở đặc điểm nào?
a. Có chân giả;	 c. Di chuyển tích cực;
b. Sống tự do ngoài thiên nhiên;	 d. Có hình thành bào xác.
6. Nhóm động vật thuộc ngành ruột khoang là:
a. Trùng giày, thuỷ tức, san hô;	b. Trùng roi, giun đũa, sứa;
c. Sán dây, sứa, hải quỳ;	 d. Thuỷ tức, sứa, san hô.
7. Những thân mềm nào dưới đây có hại?
a. ốc sên, trai, sò;	b. Mực, hà biển, hến;	c. ốc sên, ốc biêu vàng, hà biển.
8. Chân khớp là ngành có đặc điểm đặc trưng nào?
a. Cơ thể phân đốt có thể xoang;
b. Có giác bám, cơ quan di chuyển tiêu giảm;
c. Cỏ vỏ ki tin, phần phụ phân đốt, khớp động với nhau.
d. Cơ thể có đối xứng toả tròn.
9. Đặc điểm của ruột khoang khác động vật nguyên sinh?
a. Sống trong nước;	c. Sống thành tập đoàn;
b. Cấu tạo đa bào;	 d. Cấu tạo đơn bào.
10. Thành ngoài của cơ thể giun đũa gồm hai lớp:
a. Lớp biểu bì và lớp cơ vòng;	b. Lớp cơ dọc và lớp cơ vòng;
c. Lớp biểu bì và lớp cơ dọc;	d. Lớp cơ dọc và lớp cơ chéo.
11. Đặc điểm nào không có ở sán lá gan?
a. Giác bám phát triển;	 b. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên;	
c. Mắt và lông bơi phát triển; d. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn.
Câu2: Hãy ghép các thông tin ở cột A sao cho phù hợp với cột B.
.
Cột A
Cột B
1. Ngành chân khớp
a. Cơ thể mềm thường không phân đốt và có vỏ đá vôi 
2. Các ngành giun
b. Cơ thể đối xứng toả tròn, thường hình trụ hay dù với hai lớp tế bào
3. Ngành ruột khoang
c. Cơ thể mềm, kéo dài hoặc phân đốt.
4. Ngành thân mềm
d. Cỏ vỏ ki tin, phần phụ phân đốt, khớp động với nhau
.
Ngành ( loài) Cột A 
(Đặc điểm)Cột B 
1. Động vật nguyên sinh
a. Có cả chân bơi, chân bơi. Thở bằng mang, có vỏ giáp cứng bao bọc.
2. Ruột khoang.( Thuỷ tức)
b. Cơ thể dài nhọn hai đầu. Tiết diện ngang tròn, cơ thể không phân đốt.
3. Giun tròn.(giun đũa)
c. Cơ thể là một lớp tế bào, có roi nhiều hạt diệp lục.
4. Chân khớp( Tôm sông)
d. Cơ thể có nhiều tế bào, hình trụ, đối xứng toả tròn, sống bám.
.
Ngành ( loài) Cột A 
(Đặc điểm)Cột B 
1. Trùng roi
a. Di chuyển bằng lông bơI, sinh sản kiểu phân đôI và tiếp hợp.
2. Trùng biến hình
b. Di chuyển bằng chân giả, sống ở biển.
3. Trùng giày
c. Di chuyển kiểu chân giả, sinh sản kiểu phân đôi.
4. Trùng sốt rét
d. Di chuyển bằng roi, sinh sản kiểu phân đôi.
e. Không có cơ quan di chuyển, sinh sản kiểu phân đôi.
Câu3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống ()sao cho phù hợp và ghi vào bài làm.
“Giun đốt có các đặc điểm chung như: Cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hoá(1) bắt đầu có (2) di chuyển nhờ chi bên, tơ hay thành cơ thể, hô hấp qua (3)”
Câu4: Hãy sắp xếp lại trình tự các bước tiến hành mổ tôm cho đúng.
a. Đổ ngập nước vào cơ thể tôm;
b. Đặt tôm nằm sấp trong khay mổ, dùng kẹp nâng và kéo cắt giáp đầu ngực, khẽ gỡ một chân ngực kèm lá mang ở đốt gốc chân bò.
c. Dùng kẹp khẽ nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài và quan sát.
d. Cắt bỏ vỏ phần bong ngược xuống phía đuôi. 
II. Tự luận
Câu1: Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống ký sinh như thế nào?
Câu2: Nêu những lợi ích của thân mềm, cho ví dụ?
Câu3: Vì sao mực và ốc sên lại được xếp chung vào ngành thân mềm?
Câu4: Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào? Nêu lợi ích của giun đất với đất trồng trọt?
Câu5: Vì sao nói san hô chủ yếu có lợi? San hô được sử dụng để làm gì?
Câu6: Trình bày đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông?
Câu7: Lớp sâu bọ có những vai trò thực tiễn gì? Kể tên một số sâu bọ làm thực phẩm?
Câu8:Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap sinh hoc 7 ki 1.doc
Đề thi liên quan