Đề cương ôn tập môn Sinh học 8 - Kỳ II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Sinh học 8 - Kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 8 KỲ II ...................................... Câu 1. Nguyên tắc lập khẩu phần: - Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng. - Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ vitamin và muối khoáng. - Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Câu 2. - PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. - PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. - Ví dụ: Tay chạm phải vật nóng rụt tay lại. - Tính chất: + Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện. + Được hình thành trong đời sống cá thể, kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. + Dễ mất khi không củng cố. + Không có tính chất di truyền, mang tính chất cá thể. + Số lượng không hạn định. + Hình thành đường liên hệ tạm thời. + Trung ương nằm ở vỏ não. Câu 3. Vai trò của bài tiết: Bài tiết đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống. Giữ cho các tính chất của môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định Giúp cơ thể không bị nhiễm độc Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. Câu 4. Hoocmon: Tính chất : Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến 1, hoặc 1 vài cơ quan nhất định (cơ quan đích). VD: Hoocmon FSH... (hoocmon theo máu đi khắp cơ thể - tính đặc hiệu của hoocmon). Có hoạt tính sinh hoạt cao (một lượng nhỏ gây hiệu quả rõ rệt) Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài (có thể thay thế một vài loại hoocmon của vật cho người). VD : thay thế hoocmon Isulin (bò) sang người để chữa bệnh đái tháo đường. Vai trò: Duy trì tính ổn định của mt bên trong cơ thể Điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể Câu 5: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết: Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết - Là những tuyến mà các chất tiết được ngấm thẳng vào máu, đến các tế bào - Lượng chất tiết tiết ra rất ít nhưng lại có hoạt tính sinh học cao - Kích thướt tuyến nhỏ - Là những tuyến có ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài. - Lượng chất tiết tiết ra nhiều nhưng có hoạt tính sinh học thấp - Kích thướt tuyến lớn Câu 6. Phân biệt thụ tinh và thụ thai: - Thụ tinh là trứng gặp, kết hợp với tinh trùng tạo thành hợp tử. - Thụ thai là trứng được thụ tinh làm tổ trong tử cung tạo thành thai. * Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai: + Ngăn trứng chín và rụng. + Tránh không để tinh trùng gặp trứng + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh Câu 7. Không nên trang điểm, nhổ bỏ lông mày tạo dáng vì: Lông mày ngăn khôn cho nước và mồ hôi chảy xuống mắt Lạm dụng kem phấn sẽ làm bít lỗ chân lông, tiết chất nhờn tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển các bệnh ngoài da (mụn trứng cá) Câu 8. Để biết được rễ nào còn, rễ nào mất ta làm thí nghiệm như sau: - Kích thích mạnh chi trước, chi trước bên nào co chứng tỏ rễ trước chi đó vẫn còn, nếu chi trước bên nào không co thì rễ trước chi đó bị đứt. Nếu không chi nào co cả thì rễ sau chi đó bị đứt. - Kích thích mạnh lần lượt 2 chi sau: + Nếu chi nào bị kích thích làm co các chi chứng tỏ rễ sau chi đó còn + Nếu không co chi nào cả chứng tỏ rễ sau chi đó bị đứt. + Kích thích mạnh chi sau, chi sau bên nào co chứng tỏ rễ trước chi đó vẫn còn, nếu chi sau bên nào không co thì rễ trước chi đó bị đứt. Đề Kiểm Tra: ®Ò bµi: I. Trắc nghiệm: (3đ) Câu 1.Hãy điền các từ và cụm từ thích hợp vào chỗ trống () thay cho các số 1, 2, 3,.để hoàn thành đoạn sau: (1,5đ) Da có chức năng che chở và(1)Bảo vệ Tầng sừng có khả năng chống thấm nước và ngăn vi khuẩn xâm nhập, các(2)Tuyến nhờn tiết chất nhờn chứa lizôzim có khả năng diệt khuẩn, lớp tế bào(3)Sắc tố của tầng Manpighi có khả năng chống tác hại của tia tử ngoại. Ngoài ra, lớp mô liên kết đàn hồi và lớp mỡ dưới da có vai trò chống lại các tác động cơ học và che chở cho cơ thể. Câu 2. Điền vào các ô trống trong bảng sau bằng các nội dung thích hợp. (1,5đ) STT Các thói quen sống khoa học Cơ sở khoa học 1 Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh 2 Khẩu phần ăn uống hợp lý: - Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi - Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại - Uống đủ nước Không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi Hạn chế tác hại của các chất độc - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục 3 Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái II. Tự luận: (7,0đ) Câu 1: Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần? (1,0đ) Câu 2: Thế nào là phản xạ có diều kiện? Lấy ví dụ? Trình bày tính chất của phản xạ có điều kiện? (2đ) Câu 3: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? (1.0đ) Câu 4: Phân biệt thụ tinh và thụ thai. Cho biết cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. (1.5đ) Câu 5: Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rẽ tuỷ, em Quang đã vô tình làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện rễ nào còn, rễ nào mất? (1.5đ)
File đính kèm:
- spc DE CUONG ON TAP SINH HOC 8 CHUAN.doc