Đề cương ôn tập môn Sinh khối 7

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Sinh khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Cương Ôn Tập Sinh
1. Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?
- Có bộ lông mao dày xốp: che chở và giữ nhiệt cho cơ thể
- Chi có vuốt: + Chi trước ngắn: đào hang
 + Chi sau dài, khỏe: bật nhảy => chạy trốn kẻ thù
- Mũi thính và lông xúc giác nhạy: tìm thức ăn và môi trường
- Tai thính, vành tai dài, lớn, cử động các phía: định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù
- Mắt có mí cử động được: bảo vệ
2. Nêu ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng?
- Có thai sinh nên gọi là hiện tượng thai sinh
- Sự phát triển của phôi không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng trong trứng mà được nuôi bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ qua nhau thai nên ổn định, an toàn, có đầy đủ các điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, có nhiều chất dinh dưỡng, kháng thể vì vậy ổn định, chủ động không lệ thuộc vào con mồi trong tự nhiên
3. Nêu đặc điểm chung của lớp thú?
- Thú là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa. Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa làm 3 loại. Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. Thú là động vật hằng nhiệt
4. Trình bày cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống?
* Ở cạn:
- Mắt có mi, tai có màng nhĩ, mũi thông với khoang miệng: bảo vệ mắt, nhận biết âm thanh trên cạn
- Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt: di chuyển
- Nhảy cóc
* Ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, gắn liền với thân: giảm sức cản của nước
- Mắt và mũi ở vị trí cao trên đầu: ngửa, thở và quan sát
- Da trần, luôn ẩm ướt, dễ thấm khí: hô hấp
- Chi sau có màng bơi căng giữa các ngón: tạo lực đẩy nước
- Bơi lội 
5. Nêu đặc điểm chung của lớp chim, lớp bò sát?
* Lớp chim:
- Là động vật hằng nhiệt
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của bố mẹ
- Phổi có mạng ống khí, túi khí khi tham gia hô hấp
- Mình có lông vũ bao phủ, có mỏ sừng
* Lớp bò sát:
- Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn
- Da khô, có vảy sừng
- Chi yếu có vuốt sắc (trừ rắn)
- Phổi có nhiều vách ngăn
- Tim có vách hụt ở tâm thất, máu pha ít đi nuôi cơ thể
- Thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng (nuôi phôi) 
- Là động vật biến nhiệt
6. So sánh hệ tuần hoàn của ếch, cá, bò sát với chim?
Giống :
- Đều có các hệ cơ quan
- Đều có tim và các hệ mạch: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
- Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể chứa nhiều ôxi, máu đỏ thẫm đi từ hệ cơ quan ra ngoài cơ thể chức nhiều cacbonic
Khác nhau:
Tim
Số vòng tuần hoàn
Máu nuôi cơ thể
Chim
Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất
2 vòng tuần hoàn: tuần hoàn cơ thể và tuần hoàn phổi
Máu đỏ tươi
 ( nhiều oxi)
Cá
Tim 2 ngăn: 1 tâm thất, 1 tâm nhĩ
1 vòng tuần hoàn, thuộc hệ tuần hoàn kín
Máu đỏ tươi
Ếch
Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất
2 vòng tuần hoàn: 1 tuần hoàn cơ thể và 1 tuần hoàn phổi
Máu pha 
Bò sát
Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, có vách hụt ở tâm thất
2 vòng tuần hoàn: 1 tuần hoàn cơ thể và 1 tuần hoàn phổi
Máu pha
Thỏ
Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất
2 vòng tuần hoàn: 1 tuần hoàn cơ thể và 1 tuần hoàn phổi
 Máu đỏ tươi
7. Hãy chứng minh thú có lợi đối với đời sống con người?
- Cung cấp thực phẩm, sức kéo: trâu, bò,..
- Cung cấp dược liệu: hổ, gấu, hươu,..
- Nguyên liệu phục vụ cho mỹ nghệ: ngà voi, lông, da
- Cung cấp nguyên liệu cho thí nghiệm: khỉ, chó chuột,..
- Tiêu diệt gặm nhấm có hại: chồn, mèo rừng
=> Thú có lợi đối với đời sống con người
8. Nêu biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm?
- Bảo vệ động vật hoang dã, không gây ô nhiễm môi trường
- Xây dựng khu bảo tồn động vật
- Phủ xanh đồi trống, đồi trọc
- Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người bảo vệ động vật, không săn bắn, mua bán động vật
- Đẩy mạnh việc chăn nuôi
- Lai tạo các giống mới

File đính kèm:

  • docDe cuong sinh 7.doc