Đề cương ôn tập môn Văn 8 - Kì I

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Văn 8 - Kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ Phần văn bản:
I/Phần truyện kí Việt Nam:
STT
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm sinh-năm mất
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1
Tôi đi học
Thanh Tịnh
1911-1988
Kết hợp hài hòa giữa kể và tả làm bộc lộ tâm trạng cảm xúc tinh tế, văn bản đã để lại những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhat là buổi tựu trường đầu tiên thường được nhớ mãi trong cuộc đời của mỗi một con người. 
Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ lại.
2
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng 
1918-1982
- Tạo dựng được mạch truyện mạch cảm xúc tự nhiên chân thật kết hợp miêu tả biểu cảm tạo nên những rung động.
Tình mẫu tử thiêng liêng là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn mỗi một con người.
3
Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố
1893-1954
Khắc họa hình tượng nhân vật và miêu tả sinh động, hấp dẫn, truyện kể tự nhiên, chân thực.
Phê phán chế độ tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tìm tàn của người phụ nữ nông thôn. 
4
Lão Hạc
Nam Cao
1917-1951
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ dưới chế độ thực dân-phong kiến và nhân phẩm cao đẹp của họ. 
Nhân vật được đào sâu tâm lí, truyện kể tự nhiên linh hoạt vừa chân thật, vừa đậm chất triết lí trữ tình.
II/Phần văn học nước ngoài:
STT
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm sinh- năm mất
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1
Cô bé bán diêm
An-déc-xen
1805-1875
Miêu tả rõ nét về cảnh ngộ và nỗi khổ cực bằng những hình ảnh đối lập, sắp xếp, theo trình tự sự việc nhằm khắc họa hình ảnh em bé, sự đan xen giữa mộng ảo và thực tế. 
Câu truyện thể hiện niềm thương cảm đối với những số phận bất hạnh.
2
Đánh nhau vơí cối xay gió
Xéc-van-tét
1547-1616
Xây dựng tương phản giữa hai nhân vật, hai tính cách trái ngược nhau. Cả hai nhân vật đều có điểm đáng chê và đáng cười, nhưng cũng có cái dáng quý
Câu chuyện kể về sự that bại của Đôn-ki-hô-tê.
3
Chiếc lá cuối cùng
O Hen-ri
1862-1910
- Dàn dựng cốt truyện hấp dẫn 
- Xây dựng đảo ngược tình huống hai lần. 
- Tình yêu thương cao cả của những người nghèo khổ
- Sức mạnh của tình yêu sẽ chiến thắng bệnh tật
- Sức mạnh và giá trị nhân sinh của nghệ thuật.
4
Hai cây phong
Ai-ma-tốp
1928-2008
Lựa chọn ngôi kể hợp lí hai quan hệ, lồng ghép miêu tả bằng ngòi bút đậm đà chất hội họa có sự kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nhân hóa nhiều liên tưởng.
- Hai cây phong là biểu tượng của người yêu quê hương, sứ sở là bài ca về người thầy chân chính.
- Lòng biết ơn người thâỳ Duy-xen người đã gieo trồng những tâm hồn trẻ thơ miềm tin niềm khát khao về một cuộc sống tốt đẹp.
III/Phần văn bản nhật dựng:
STT
Tên tác phẩm
Hình thức
Nội dung
1
Thông tin về ngày TĐ năm 2000
- Cách giải thích đơn giản, dễ hiểu.
- Ngôn ngữ giản dị, chính xác, giúp văn bản có tính phổ cập dễ thuyết phục.
Giảm thiểu dùng bao bì ni lông là một trong những hành động hiệu quả giúp ích cho con người và sức khỏe. Một hành động khó nhưng mang lại lợi ích và sự sống chung của nhân loại.
2
Ô dịch, thuốc lá
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học.
Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục về vấn đề y học liên quan đến xã hội.
Bằng phân tích khoa học, văn bản chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người từ đó kêu gọi mọi người hãy ngăn ngừa việc hút thuốc lá.
3
Bài toán dân số
- Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích.
- Lập luận chặt chẽ.
- Ngôn ngữ khoa học giàu sức thuyết phục.
- Sự gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại của thế giới. Là nguyên nhân dẫn đến lạc hậu, nghèo đói.
- Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại.
VI/ Thơ:
STT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Năm sinh-năm mất
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1
Vào nhà ngục Quảng
 Đông cảm tác
Phan Bội Châu 
1867-1940
- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Xây dựng hình tượng người anh hùng kiên cường, khí phách
- Ngôn ngữ thể hiện khẩu khí rắn rỏi, hào hùng.
- Phép đối chặt chẽ
Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất vượt lên cảnh tù ngục của người chiến sĩ Phan Bội Châu.
2
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh
1872-1926
- Xây dựng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa.
- Bút pháp lãng mạn, khẩu khí ngang tàng, giọng hào hùng.
- Nghệ thuật đối lập, khoa trương, làm nổi bật tầm vóc lớn lao của người anh hùng.
- Bài thơ giúp ta cảm nhận được hình tượng lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước không sờn lòng trước gian nguy.
- Qua đó khẳng định nhà tù đế quốc không thể khuất phục ý chí, nghị lực, và niềm tin của người chiến sĩ cách mạng.
3
Muốn làm thằng Cuội
Tản Đà
1889-1939
- Hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu.
- Giọng thơ hóm hỉnh, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
- Tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc trước thực tại tầm thường,xấu xa,muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. 
4
Hai chữ nước nhà
Trần Tuấn Khải
1895-1983
- Thể thơ thích hợp 
- Giọng điệu trữ tình thống thiết 
- Là lời nhắc nhở con : Hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha.
- Khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. 
5
Ông đồ
Vũ Đình Liên
1913-1996
- Thể thơ ngũ ngôn, hình ảnh đối lập, lời thơ cảm xúc kết hợp biểu cảm, kể, tả. 
Khắc họa hình tượng hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện sự tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cỏ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. 
B/Phần tiếng việt:
I/lí thuyết:
1/ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
 Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn( khái quát hơn) hoặc hẹp hơn(ít khái quát hơn) nghĩa của các từ khác:
 - Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạn vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa một số từ ngữ khác.
 - Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
 - Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
2/ Trường từ vựng:
 Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
*Lưu ý:
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiêù trường từ vựng nhỏ hơn.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại.
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.
3/ Từ tượng hình, từ tượng thanh:
* Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
* Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
4/ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
* Khác với từ toàn dân, từ dịa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một địa phương nhất định.
* Khác với từ toàn dân, biệt ngữ xã chỉ dược xử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất dịnh.
5/ Trợ từ, thán từ:
* Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
* Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
 - Có 2 loại thán từ:
 + Thán từ dùng bộc lộ cảm xúc.
 + Thán từ dùng để gọi đáp.
6/ Tình thái từ:
* Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và đẻ biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
7/ Nói quá:
Nói quá là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
8/ Nói giảm nói tránh:
 Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
9/ Câu ghép:
 Câu ghép là những câu do hai hay nhiều cụm C – V tạo thành không bao chứa nhau. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.
10/ Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm:
* Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
* Dấu hai chấm dùng để:
 - Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho mọt phần trước đó.
 - Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
11/ Dấu ngoặc kép:
* Dấu ngoặc kép dùng để;
 - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
 - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mĩa mai.
 - Đánh dấu tên tác phẩm, tập san, được dẫn.
II/ Ngữ pháp (công dụng):
1/ Từ tượng hình, từ tượng thanh:
 Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi tả được hình ảnh âm thanh cụ thể sinh động có giá trị biểu cảm cao thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
2/ Từ địa phương biệt ngữ xã hội:
 Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn tác giả cũng có thể sử dụng chúng nhằm tô đậm sắc màu quê hương màu sắc của các tầng lớp ấy và bộc lộ tính cách của nhân vật.
 Nhưng chúng ta không được lạm dụng và cần tìm hiểu các từ toàn dân có nghĩa tương ứng để có thể sử dụng khi cần thiết.
3/ Tình thái từ:
Khi nói hoặc viết cần chú ý sử dụng tình thái tù phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,...).
4/ Cách nối câu ghép:
 Có 2 cách nối là:
Dùng quan hệ từ có tác dụng nối và không dùng quan hệ từ.
C/tập làm văn:
I/ Cây but bi:
.Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi. 
II. Thân bài:
Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 
quyết định và nghiên cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thếàÔng phát hiện mực in giấy rất nhanh khô  
 Bút bi ra đời.à
2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
-Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
VỎ BÚT
RUỘT BÚT
3. Phân loại: 
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
-Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản 
(có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
MŨI BÚT
5. Ưu điểm, khuyết điểm:
-Ưu điểm: 
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn. 
- Phong trào:
- “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa: 
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình. 
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
 Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.à
“ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
 Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
III/thuyet minh 1 thể loại văn học:
Đất nước chúng tôi tuy vô cùng nhỏ bé song dân tộc chúng tôi rất tự hào với truyền thống văn hoá mà cha ông bao thế hệ đã tích tụ và truyền lại cho chúng tôi. Trong nền văn hoá dân gian đó có một bộ phận rất quan trọng đó là văn học dân gian. Những tác phẩm văn học dân gian ấy là nơi "Cho tôi nhận mặt ông cha của mình". Do điều kiện lịch sử xã hội, do quan niệm thẩm mĩ và đặc điểm văn hoá riêng chúng tôi không có được những bộ sử thi đồ sộ như Ramayana, Ôđixê song chúng tôi cũng rất đỗi tự hào với kho báu văn học dân gian vô cùng đa dạng, phong phú và vô cùng quý giá của chúng tôi. 
Văn học dân gian cho chúng tôi những lời ru ngọt ngào từ thủa còn nằm nôi. Đó là ca dao, một bộ phận quan trọng làm nên nền văn học và văn hoá dân gian của dân tộc. Ca dao không chỉ là khúc hát du dương đưa em thơ và giấc ngủ mà đó còn là những câu nói hàm súc chứa đựng bao lời khuyên dạy về đạo lí làm người, những bài học nhân sinh. Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Rất nhiều nét văn hoá của dân tộc có lúc có nơi bị ai đó coi là xa lạ, thì chúng tôi lại tìm thấy trong truyện dân gian Việt Nam. Truyện dân gian là nơi thể hiện và lưu giữ những tư tưởng nhân sinh cao cả của người xưa như "ở hiền gặp lành", "người ngay thì được Phật Tiên độ trì", là nơi gửi gắm một niềm tin bất diệt "cái Thiện luôn chiến thắng cái ác".
Tục ngữ lại là nơi chứa đựng những đúc kết kinh nghiệm sản xuất, những triết lí về cuộc sống, những thái độ ứng xử, quan niệm về cuộc sống Mỗi thế hệ góp thêm một phần và cho đến nay, dân tộc tôi đã có một kho tàng tục ngữ rất đáng tự hào. Các bạn có thể tìm thấy rất nhiều điều hay trong những câu nói rất ngắn gọn, mộc mạc, gần gụi mà có những ý nghĩa rất sâu xa của cha ông chúng tôi. Đó là "Không Thầy đố mày làm nên", "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", "Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn"
Truyện cười dân gian sẽ mang đến cho các bạn những phút giây thư giãn vô cùng bổ ích. Bằng những câu chuyện vui kể về những tình huống rất đời thường, truyện cười không chỉ có tác dụng giải trí mà ý nghĩa sâu xa hơn còn là những lời khuyên răn, những bài học làm người, châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội, những tính xấu của con người. Truyện cười phần lớn hướng đến mục đích phê phán và châm biếm cái xấu
Các dân tộc thiểu số ở miền núi thì có truyện thơ, người Tây Nguyên thì có các pho sử thi kể một cách đầy tự hào về các anh hùng dân tộc và ca ngợi sức mạnh cộng đồng
Chúng tôi rất tự hào về kho tàng văn học đân gian của dân tộc mình. Bởi văn học dân gian giúp cho chúng tôi hiểu dân tộc mình hơn và tự hào với những gì cha ông đã để lại cho chúng tôi. 
 	--------------------------------hết-------------------------------
	 ^_^HNN^_^

File đính kèm:

  • docDE CUONG VAN HKi.doc
Đề thi liên quan