Đề cương ôn tập môn Sinh 8 – Học kỳ II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Sinh 8 – Học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH 8 – HỌC KỲ II Năm học: 2012 – 2013 CÂU HỎI Câu 1: Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể? Câu 2: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào của cơ thể đảm nhận? Câu 3: Sự khác biệt trong thành phần của nước tiếu chính thức và nước tiểu đầu? Câu 4: Chức năng của da là gì? Câu 5: Nêu cấu tạo của da? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng hay không? Câu 6: Vì sao da luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước? Câu 7: Tiểu não có chức năng gì? Câu 8: Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào trong đời sống? Câu 9: Nêu các cách phòng chống các bệnh về mắt? Câu 10: Thế nào là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ. Câu 11: Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống? Câu 12: Tại sao không nên làm việc quá sức? Thức quá khuya? Câu 13: Nêu ý nghĩa của cuộc vận động “Toàn dân dùng muối Iốt”? Câu 14: Thế nào là tuyến nội tiết? Tuyến nội tiết khác tuyến ngoại tiết như thế nào? Cho ví dụ. Câu 15: Trình bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường huyết ở mức ổn định? Câu 16: Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận? Câu 17: Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận? Câu 18: Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên? Là học sinh các em có nhận thức gì về vấn đề này? Câu 19: Thế nào là thụ tinh và thụ thai, kinh nguyệt? Câu 20: AIDS là gì? Tác hại và con đường lây truyền HIV/AIDS? Câu 21: Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS? HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Câu 1: Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm: Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa) và rau quả tươi. Cung cấp muối (hoặc nước chấm) vừa phải. Nên dùng muối Iốt. Trẻ em cần được tăng cường muối canxi (ăn bổ xung sữa, nước xương hầm). Chế biến hợp lý để chống mất vitamin khi nấu ăn. Câu 2: Các chất thải của cơ thể chủ yếu là Co2, nước tiểu, mồ hôi. Các chất này thải ra ngoài qua cơ quan bài tiết là phổi, thận và da. Câu 3: Sự khác biệt trong thành phần của nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu: Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn. Chứa ít các chất cặn bã và chất độc hơn. Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn. Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn. Gần như không còn các chất dinh dưỡng. Câu 4: Chức năng của da: Bảo vệ cơ thể. Tiếp nhận chất kích thích xúc giác. Bài tiết. Điều hòa thân nhiệt. Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người. Câu 5: Cấu tạo của da: da có cấu tạo gồm 3 lớp Lớp biểu bì: + Tầng sừng. + Tầng tế bào sống. Lớp bì: + Sợi mô liên kết. Lớp mỡ dưới da: gồm các tế bào mỡ. Lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy, không nên nhổ lông mày, lạm dụng kem, phấn sẽ bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển. Câu 6: Da luôn mềm mại không thấm nước vì: Da được cấu tạo chủ yếu bởi các sợi, các tế bào mô liên kết, trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn làm mềm da. Lớp tế bào ngoài cùng của da hóa sừng, làm cho da không thấm nước. Câu 7: Tiểu não có chức năng điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. Câu 8: Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò điều hòa được hoạt động của các cơ quan, nội tạng. Câu 9: Các cách phòng tránh các bệnh về mắt: Giữ mắt sạch sẽ. Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt. Ăn uống đủ vitamin (A). Khi ra đường nên đeo kính. Câu 10: Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. Ví dụ: phản xạ bú của trẻ em. Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện. Ví dụ: phản xạ tiết nước bọt khi nhìn thấy mơ, mận. Câu 11: Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống: Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi. Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người. Câu 12: Không nên làm việc quá sức, thức quá khuya để tránh gây căng thẳng, mệt mỏi cho hệ thần kinh. Câu 13: Ý nghĩa của cuộc vận động “Toàn dân dùng muối Iốt”: Thiếu Iốt à giảm chức năng tuyến giáp à bướu cổ. Hậu quả: trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển, người lớn hoạt động thần kinh giảm sút. Câu 14: Tuyến nội tiết là tuyến không có ống dẫn, các chất tiết chuyển trực tiếp vào máu. Ví dụ: tuyến giáp, tuyến trên thận. Tuyến ngoại tiết khác tuyến nội tiết là có ống dẫn chất tiết ra ngoài. Ví dụ: tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến tụy, tuyến mồ hôi. Câu 15: Quá trình điều hòa lượng đương huyết ở mức ổn định: Khi đương huyết tăng à tế bào β tiết insulin. Tác dụng chuyển glucôzơ à glicôgen. Khi đường huyết giảm à tế bào α tiết glucagôn. Tác dụng chuyển glicôgen à glucôzơ. Câu 16: Cơ quan sinh dục nam gồm: Tinh hoàn: là nơi sản xuất tinh trùng. Túi tinh: là nơi chứa tinh trùng. Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng tới túi tinh. Dương vật: đưa tinh trùng ra ngoài. Tuyến hành, tuyến tiền liệt: tiết dịch nhờn. Câu 17: Cơ quan sinh dục nữ gồm: Buồng trứng: nơi sinh sản ra trứng. Ống dẫn, phễu: thu trứng và dẫn trứng. Tử cung: đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh. Âm đạo: thông với tử cung. Tuyến tiền đình: tiết dịch. Câu 18: Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên: Mang thai ở tuổi này có nguy cơ tử vong cao vì: + Dễ sảy thai, đẻ non. + Con nếu đẻ thường nhẹ cân, khó nuôi dễ tử vong. + Nếu phải nạo dễ dẫn tới vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con. Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh hưởng tới tiền đồ sự nghiệp. Học sinh: Tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh, giữ tình bạn trong sáng và lành mạnh để không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, tới học tập và hạnh phúc gia đình trong tương lai. Hoặc phải bảo đảm tình dục an toàn (không mang thai hoặc không bị mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục) bằng cách sử dụng bao cao su. Câu 19: Thụ tinh: sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. Thụ thai: trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung tiếp tục phát triển thành thai. Kinh nguyệt: là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra, thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhầy. Câu 20: AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Tác hại của HIV/AIDS: làm cơ thể mất khả năng chống bệnh và dẫn tới tử vong. Con đường lây truyền HIV/AIDS: Qua đường máu (tiêm chích, truyền máu, dùng chung kim tiêm). Qua quan hệ tình dục không an toàn. Qua nhau thai (từ mẹ sang con). Câu 21: Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS: Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền. Sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng. Người mẹ bị AIDS không nên sinh con.
File đính kèm:
- de cuong hay.doc