Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 12 (Lý thuyết) - Chương III: Điện xoay chiều

doc11 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 12 (Lý thuyết) - Chương III: Điện xoay chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: ĐIỆN XOAY CHIỀU
( Lý thuyết)
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dòng điện xoay chiều?
	A. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có trị số biến thiên theo thời gian theo quy luật dạng sin hoặc cosin.
	B. Dòng điện xoay chiều có chiều luôn thay đổi.
	C. Dòng điện xoay chiều thực chất là một dao động điện cưỡng bức.
	D. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có trị số biến thiên theo thời gian nên giá trị hiệu dụng cũng biến thiên theo thời gian.
Bản chất của dòng điện xoay chiều trong dây kim loại là:
	A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron trong dây dẫn dưới tác dụng của điện trường đều.
	B. Sự dao động cưỡng bức của các điện tích dương trong dây dẫn.
	C. Sự dao động cưỡng bức của các electron trong dây dẫn.
	D. Dòng dịch chuyển của các electron, ion dương và âm trong dây dẫn.
Chọn nhận xét đúng khi nói về bản chất của dòng điện xoay chiều trong dây kim loại.
	A. Là dòng chuyển dời có hướng của các eléctron tự do trong dây kim loại dưới tác dụng của điện trường đều.
	B. Là dòng dao động cưỡng bức của các eléctron tự do trong dây kim loại dưới tác dụng của điện trường được tạo nên bởi một hiệu điện thế xoay chiều.
	C. Là sự lan truyền điện trường trong dây kim loại khi giữa hai đầu dây dẫn có một hiệu điện thế xoay chiều.
	D. Là sự lan truyền điện từ trường biến thiên trong dây kim loại.
Điều nào sau đây là đúng khi nói về dung kháng của tụ điện 
	A. Tỉ lệ nghịch với tần số của dòng điện xoay chiều qua nó. 
	B. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu tụ.
	C. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện xoay chiều qua nó.
	D. Có giá trị như nhau đối với cả dòng xoay chiều và dòng điện không đổi.
Điều nào sau đây là đúng khi nói về cảm kháng của cuộn dây:
	A. Tỉ lệ nghịch với tần số dòng điện xoay chiều qua nó. 
	B. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế xoay chiều áp vào nó. 
	C. Tỉ lệ thuận với tần số của dòng điện qua nó.
	D. Có giá trị như nhau đối với cả dòng xoay chiều và dòng điện không đổi.
Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng:
	A. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều.
	B. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở.
	C. Ngăn cản hoàn toàn dòng điện.
	D. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiệu điện thế xoay chiều hiệu dụng?
	A. Giá trị hiệu dụng được ghi trên các thiết bị sử dụng điện.
	B. Hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được đo với vôn kế
	C. Hiệu điện thế hiệu dụng có giá tri bằng giá trị cực đại.
	D. Hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có giá trị bằng hiệu điện thế biểu kiến lần lượt đặt vào hai đầu R trong cùng một thời gian t thi tỏa ra cùng một nhiệt lượng.
Một dòng điện xoay chiều có cường độ tức thời là: i = 5cos(100pt +j), kết luận nào sau đây là sai?
	A. Cường độ dòng điện hiệu dụng bằng 5A. 	B. Tần số dòng điện bằng 50Hz.
	C. Biên độ dòng điện bằng 5A 	D. Chu kỳ của dòng điện bằng 0,02s
Điều nào sau đây là sai khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thuần dung kháng?
	A. Tụ điện cho dòng điện xoay chiều “đi qua” nó.
	B. Hiệu điện thế hai đầu tụ điện luôn chậm pha so với dòng điện qua tụ điện một góc p/2.
	C. Dòng điện hiệu dụng qua tụ điện tính bởi biểu thức I = w.C.U
	D. Hiệu điện thế hiệu dụng được tính bằng công thức U = I.w.C
Điều nào sau đây là đúng khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần?
	A. Dòng điện qua điện trở và hiệu điện thế hai đầu điện trở luôn cùng pha.
	B. Pha của dòng điện qua điện trở luôn bằng không.
 	C. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế hiệu dụng là U = 
	D. Nếu hiệu điện thế ở hai đầu điện trở có biểu thức: u = U0sin(wt + j) thì biểu thức dòng điện qua điện trở là i = I0sinwt
Điều nào sau đây là đúng khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm kháng?
	A. Dòng điện qua cuộn dây luôn trễ pha hơn hiệu điện thế hai đầu cuộn dây một góc p/2.
	B. Hiệu điện thế hai đầu cuộn dây luôn chậm pha hơn dòng điện qua cuộn dây này một góc p/2.
	C. Dòng điện qua cuộn dây tính bởi biểu thức: I = wLU.
	D. Cảm kháng của cuộn dây tỉ lệ nghịch với tần số dòng điện.
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, C, L mắc nối tiếp độ lệch pha giữa hiệu điện thế hai đầu toàn mạchvà cường độ dòng điện trong mạch là: ju/i = -
	A. Mạch có tính cảm kháng. 	B. Mạch có trở kháng baèng 0.
	C. u sớm pha hơn i. 	D. Mạch có tính dung kháng.
Đặt vào hai đầu điện trở R = 100W một hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức: u = 200cos100pt (V). Khi tăng tần số dòng điện thì giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện sẽ như thế nào?
	A. Cường độ dòng điện tăng 	B. Cường độ dòng điện không thay đổi
	C. Cường độ dòng điện giảm D. Cường độ dòng điện tăng và độ lệch pha không đổi.
Cho dòng điện xoay chiều hình sin qua mạch điện chỉ có điện trở thuần thì hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu điện trở:
	A. Chậm pha đối với dòng điện 	B. Nhanh pha đối với dòng điện
	C. Cùng pha đối với dòng điện 	D. Lệch pha đối với dòng điện p/2
 Một dòng điện xoay chiều có cường độ i = 5cos100pt (A) thì trong 1s dòng điện đổi chiều:
	A. 100 lần 	B. 50 lần 	C. 25 lần 	D. 2 lần
Một dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng là 2 A thì cường độ dòng diện có giá trị cực đại bằng:
	A. 1A 	B. 2A 	C. 2 A 	D. 0, 5A
Một dòng điện xoay chiều có cường độ i = 2cos(100pt +p/2) (A). Chọn câu phát biểu sai khi nói về i.
	A. Cường độ hiệu dụng bằng 2A. 	B. Tần số dòng điện là 50Hz.
	C. i luôn sớm pha hơn u một góc p/2 	D. Pha ban đầu là p/2.
Một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, mắc vào một mạng điện xoay chiều với tần số 50Hz. Nếu đặt ở hai đầu cuộn dây nói trên một hiệu điện thế xoay chiều tần số 100Hz thì dòng điện đi qua cuộn dây thay đổi như thế nào?
	A. Dòng điện tăng 2 lần 	B. Dòng điện tăng 4 lần
 	C. Dòng điện giảm 2 lần 	D. Dòng điện giảm 2 lần
Một tụ điện có điện dung C, mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng U, tần số f. Khi tăng tần số đến giá trị f’ > ƒ thì dòng điện qua tụ thay đổi như thế nào?
	A. Dòng điện giảm 	B. Dòng điện tăng
	C. Dòng điện không thay đổi 	D. Dòng điện tăng và trễ pha với u một góc không đổi. 
Một cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần không đáng kể mắc vào mạng điện có tần số ƒ = 60Hz. Phải thay đổi tần số của hiệu điện thế đến giá trị nào sau đây để dòng điện tăng gấp đôi với điều kiện hiệu thế hiệu dụng không đổi?
	A. Tăng 4 lần, tức f’ = 240Hz 	B. Giảm 4 lần, tức f’ = 15Hz
	C. Tăng 2 lần, tức f’ = 120Hz 	D. Giảm 2 lần, tức f’ = 30Hz
Ở hai đầu một tụ điện có một hiệu điện thế xoay chiều U, ƒ = 50Hz. Dòng điện đi qua tụ điện có cường độ bằng I. Muốn cho dòng điện đi qua tụ điện có cường độ bằng 0,5I phải thay đổi tần số dòng điện đến giá trị nào sau đây?
	A. Tăng 2 lần và bằng 100Hz 	B. Không thay đổi và bằng 50Hz
	C. Giảm 2 lần và bằng 25Hz 	D. Tăng 4 lần và bằng 200Hz
Khi cho dòng điện xoay chiều có biểu thức i = I0sinwt (A) qua mạch điện chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế tức thời giữa hai cực tụ điện:
	A. Nhanh pha đối với i.
	B. Có thể nhanh pha hay chậm pha đối với i tuỳ theo giá trị điện dung C.
	C. Nhanh pha p/2 đối với i.
	D. Chậm pha p/2 đối với i.
Giữa hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần được duy trì một hiệu điện thế u = U0cos(wt + p). Vậy dòng điện trong mạch có pha ban đầu là:
	A. j = 0. 	B. j = p/2. 	C. j = -p/2. 	D. j = p.
Giữa hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn thuần cảm được duy trì một hiệu điện thế: u = U0cos(wt + p). Vậy dòng điện trong mạch có pha ban đầu là:
	A. j = 0. 	B. j = p/2. 	C. j = -p/2. 	D. j = p.
Giữa hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện được duy trì một hiệu điện thế u = U0cos(wt + p). Vậy dòng điện trong mạch có pha ban đầu là:
	A. j = 0. 	B. j = 3p/2. 	C. j = -p/2. 	D. j = p.
Với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ C và cuộn cảm L thì:
	A. i luôn lệch pha với u một góc p/2. 	B. i và u luôn ngược pha.
	C. i luôn sớm pha hơn u góc p/2. 	D. u và i luôn lệch pha góc p/4.
Với mạch điện xoay chiều chỉ chứa điện trở R và cuộn cảm L thì:
	A. i luôn sớm pha hơn u. 	B. i và u luôn ngược pha.
	C. i luôn trễ pha hơn u 	D. u và i luôn lệch pha góc p/4.
Với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ C và điện trở R thì:
	A. i luôn trễ pha hơn u. 	B. i và u luôn ngược pha.
	C. i luôn sớm pha hơn u. 	D. u và i luôn lệch pha góc p/4.
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L và C nối tiếp, cho biết R = 100W và cường độ chậm pha hơn hiệu điện thế góc p/4. Có thể kết luận là:
	A. ZL< ZC 	B. ZL- ZC = 100W	C. ZL = ZC = 100W 	D. ZC – ZL = 100W.
Điều nào sau đây là sai khi nói về đoạn mạch điện xoay chiều có điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện?
	A. Tổng trở của đoạn mạch tính bởi: Z = 
	B. Dòng điện luôn nhanh pha hơn so với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.
	C. Điện năng chỉ tiêu hao trên điện trở mà không tiêu hao trên tụ điện
	D. Khi tần số dòng điện càng lớn thì tụ điện càng cản trở dòng điện.
Điều nào sau đây là đúng khi nói về đoạn mạch điện xoay chiều có điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm kháng?
	A. Tổng trở của đoạn mạch tính bởi: Z =
	B. Dòng điện luôn nhanh pha so với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.
	C. Điện năng tiêu hao trên cả điện trở lẫn cuộn dây.
	D. Khi tần số dòng điện càng lớn thì cuộn dây càng cản trở dòng điện.
Quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện RLC là:
 	A. I = và 	B. I = và 
	C. I = và 	D. I = và 
Một đoạn mạch gồm một điện trở thuần R nối tiếp với một cuộn dây có điện trở hoạt động R0 và hệ số tự cảm L được mắc vào hiệu điện thế xoay chiều u = U0coswt. Tổng trở và độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế có thể là biểu thức nào trong các biểu thức sau đây?
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Có hai tụ điện C1 và C2 mắc nối tiếp nhau. Nếu sử dụng bộ tụ này ở mạch điện xoay chiều có tần số ƒ thì dung kháng của bộ tụ sẽ được tính.
	A. ZC =(C1 + C2)2pf	B. 	C. D. 
Có hai tụ điện C1 và C2 mắc song song nhau. Nếu sử dụng bộ tụ này ở mạch điện xoay chiều có tần số ƒ thì dung kháng của bộ tụ sẽ được tính.
	A. ZC =(C1 + C2)2pf	B. 	C. D. 
Có hai cuộn thuần cảm L1 và L2 mắc nối tiếp nhau. Nếu sử dụng bộ cuộn cảm này ở mạch điện xoay chiều có tần số ƒ thì cảm kháng của bộ cuộ cảm sẽ được tính.
	A. ZL = (L1 + L2)2pf. 	B. 	C. 	D. 
Có hai cuộn thuần cảm L1 và L2 mắc song song nhau. Nếu sử dụng bộ cuộn cảm này ở mạch điện xoay chiều có tần số ƒ thì cảm kháng của bộ cuộ cảm sẽ được tính.
	A. ZL = (L1 + L2)2pf. 	B. 	C. 	D. 
Trong mạch điện RLC nếu tần số ƒ và hiệu điện thế U của dòng điện không đổi thì khi R thay đổi ta sẽ có:
	A. UL.UR = const.	B. UC.UR = const.	C. UC.UL = const.	D. = const.
Trong mạch điện RLC nếu tần số w của dòng điện xoay chiều thay đổi thì:
	A. ZL.R = const. 	B. ZC.R = const. 	C. ZC.ZL = const. 	D. Z.R = const.
Khi đặt vào hai đầu một ống dây có điện trở thuần không đáng kể một hiệu điện thế xoay chiều hình sin thì cường độ dòng diện tức thời i qua ống dây:
	A. Nhanh pha p/2 đối với u.	B. Chậm pha p/2 đối với u.
	C. Cùng pha với u.	
	D. Nhanh hay chậm pha đối với u tuỳ theo giá trị của độ tự cảm L của ống dây.
Nếu dòng điện xoay chiều chạy qua một cuộn dây chậm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu của nó một góc p/4 thì chứng tỏ cuộn dây:
	A. Chỉ có cảm kháng. 	B. Có cảm kháng lớn hơn điện trở trong.
	C. Có cảm kháng bằng với điện trở trong. 	D. Có cảm kháng nhỏ hơn điện trở trong
Một đoạn mạch gồm một điện trở thuần R nối tiếp với một cuộn dây có điện trở hoạt động R0 và hệ số tự cảm L được mắc vào hiệu điện thế xoay chiều u = U0coswt. Kết luận nào sau đây là đúng.
	A. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây sớm pha hơn dòng điện trong mạch một góc j (0 < j< p/2).
	B. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.
	C. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây nhanh pha hơn hiệu điện thế hai đầu điện trở.
	D. A,B và C đều đúng.
Dùng vôn kế khung quay để đo điện áp xoay chiều thì vôn kế đo được:
	A. không đo được	B. giá trị tức thời	C. giá trị cực đại	D. giá trị hiệu dụng
Cho dòng điện xoay chiều đi qua đoạn mạch RLC nối tiếp. Kết luận nào sau đây đúng nhất?
 	A. hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U ³ UR	B. hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U ³ UL
 	C. hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U £ UR	D. hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U ³ UC
 Một đoạn mạch gồm ba thành phần R, L, C có dòng điện xoay chiều i = I0coswt chạy qua, những phần tử nào không tiêu thụ điện năng?
	A. R và C 	B. L và C 	C. ℓ và R 	D. Chỉ có L
Một mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp. Hệ số công suất (cosj) của mạch sẽ đạt giá trị lớn nhất khi:
	A. Tích LCw2
	B. Tích R.I = U. (U hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu mạch)
	C. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và và hai đầu cuộn cảm có giá trị bằng nhau.
	D. Tất cả các ý trên đầu đúng.
Phát biểu nào sau đây là sai khi trong mạch R, L và C mắc nối tiếp xảy ra cộng hưởng điện?
	A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch có giá trị cực đại.
	B. Hệ số công suất cosj = 1
	C. Tổng trở Z = R.
	D. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có giá trị không phụ thuộc điện trở R.
Trong đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng điện. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số RLC của mạch, kết luận nào sau đây là sai:
	A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.
	B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.
	C. Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ điện giảm.
	D. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn cảm luôn không đổi.
Kết luận nào dưới đây là sai khi nói về hệ số công suất cosjcủa một mạch điện xoay chiều.
	A. Mạch R, L nối tiếp: cosj > 0 	B. Mạch R, C nối tiếp: cosj < 0
	C. Mạch L, C nối tiếp: cosj = 0 	D. Mạch chỉ có R: cosj = 1.
Mạch điện xoay chiều gồm điện trở R và cuộn cảm có điện trở họat động r mắc nối tiếp nhau. Điện trở tiêu thụ công suất P1; cuộn cảm tiêu thụ công suất P2. Vậy công suất toàn mạch là:
	A. P = 	B. P = 	C. P = 	D. P = P1+ P2
Một cuộn dây có diện trở thuần R và độ tự cảm L mắc vào giữa hai điểm có hiệu điện thế xoay chiều tần số f. Hệ cố công suất của mạch bằng:
 	A. 	B. 	C. 	D. 
Hệ số công suất của các thiết bị điện dùng điện xoay chiều:
	A. Cần có trị số nhỏ để tiêu thụ ít điện năng. 
	B. Cần có tri số lớn để tiêu thụ ít điện năng.
	C. Không ảnh hưởng gì đến sự tiêu hao điện năng. 
	D. Cần có trị số lớn để ít hao phí điện năng đó toả nhiệt. 
Mạch điện gồm một điện trở thuần và một cuộn thuần cảm mắc nối tiếp và được nối với một hiệu diện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng ổn định. Nếu tần số của dòng điện tăng dần từ 0 thì công suất mạch.
	A. Tăng 	B. Không đổi.
	B. Giảm 	D. Đầu tiên tăng rồi sau đó giảm.
Trong mạch điện RLC nếu hiệu điện thế U của dòng điện xoay chiều không đổi thì khi ta tăng tần số từ 0Hz đến vô cùng lớn thì cường độ dòng điện sẽ:
	A. Tăng từ 0 đến vô cùng.
	B. Giảm từ vô cùng lớn đến 0.
	C. Tăng từ 0 đến một giá trị lớn nhất Imax rồi lại giảm về 0.
	D. Tăng từ một giá trị khác 0 đến một giá trị lớn nhất Imax rồi lại giảm về một giá trị khác 0.
Đoạn mạch nối tiếp gồm một cuộn đây có điện trở thuần R và cảm kháng ZL, một tụ điện có dung kháng là với điện dung ZC không thay đổi được. Hiệu điện thế xoay chiều ở hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng U ổn định. Thay đổi L thì hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu tụ điện có giá trị cực đại và bằng:
	A. U 	B. 	C. 	D. 
Các đèn ống dùng đòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz sẽ phát sáng hoặc tắt mỗi giây:
	A. 50 lần	B. 25 lần	C. 100 lần D. Sáng đều không tắt
Nếu tăng điện áp cực đại của nguồn điện xoay chiều đặt vào 2 đầu điện trở R lên 2 lần thì công suất tiêu thụ của điện trở sẽ:
 	A. Tăng 2 lần 	B. Tăng lần 	
	C. Tăng 4 lần 	D. Không đổi vì R không đổi.
Một đoạn mạch xoay chiều RLC, cuộn dây thuần cảm có ZL = ZC, điện áp hai đầu mạch có giá trị là U, công suất tiêu thụ của mạch là P = RI2. Kết luận nào sau đây là đúng?
	A. P tỉ lệ với U	B. P tỉ lệ với R
	C. P tỉ lệ với U2	D. P không phụ thuộc vào R
Một đoạn mạch xoay chiều R, L, C. Điện dung C thay đổi được và đang có tính cảm kháng. Cách nào sau đây không thể làm công suất mạch tăng đến cực đại?
	A. Điểu chỉnh để giảm dần điện dung của tụ điện C.
	B. Cố định C và thay cuôn cảm L bằng cuộn cảm có L’< L thích hợp.
	C. Cố định C và mắc nối tiếp với C tụ C’ có điện dung thích hợp.
	D. Cố định C và mắc song song với C tụ C’ có điện dung thích hợp.
Trong mạch điện RLC nếu hiệu điện thế U của dòng điện xoay chiều không đổi thì khi ta tăng tần số từ 0Hz đến vô cùng lớn thì công suất mạch điện sẽ:
	A. Tăng từ 0 đến vô cùng.
	B. Giảm từ vô cùng lớn đến 0.
	C. Tăng từ 0 đến một giá trị lớn nhất Pmax rồi lại giảm về 0.
	D. Tăng từ một giá trị khác 0 đến một giá trị lớn nhất Pmax rồi lại giảm về một giá trị khác 0.
Một đoạn mạch RLC nối tiếp đang có tính cảm kháng, giữ nguyên các thông số khác nếu giảm tần số dòng điện thì kết luận nào sau đây là sai?
	A. Công suất tiêu thụ tăng đến cực đại rồi giảm
	B. Tổng trở giảm, sau đó tăng
	C. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu tụ và điện áp hai đầu đoạn mạch giảm
	D. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu cuộn cảm và điện áp hai đầu đoạn mạch giảm.
Công suất tức thời của đoạn mạch xoay chiều không có tính chất nào sau đây?
	A. Có giá trị cực đại bằng 2 lần công suất trung bình.
	B. Biến thiên tuần hoàn với tần số gấp 2 tần số dòng điện.
	C. Biến thiên tuần hoàn cùng pha với dòng điện.
	D. Luôn có giá trị không âm.
Một ống dây được mắc vào một hiệu điện thế không đổi U thì công suất tiêu thụ là P1 và nếu mắc vào hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì công suất tiêu thụ P2. Chọn mệnh đề đúng:
 	A. P1 > P2 	B. P1 £ P2 	C. P1 < P2 	D. P1 = P2
Dòng điện xoay chiều có biểu thức i = I0cos(wt + j) chạy trong mạch điện gồm điện trở R mắc nối tiếp với một điốt bán dẫn chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều. Tính giá trị hiệu dụng của dòng điện:
	A. 	B. 	C. I0 	D. 
Cho đoạn mạch như hình vẽ: Tìm giá trị của R để công suất tiêu thụ trên toàn mạch là cực đại. Biết C, U, L, R0 là các hằng số đã biết và ZL - ZC ¹ 0. Viết công thức Pmax khi đó.
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Cho đoạn mạch R, L, C nối tiếp. Trong đó R và C xác định. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là uAB = U0coswt, với U0 không đổi và w cho trước. Khi L thay đổi để hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm cực đại, giá trị của L xác định bằng biểu thức nào sau đây?
	A. 	B. 	C. 	D. 
Cho đoạn mạch R, L, C nối tiếp. Tìm giá trị của tần số ƒ để hiệu điện thế giữa hai đầu C đạt giá trị lớn nhất. Cho U, C, R, L là những hằng số đã biết.
	A. 	B. 	C. 	D. 
 Có đoạn mạch xoay chiều RLC như hình vẽ uAB = Ucos2pft (V) luôn không đổi. Thay đổi biến trở R đến trị số R0 thì công suất dòng diện xoay chiều trong đoạn mạch AB cực đại. Lúc đó hệ số công suất của đoạn mạch AB và hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai điểm AM có các giá trị nào sau đây?
 	A. cosj = và UAM = U 	B. cosj = và UAM = 
	C. cosj = 1 và UAM = UMB	D. cosj = 1 và UAM = U
Đoạn mạch nối tiếp gồm một cuộn dây có điện trở thuần R và cảm kháng ZL, một tụ điện có dung kháng ZC với điện dung C thay đổi được. Hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch ổn định có giá trị hiệu dụng U. Thay đổi C thì hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu tụ điện có giá trị cực đại là:
 	A. 	B. 	C. 	D. 
Mạch xoay chiều RLC, có điện dung C thay đổi biết rằng ứng với 2 giá trị của C là C1 và C2 thì UC có giá trị bằng nhau. Tìm C theo C1 và C2 để UCmax.
	A. C = C1 + C2 	B. C = 	C. 	D. C = 
Mạch xoay chiều RLC, có độ tự cảm L thay đổi biết rằng ứng với 2 giá trị của L là L1 và L2 thì UL có giá trị bằng nhau. Tìm L theo L1 và L2 để ULmax.
	A. L = L1 + L2 	B. C = 	C. L=	D. L= 
Đặt điện áp u = U0cos2pft vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi UR, UL, UC lần lượt là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Trường hợp nào sau đây, điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch cùng pha với điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở?
	A. Thay đổi C để URmax 	B. Thay đổi R để UCmax 	C. Thay đổi L để ULmax D. Thay đổi ƒ để UCmax
Mạch R-L-C theo thứ tự mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu mạch là U không đổi nhưng tần số dòng điện có thể thay đổi được. Khi thay đổi tần số dòng điện ƒ ta nhận thấy khi ƒ = fR thì điện áp 2 đầu điện trở cực đại UR max, khi ƒ = fC thì điện áp 2 đầu tụ cực đại UC max, khi ƒ = fL thì điện áp 2 đầu cuộn dây cực đại UL max. Nhận định nào sau đây là sai về đoạn mạch này?
	A. UCmax = ULmax 	B. 
	C. 	D. U2 = 
Mạch điện RLC. Có LC không đổi và cuộn dây thuần cảm. Cho R thay đổi để công suất trên mạch là cực đại. Hỏi khi đó độ lệch pha của u và i là bao nhiêu?
	A. p/2 	B. p/3 	C. p/4 	D. 0
Cho mạch điện xoay chiều RLC với R là biến trở. C = 31,8WF. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB: uAB = 100sin100pt (V). Gọi R0 là giá trị của biến trở để công suất cực đại. Gọi R1, R2 là 2 giá trị khác nhau của biến trở sao cho công suất của mạch là như nhau. Mối liên hệ giữa hai đại lượng này là:
 	A. R1.R2 = R 	B. R1.R2 = 	C. R1.R2 = R0	D. R1.R2 =2R
Trong mạch điện RLC, hiệu điện thế hai đầu mạch và hai đầu tụ điện có dạng u = U0cos(wt+p/3) (V); uC = U0Ccos(wt - p/2) V thì có thể nói:
	A. Mạch có tính cảm kháng nên u nhanh pha hơn i. 
	B. Mạch có tính dung kháng nên u chậm pha hơn i.
	C. Mạch có cộng hưởng điện nên u đồng pha với i.
	D. Không thể kết luận được về độ lệch pha của u và i
Trong mạch điện RLC, hiệu điện thế hai đầu mạch và hai đầu cuộn cảm có dạng u = U0cos(ωt - p/3) (V); uL = U0Lcos(ωt + p/2) thì có thể nói:
	 A. Mạch có tính cảm kháng nên u nhanh pha hơn i. 	B. Mạch có tính dung kháng, u chậm pha hơn i.
	 C. Mạch có cộng hưởng điện nên u đồng pha với i. 	D. Chưa thể kết luận được.
Trong mạch điện RLC, hiệu điện thế hai đầu mạch và hai đầu cuộn cảm có dạng u = U0cos(ωt + p/3) (V); uL = UOLcos(wt + 5p/6) (V) thì có thể nói:
	 	A. Mạch có tính dung kháng, u chậm pha hơn i. B. Mạch có tính cảm kháng nên u nhanh pha hơn i.
	C. Mạch có cộng hưởng điện, u đồng pha với i. 	D. Chưa thể kết luận gì về độ lệch pha của u và i
Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.
	A. Tự cảm. 	B. Cảm ứng điện từ. 	C. Từ trường quay. 	D. Cả ba yếu tố trên
Cách tạo ra dòng điện xoay chiều nào sau đây là phù hợp với nguyên tắc của máy phát điện xoay chiều?
	A. Làm cho từ thông qua khung dây biến thiên điều hoà.
	B. Cho khung dây chuyển động tịnh tiến trong một từ trường đều.
	C. Cho khung dây quay đều trong một từ trường đều quanh một trục cố định nằm song song với các đường cảm ứng từ.
	D. Đặt khung dây trong một từ trường đều có cường độ mạch.
Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về máy phát điện xoay chiều một pha?
	A. Khi tăng tốc độ roto thì tần số dòng điện phát ra cũng tăng
	B. Khi tăng số cặp cực của roto thì tần số dòng điện phát ra cũng tăng
	C. Khi tăng số vòng dây quấn thì suất điện động cũng tăng
	D. Khi tăng số cặp cuộn dây thì tần số dòng điện sinh ra cũng tăng
Khung dây hình chữ nhật dài 30cm, rộng 20cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-2 (T) sao cho phép tuyến khung hợp với véctơ một góc 600. Từ thông qua khung là:
 	A. 3.10-4 (T) 	B. 2.10-4 Wb 	C. 3.10-4 Wb 	D. 3.10-4 Wb
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về máy phát điện xoay chiều một pha?
	A. Máy phát điện xoay chiều một pha biến điện năng thành cơ năng và ngược lại
	B. Máy phát điện xoay chiều một pha kiểu cảm ứng hoạt động nhờ việc sử dụng từ trường quay. 
	C. Máy phát điện xoay chiều một pha kiểu cảm ứng hoạt động nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ. 
	D. Máy phát điện xoay chiều một pha có thể tạo ra dòng điện không đổi.
Điều nào sau đây không phải là ưu điểm của dòng điện xoay chiều so với dòng điện một chiều?
	A. Chuyển tải đi xa để dàng và điện năng hao phí ít.
	B. Có thể thay đổi giá trị hiệu dụng dễ dàng nhờ máy biến thế.
	C. Có thể tích điện trực tiếp cho pin và ác quy để sử dụng lâu dài.
	D. Có thể tạo ra từ trường quay dùng cho động cơ điện không đồng bộ.
Trong máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực và tốc độ quay của của rôto là n vòng/phút thì tần số dòng điện do máy phát ra là:
 	A. ƒ = n.p	B. ƒ = .p	C. ƒ = .p	D. ƒ = n
Trong máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực và tốc độ quay của của rôto là n vòng/phút. Nếu ta tăng tốc độ quay của roto lên 4n vòng/phút thì:
	A. Tần số dòng điện tăng 4n lần. 	B. Suất điện động cảm ứng tăng 4n lần.
	C. Từ thông cực đại qua khung tăng 4 lần. 	D. Suất điện động cảm ứng tăng 4 lần.
Một máy phát điện xoay chiều một pha mà khung dây có N vòng dây phát ra điện áp xoay chiều có tần số ƒ và suất điện động cực đại E0. Để giảm tốc độ quay của rôto 4 lần mà không làm thay đổi tần số thì:
	A. Tăng số cặp cực 4 lần. 	B. Tăng số cặp cực 2 lần.
	C. Tăng số vòng dây 4 lần. 	D. Giảm số vòng dây 4 lần.
Để một máy phát điện xoay chiều roto có 8 cặp cực phát ra dòng điện tần số là 50Hz thì roto quay với tốc độ:
	A. 480 vòng/phút. 	B. 400 vòng/phút. 	C. 96 vòng/phút. 	D. 375 vòng/phút.
Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở trong không đáng kể. Nối hai cực máy phát với một cuộn dây thuần cảm. Khi rôto của máy quay với tốc độ góc n vòng/s thì dòng điện đi qua cuộn dây có cường độ hiệu dụng I. Nếu rôto quay với tốc độ góc 3n vòng/s thì cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là:
 	A. I. 	B. 2I. 	C. 3I. 	D. I 
Điều nào sau đây là đúng khi nói về c

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_12_ly_thuyet_chuong_iii_dien.doc