Đề cương ôn tập môn sinh học lớp 6 học kì II

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn sinh học lớp 6 học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thụ phấn là gì? Nêu khái niệm thụ tinh. 
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn rơi trên đầu nhuỵ.Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực( tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái(trứng) chứa trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
Phân biệt quả khô và quả thịt.Cho VD?
Quả khô : khi chín vỏ khô, cứng, mỏng. có 2 loại quả khô: khô nẻ(đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…),khô không nẻ(đậu phộng, thìa là, chò…)
Quả thịt: khi chín vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả. Có 2 loại quả thịt: quả gồm toàn thịt gọi là quả mọng( chanh, nho, cà chua,…), quả có hạch cứng bao bọc hạt gọi là quả hạch( táo,mơ…).
Điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì?
Muốn cho hạt nảy mầm; ngoài chất lượng hạt giốn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.
Cây có hoa có những cơ quan, bộ phận nào? Nêu chức năng của từng bộ phận.
Cây có hoa có 2 loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, cây có hoa bao gồm những bộ phận là : hoa, quả, lá, hạt, thân, rễ. Chức năng:
+ Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
+ Quả: Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
+ Lá: Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.
+ Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
+ Thân: Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
+ Rễ: Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
Vì sao tảo là thực vật bậc thấp? So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu với tảo.
Tảo là thực vật bậc thấp vì: chưa có rễ, thân, lá thật sự.
So sánh: 
Tảo: chưa có rễ, thân, lá thật sự.
Rêu: đã có thân, lá thật sự, rễ giả. Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn. 
Cơ quan sinh sản của thông là gì? Nêu đặc điểm và cấu tạo?
- Cơ quan sinh sản của thông là nón. Có 2 loại nón:
+ Nón đực: màu vàng, khô, mọc thành cụm. cấu tạo gồm: trục nón, vảy( nhị), túi phấn chứa hạt phấn.
+ Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ, màu xanh. Cấu tạo gồm: trục nón, vảy( lá noãn), noãn nằm ở gốc của lá noãn.
Các bậc phân loại? Giới thực vật có mấy ngành? Kể tên?
Các bậc phân loại gồm: Ngành à Lớp à Bộ à Họ à Chi à Loài
Giới thực vật có 5 ngành: ngành tảo à ngành rêu à ngành dương xỉ à ngành hạt trần à ngành hạt kín.
Nêu đặc diểm chung của thực vật hạt kín? Vì sao hạt kín là ngành tiến hoá nhất?
-Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng: rễ( rễ cọc, rễ chùm); thân(thân đứng, thân leo, thân bò); lá(lá đơn, lá kép). Bên trong có mạch dẫn phát triển.
-Cơ quan sinh sản: có hoa, quả, hạt. Hoa vs quả có nhiều dạng khác nhau. Môi trường sống đa dạng.
* Hạt kín là ngành tiến hoá nhất vì: hạt nằm trong quả nên được bảo vệ tốt hơn. Đây là 1 ưu thế của hạt kín => Hạt kín là ngành tiến hoá nhất.
Nêu vai trò của thực vật trong việc điều hoà khí hậu? Giữ đất chống xói mòn? Đối với đời sống của động vật và con người?
Điều hoà khí hậu: 
+ 	Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh( lấy khí CO2, thải ra khí O2) nên hàm lượng khí cacbonic và ôxi trong không khí được ổn định.
+ 	Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, làm tăng lượng mưa của khu vực.
+ 	Những nơi có nhiều cây cối như vùng rừng núi, không khí rất trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt khuẩn.
Giữ đất chống xói mòn:
+ 	Thực vật đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra nên có vai trò quan trọng trong việc giữ đất chống xói mòn.
+ 	Ở những nơi không có rừng sau khi mưa lớn đất bị xói mòn theo nước mưa trôi xuống làm lấp lòng sông, lòng suối, nước không thoát kịp tràn lên các vùng thấp gây hiện tượng lũ lụt. mặt khác tại nơi đó đất không có khả năng giữ nước nên xảy ra hạn hán.
+	 Nước mưa khi rơi xuống rừng sẽ được giữ lại 1 fần và thấm dần xuống các lớp dưới tạo thành các dòng chảy ngầm, sau đó chảy xuống các chỗ trũng tạo thành suối, sông, đây là nguồn nước quan trọng dùng cho sinh hoạt và nông nghiệp.
Đối với đời sống của động vật:
+	Thực vật cung cấp thức ăn và khí ôxi cho nhiều động vật( và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người)
+ 	Thực vật cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho một số động vật như: chim, khỉ, ong…
Đối với đời sống của con người:
+	Những cây có giá trị sử dụng: Thực vật nhất là thực vật hạt kín có công dụng nhiều mặt, ý nghĩa kinh tế lớn: cho gỗ, làm thuốc, làm thức ăn, cho bóng mát, làm cảnh… Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, chúng ta cần bảo vệ và phát triển chúng.
+ 	Những cây có hại cho sức khoẻ con người: Bên cạnh đại đa số những cây có ích, có 1 số ít cây có hại cho sức khỏe con người nếu sử dụng không đúng cách.
VD: cây thuốc phiện, thuốc lá, cần sa…
Đa dạng thực vật là gì? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
Đa dạng thực vật là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và sự đa dạng về môi trường sống của chúng. 
để bảo vệ sự đa dạng của thực vật cần:
+ Ngăn chặn phá rừng bừa bãi để bảo vệ môi trường sống của thực vật và bảo vệ các loài thực vật quý hiếm.
+ Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tông, bảo vệ các loài thực vật, cấm buôn bán các loài thực vật quý hiếm.
+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Hình dạng, kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng của vi khuẩn.
Hình dạng: hình cầu, roi, hạt đậu, xoắn…
Kích thước: rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường( 1 đến vài phần nghìn mm)
Dinh dưỡng: Hầu hết vi khuẩn không có chất diệp lục như ở thực vật nên không tự chế tạo được chất hữu cơ mà phải sử dụng các chất hữu cơ có sẵn gọi là dị dưỡng.
+	 Hoại sinh: là sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động thực vật.
+	Kí sinh: là sống nhờ trên cơ thể sống khác.
Điều kiện phát triển của nấm? Cách dinh dưỡng, vai trò của nấm?
Điều kiện phát triển của nấm:
+Ngoài thức ăn là những chất hữu cơ có sẵn, nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển.
Cách dinh dưỡng,
+	Nấm là những cơ thể dị dưỡng( kí sinh hoặc hoại sinh).
-	vai trò:
+	Nấm có ích: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ, làm men để sản xuất rượu, bia,…, làm thức ăn, làm thuốc: mốc xanh, nấm linh chi,…
+	Nấm có hại: gây bệnh cho cây trồng, con người( hắc lào, nước ăn chân,…), làm hư hỏng thức ăn, nấm độc gây ngộ độc có thể dẫn đến tử vong.
Hình dạng, cấu tạo, đặc điểm dinh dưỡng của địa y.
Hình dạng: hình vảy, hình cành, dạng búi sợi.
Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
Đặc điểm dinh dưỡng: Địa y là 1 dạng đặc biệt được hình thành do sự sống chung giữa nấm và tảo. các sợi nấm hút nứơc và muối khoáng cung cấp cho tảo. tảo nhờ có chất diệp lục sử dụng chúng để chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả 2 bên. Hình thức sống này gọi là cộng sinh.

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP MON SINH HOC 6 TRUONG THCS NGUYEN VIET XUAN 20112012.doc