Đề cương ôn tập Ngữ Văn 10 nâng cao

doc13 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ Văn 10 nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Câu 1: Các bộ phận văn học và các thành phần văn học của nền văn học Việt Nam.
- VHVN gồm hai bộ phận: VHDG và VH viết.
- VHDG ra đời từ rất xa xưa và phát triển cho đến ngày nay, bao gồm:
+ Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
+ Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ.
+ Sân khấu dân gian: chèo, tuồng,…
- VH viết chính thức ra đời từ khoảng thế kỉ X đến nay, bao gồm:
+ VH Chữ Hán: đậm đà tính dân tộc, diễn tả hiện thực cuộc sống, tâm hồn vẻ đẹp tài hoa Việt Nam.
+ VH chữ Nôm: xuất hiện vào khoảng thề kỉ XIII, phát triển nhanh chóng, có nhiều tác gia lớn với những tác phẩm ưu tú.
+ VH chữ Quốc ngữ: hình thành cuối thề kỉ XIX đầu thế kỉ XX và phát triển mạnh từ những năm 20 của thề kỉ XX, ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tựu.
g Hai dòng VHDG và VH viết phát triển song song và luôn có tác động qua lại một cách sâu sắc.
Câu 2: VHDG có tác động quan trọng đối với VH viết. Chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể.
Nguyễn Du diễn tả cuộc đánh ghen nham hiểm của Hoạn Thư: bí mật bắt Kiều về làm hoa nô hầu hạ Thúc Sinh, bề ngoài vẫn nói cười như không tuy đang thực thi một quỷ kế rất ác để hành hạ cả Thúc Sinh và Thúy Kiều: “Bề ngoài thơn thớt nói cười
 Mà trong nham hiểm giết người không dao”.
Câu 3: VHDG còn gọi là văn học bình dân hoặc văn học truyền miệng. Theo anh (chị) cách gọi nào nói lên đặc trưng cơ bản nhất của bộ phận văn học này?
- Văn học bình dân nhấn mạnh đnế đối tượng sáng tác , gìn giữ, lưu truyền của bộ phận văn học này là người lao động bình thường. Khái niệm này rất có ý nghĩa khi nói về VHDG thời kì xã hội phân hóa giai cấp.
- VH truyền miệng nhấn mạnh một đặc trưng quan 
Trọng , một phương thức lưu truyền của bộ phận văn học này là truyền miệng.
- Mỗi tên gọi chỉ nhấn mạnh một đặc trưng của VHDG. Tên gọi VHDG là để chỉ VH được lưu truyền trong dân, là tiếng nói của đông đảo dân chúng lao động trong xã hội. Vì vậy, tên gọi VHDG hiện nay được sử dụng rộng rãi nhất.
Câu 4: Tại sao trong lịch sử VHVN, dòng VHDG lại ra đời sớm hơn dòng VH viết sau đó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay?
Trong lịch sử VH các dân tộc, dòng VHDG ra đời sớm hơn dòng văn học viết , ngay từ khi loài người chưa có chữ viết, khi các loại hình VH nghệ thuật chưa được chuyên môn hóa, khi con người chưa có ý thức về sự snág tạo nghệ thuật của mình. Do đó VHDG có những đặc điểm nhận thức và phản ánh cuộc sống một cách đặc biệt. Sau khi VH viết VN đã hình thành và phát triển , VHDG vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ bởi nó có những đặc trưng riêng và giá trị nhiều mặt. Hơn nữa khi mới ra đời, VH viết sử dụng chữ Hán là ngôn ngữ mà người bình dân khó có thể sử dụng. VHDG đáp ứng nhu cầu biểu hiện ý thức cộng đồng, nhu cầu sinh hoạt và snág tạo tập thể. Mặt khác, nó cũng đáp ứng nhu cầu snág tác và thưởng thức VH bằng phương thức truyền miệng của dân chúng, nhất là tầng lớp bình dân.
Câu 5: Cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản VHDG cổ truyền trong đời sống văn hóa hiện nay.
Để bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản VHDG cổ truyền trong đời sống văn hóa, VH hiện nay chúng ta cần sưu tầm và tổ chức lưu giữ những tác phẩm VHDG đang lưu turyền trong dân gian; giới thiệu các giá trị VHDG cho công chúng để mọi người cùng hiểu và ý thức giữ gìn.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều tác phẩm lưu truyền trong dân gian chưa được sưu tầm và giới thiệu, nhất là tác phẩm VHDG của các dân tộc thiểu số. Đó là những hòn ngọc quý rất cần được sưu tầm và bảo tồn.
Câu 6: Tại sao trước khi Đăm Săn và Mtao Mxây đánh nhau , hai bên đều gọi nhau là “diêng”?
Vì đó là cách gọi tỏ thái độ lịch sự, tôn trọng đối phương thường có trong sử thi và phong tục giao tiếp của người Tây Nguyên. Đó cũng là cách thể hiện thái độ tôn trông đối với cộng đồng láng giềng mà nhân vật sử thi của hai bên đại diện. Tuy nhiên, đằng sau cách gọi này còn hàm ẩn ý giễu cợt, đã là “diêng” mà Mtao Mxây còn đi cướp vợ bạn.
Câu 7: tại sao cuộc chiến đấu của Đăm Săn tuy có mục đích riêng (giành lại vợ) nhưng lại có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với lợi ích của toàn thể cộng đồng?
Mục đích của ĐămSăn chiến đấu là để giành lại vợ nhưng cuộc chiến đấu đó cũng mang lại sự giàu mạnh và uy danh cho toàn thể cộng đồng:
- Tình tiết truyện đã dựng lại cảnh buôn làng ĐămSăn ngày càng đông người, nhiều của cải.
- Lời nói của nhân vật ĐămSăn chứng tỏ ĐămSăn rất lừng lẫy, uy danh.
Câu 8: Theo anh chị câu nói của Uylitxơ “Thôi , già ơi! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình…” là nói với ai và có dụng ý gì? 
Khi Uylitxơ nói “Thôi , già ơi! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình…” thực ra là nói với Pênêlốp. Trước đó Penêlốp đã nói “Cha và mẹ có dấu hiệu riêng để nhận ra nhau, người ngoài không ai biết hết”. Uylitxơ nói như vậy là để gợi ý cho Pênêlốp nghĩ đến chiếc giường bí mật. Nếu Uylitxơ giải đáp được bí mật về chiếc giường tức là chàng đã chứng minh mình đúng là Uylitxơ.
Câu 9: Khi nghe Uylitxơ giục nhũ mẫu kê giường, Pênêlốp đã nói gì? Tại sao nàng không bảo nhũ mẫu lấy một cái giường nào khác?
Khi nghe Uylitxơ giục nhũ mẫu kê giường, Pênêlốp đã hành động rất khôn ngoan. Nàng không bảo lấy một chiếc giường nào khác mà lấy chính chiếc giường cưới được thiết kế đặc biệt (không thể dịch chuyển chỗ khác)mà chỉ có hai người biết. Có khả năng xảy ra:
- Nếu Uylitxơ thắc mắc thì đó chính là chồng của nàng.
- Nếu Uylitxơ im lặng thì đó chỉ là một kẻ giả mạo.
Câu 13: So sánh sự giống và khác nhau giữa hai tình 
huống mà Rama và Uylitxơ đã trải qua.
- Giống nhau: kết thúc câu chuyện đều hướng đến cảnh doàn viên vui vẻ. Mọi nghi ngờ được cởi bỏ hoàn toàn.
- Khác nhau:
+ Uylitxơ phải tìm cách chứng minh mình với vợ.
+ Rama lại chứng minh sự trong sạch của vợ để bào vệ cho danh dự của mình.
 Con người đều mơ ước có cuộc sống ấm no hạnh phúc theo quan niệm “Ở hiền gặp lành” , cái thiện nhất định sẽ thắng cái ác.
Câu 14: Hãy cho biết vai trò của AN Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước?
- Việc dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về Cổ Loa đã chứng tỏ quyết sách sáng suốt và bản lĩnh vững vàng của ADV.
- ADV cho xây thành, đáp lũy, đào hào, chế tạo vũ khí tốt để chuẩn bị chống giặc thể hiện tinh thần cảnh giác.
- Việc nhà vua đón mời cụ già bí ẩn vào hỏi kế xây thành, ra cửa Đông đón xứ Thanh Giang, nghe rùa Vàng diệt trừ yêu quái thể hiện thái độ trọng hiền tài.
- Nhiều lần chiến thắng quân Triệu Đà, khiến Đà phải xin cầu hòa thể hiện tài quân sự của ADV.
Câu 15: Những yấu tố kì ảo trong truyện ADV – MC – TT:
- Cụ già từ phương đông tới báo tin sứ Thanh Giang Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành ốc, cho móng thần.
- Nỏ thần bắn một phát chết chết hàng vạn tên.
- Máu Mị Châu chảy xuống biển loài trai ăn vào biến thành hạt châu.
- ADV không chết mà được Rùa Vàng đưa xuống biển.
Câu 16: Trong truyền thuyết ,Mị Châu là một cô gái trong trắng, một người vợ hiền, nhưng thần Rùa Vàng lại kết tội nàng là giặc. Theo các em lời kết tội ấy có nghiêm khắc quá không?
Mị Châu là một người vợ hiền, một cô gái ngây thơ, torng trắng. Đó là phẩm chất tốt đẹp của cô. Song trong một đất nước nhiều giặc giã, lại là một công chúa đất Âu Lạc thì chỉ có phẩm chất ấy không chưa đủ mà mà còn phải có tinh thần yêu nước và tinh thần cảnh giác giữ gìn bí mật quốc gia. Cái chết của Mị Châu đã nêu 
lành” cô Tấm lương thiện, hiếu thảo, chăm chỉ không thể chết oan uổng, phải chống lại cái ác để sống hạnh phúc. Sự hóa thân ấy còn thể hiện mơ ước về sự công bằng, về chiến thắng tuyệt đối của cái thiện, cái đẹp theo quan niệm dân gian.
Câu 20: Miếng trầu có ý nghĩa như thế nào trong đời sống văn hóa của người Việt Nam? 
Miếng trầu đối với người Việt Nam có ý nghĩa văn hóa, gắn với phong tục hôn nhân. Người Việt Nam nhận trầu là nhận lời giao ước kết hôn, trả lại trầu là tín hiệu từ chối hôn nhân.
 “Miếng trầu là đầu câu chuyện”
 “Miếng trầu ăn ngọt như đường
 Đã ăn lấy của phải thương lấy người”
 “Trầu này trầu nghĩa trầu tình
 Cho loan lấy phượng cho mình lấy ta”.
Câu 21: Hãy phân tích cái đáng cười trong hành động và lời nói của thầy lí trong truyện?
Khi thầy Lí “xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt nói: Nhưng nó lại phải … bằng hai mày”, chúng ta cười. 
- Cười vì phát hiện ra bản chất gian tham của thầy Lí
- Cười vì hành động ra hiệu rất tài tình của của thầy, “xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt” ngầm nói rằng “nó đút nhiều gấp hai lần mày”; 
- Cười vì lời nói đầy mâu thuẫn của thầy:lẽ phải (hay chân lí) chỉ có một, làm sao có thể “mày phải … nhưng nó lại phải … bằng hai mày”? thì ra cái đúng – sai, phải – trái ở đây phụ thuộc vào của đút nhiều hay ít mà thôi.
Câu 22: Truyện Tam đại con gà giễu cợt điều gì trong đời sống? Mâu thuẫn gây cười là gì? 
Truyện cười Tam đại con gà giễu cợt cái thói dốt và thói giấu dốt của người tự coi là hay chữ.
Mâu thuẫn gây cười ở đây là mâu thuẫn giữa cái dốt với cái giấu dốt, càng giấu cái dốt thì lại càng bộc lộ cái dốt hơn. Lần đầu Thầy nhìn chữ kê không biết là chữ gì liều dạy trò “dủ dỉ là con dù dì” . Lần sau, Thầy nghĩ mình sai bảo học trò đọc khẽ thôi. Lần ba hỏi Thổ công thấy chắc chắn bảo học trò đọc to lên.
Câu 22: Vài nét đặc sắc về nghệ thuật truyện cười:
- Sử dụng ngôn ngữ ngây ngô, phi logich để gây cười.
- “Rừng ớt, cà, lá ngón” kết hợp với những động từ “ chờ, đợi, ngoái trông” Ị Đau khổ day dứt, tuyệt vọng nhưng vẫn không thôi hi vọng ở tương lai.
Ị Sự bế tắc, đau khổ của cô gái khi về nhà chồng.
Câu 25: Lời tiễn dặn của chàng trai:
a. Lời tiễn dặn ở phần đầu đoạn trích: Gắn với chữ đợi
Lời hẹn ước của chàng trai gắn với những hình ảnh quen thuộc
- Thời gian được tính bằng mùa vụ: tháng năm lau nở, nước đỏ cá về, ….
- Thời gian chờ đợi tính bằng cả đời người: không lấy nhau mùa hạ, ta lấy nhau goá bụa về già”
ơ Đợi là hi vọng ở tương lai thể hiện tình yêu chung thuỷ sâu sắc nhưng đồng thời cũng thể hiện cái bất lực, chấp nhận số phận.
b. Lời tiễn dặn ở phần cuối đoạn trích: Gắn với chữ cùng
- Đôi ta cùng gở, ta vuốt lại, trôi nổi ao chung, cùng bát, chung một mái song
-Điệp ngữ “ta yêu nhau” Ị mong muốn thoát khỏi tập tục.
- Điệp ngữ “chết thành” Ị tình yêu mãnh liệt , đầy thách thức, khát vọng mãnh liệt được sống cùng nhau Ị tố cáo tập tục hôn nhân dã man thời PK
ơ Thái độ phản kháng tập tục hôn nhân và khát vọng tự do yêu đương của chàng trai, cô gái Thái.
Câu 26: Khái niệm và đặc điểm của ca dao dân ca
1. Khái niệm :
Ca dao dân ca là những sáng tác trữ tình, dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
2. Đặc điểm cơ bản của ca dao:
- Ngắn gọn
- Mỗi bài ca dao đều có nét riêng, nét độc đáo.
- Giàu hình ảnh so sánh
- Ngôn ngữ gần gũi với đời sống của người bình dân.
Câu 27: Ước muốn gặp gỡ, thương yêu
- Mô típ : 
+ Cô kia…muốn sang…cho sang.
+ Ước gì….
- Hình ảnh: 
+ Dòng sông hẹp,cầu cành hồng làm quen muốn kết bạn, tỏ tình tự nhiên , tế nhị. Chiếc cầu và dòng sông là những hình ảnh biểu tượng của tình yêu.
+ Dòng sông hẹp, cầu dải yếm ước muốn yêu đương táo bạo, cháy bỏng của cô gái.
+ Gương, cơi, cau tươi, trầu vàng ước muốn hoá thân để được gần gũi người yêu.

Câu 32: Ca dao than thân:
1.Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
a. Bài 1,2:
- “Thân em” : thân phận nhỏ bé, yếu ớt, đắng cay, không người chia sẻ.
- Hình ảnh so sánh tượng trưng:
+ “Tấm lụa đào” : ca ngợi nét đẹp, duyên dáng.
+ “Giếng” : gợi vẻ đẹp trong mát, nên thơ.
- Bối cảnh sử dụng: “Giữa chợ, giữa đàng” sự may rũi của người phụ nữ, không nơi bấu víu, phụ thuộc hoàn toàn vào người mua, vào cách sử dụng của các loại người khác nhau trong xã hội.
 Diễn tả thân phận, cuộc đời bị phụ thuộc, không được quyền quyết định của người phụ nữ.
b. Bài 3: 
- Hình ảnh ẩn dụ: “đọt mù u”:chỉ người con gái còn rất trẻ.
- Bướm vàng đậu đọt mù u : cô gái còn rất trẻ đã phải đi lấy chồng.
- Tiếng ru buồn là tâm sự riêng không biết chia sẻ cùng ai.
 Cảnh đáng thương và số phận đau buồn của những cô gái bị tảo hôn.
2. Tình cảm thầm kín, nỗi lo sợ của nhân vật trữ tình:
- Đối cảnh sinh tình: từ cảnh liên hệ đến tình cảm, tâm trạng.
- Hai câu đầu nói về sự biến đổi của thiên nhiên trước thời gian hoàn cảnh huống chi là tuồi xuân của con người.
- Bốn câu sau là nỗi lo lắng, e sợ của cô gái qua những hình ảnh so sánh:
+ Nỗi sợ cha, mẹ được sánh với “biển” , “trời” sự xa xôi rộng lớn, đầy quyền uy.
+ Nỗi sợ người yêu “mây bạc” là ẩn dụ về tình cảm của chàng trai đẹp nhưng mỏng và mau tan.
 Mâu thuẫn giữa niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và thân phận người con gái không làm chủ được cuộc đời.
3.Tình cảnh người đi kiếm ăn trong hoàn cảnh đặc biệt:
* Tình cảnh con cò: 
- Con cò đi ăn đêm trái với quy luật tự nhiên cuộc sống nghèo khổ, khó khăn, bẫn bách.
- Việc kiếm ăn đêm rất dễ gặp rũi ro “lộn cổ xuống 
ao”.
+ “Tôi có lòng nào”: lời thanh minh vì nghèo đói mà đi kiếm ăn cả ban đêm chứ không phải mượn bóng đêm 
Câu 36: Xúy Vân còn là một cô gái rất đáng thương:
- Cuộc hôn nhạn giữa Xúy Vân và Kim Nham là do cha mẹ sắp đặt vội vàng, cô hoàn toàn không có tình yêu.
- Xúy Vân lúc mới về nhà chồng cũng muốn làm một người vợ tốt. Cô làm tất cả mọi công việc trong nhà chồng: quay tơ,dệt cửi, vớt bèo, khâu vá,…
- Là một cô gái lao động giỏi, mong ước một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Gia đình có vợ có chồng, đầm ấm, chồng cày vợ cấy, đnế mùa lúa chín thì chồng đi gặt, vợ mang cơm.
- Nhưng cuối củng Xúy Vân chết thật đáng thương.
Câu 37: Trong chèo cổ có một loại nhân vật rất đặc biệt gọi là hề chèo. Hãy cho biết có những loại hề nào? Đặc điểm của những loại hề đó?
Hề chèo là loại nhân vật đặc biệt trong chèo. Hề không phải là nhân vật ở tuyến chính, có vai trò phản ánh chủ đề, nhưng hề luôn tạo ra tiếng cừoi vui vẻ, mạnh mẽ, thể hiện sự thông minh,linh hoạt và mang nội dung phê phán những cái đáng cười và nhân vật đnág cười trong xã hội.
Hề chèo có hai loại: Hề áo ngắn và hề áo dài
- Hề áo ngắn (hề gậy, hề mồi, hề theo thầy) chỉ loại hề ở tầng lớp xã hội thấp kém. Trong chèo hề, hề áo ngắn lại là những người thông minh, hóm hỉnh, luôn mang bọn người xấu ở tầng lớp trên ra chế giẫu cười cợt.
- Hề áo dài (thầy bói, thầy đồ, thầy địa lí, xã trưởng, người nhà giàu, quan lại) là những kẻ thuộc tầng lớp trên trong xã hội nhưng lại ngu ngốc, hợm hĩnh, thường tự bộc lộ những cái đáng cười của mình hoặc bị hề áo ngắn lôi ra làm trò cười.
Câu 38: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV:
a.Bối cảnh lịch sử:
- Nhân dân vừa giành được độc lập tiến lên xây dựng nền văn hiến.
- Thời kì có nhiều tôn giáo cùng tồn tại.
b. Về văn học:
- Hình thức: chữ Hán chiếm ưu thế
- Thể loại: chiếu, hịch, biểu, tấu, văn bia, văn xuôi chính luận phát triển mạnh
- Nội dung: Khẳng định và ca ngợi dân tộc, lịch sử, nền văn hiến có truyền thống yêu nước.
- Tác phẩm , tác giả tiêu biểu:
+ Thiên đô chiếu – Lí Công Uẩn
+ Dụ chư tỳ tướng hịch văn – Trần Quốc Tuấn
+ Lĩnh nam chích quái – Trần Thế Pháp
- Nội dung: 
+ Thơ văn yêu nước chống Pháp
+ Thơ văn chống tư tưởng bảo thủ, phong kiến.
- Tác phẩm, tác giả tiêu biểu:
+ Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
+ Thơ văn Nguyễn Khuyến
+ Thơ văn Trần Tế Xương.
Câu 42: Các đặc điểm của VHTĐ Việt Nam:
- Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận của con người.
- Luôn hấp thụ nguồn mạch văn học dân gian.
- Hấp thụ tinh hoa văn học Trung Hoa trên tinh thần Việt hóa, tạo nên những giá trị văn học đậm bản sắc dân tộc.
Trong khuôn khổ thi pháp trung đại, văn học vẫn luôn vận động theo hướng dnâ tộc hóa và dân chủ hóa.
Câu 43: Vì sao gọi VHVN từ thế kỉ X đến hết TK XIX là VHTĐ?
Trước hết VHVN thề kỉ X đến thế kỉ XIX không phải là tiếng nói riêng của giai cấp thống trị mà đại diện cho tiếng nói của dân tộc, cho những nhà tư tưởng, những người đại diện nhân dân tiếng bộ. Vì vậy không thể gọi là văn học phong kiến.
Khái niệm cổ cũng hết sức mơ hồ về thời gian. Cổ là cái đã qua, cái đã trở thành quá khứ. Cái gì đã qua một thời gian vài chục năm đều trở thành cổ. TK XX trở thành cổ đối với TK XXI. Do vậy, gọi văn học cổ không phù hợp với văn học TK X đến hết TK XIX.
Thời kí trung đại là giai đoạn ứng với chế độ phong kiến. Chế độ xã hội phong kiến VN hình thành từ TK X và suy tàn ở cuối TK XIX đầu TK XX . vì vậy nên gọi VHVN TK X đến hết TK XIX là văn học trung đại.
Câu 44: Hãy cho biết các tác gia Việt Nam thời trung đaị dùng chữ Hán theo phương thức nào?
Chữ Hán có hai loại: Văn ngôn và bạch thoại. Người VN dùng chữ Hán văn ngôn để ghi chép và sáng tác văn học. Văn ngôn về cơ bản là loại văn viết bằng chữ Hán thời Chu – Tần (TKXXI đến TK II TCN). Thời đó người ta dùng doa để khắc chữ vào đá hoặc trên thẻ tre, dùng sơn để viết vào da thú hoặc vải,… nên gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy văn phải hàm súc, cô đọng, Hơn nữa ngôn ngữ thời bấy giờ chưa phát triển. Người đời Đường thì dùng thì dùng chữ Hán thời Chu – Tần làm cơ sở; thời Tống thì dùng Chữ Hán đời Đường làm cơ sở ; thời Minh Thanh lại dùng chữ Hán thời Tống – Nguyên làm cơ sở, nghĩa là dùng vnă tự của thời đại đã qua. Bởi vậy người ta còn gọi Chữ Hán là văn ngôn tử ngữ. 
Người Việt dùng chữ Hán văn ngôn đọc theo âm Hán 
Việt . bằng cách đó, chúng ta tách dần khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa. Đối lập với văn ngôn là Bạch thoại.
Bạch thoại là sinh ngữ và phát âm theo người Trung 
mình đối với đất nước. Đó cũng là biểu hiện của khát vọng muốn đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp chung.
Câu 48: Hình ảnh quân dân thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của PNL.
- Câu 1: Vẻ đẹp của viên tướng anh hùng
 + Tư thế, tầm vóc lớn lao, kì vĩ, mang tầm vũ trụ.
+ Hình ảnh dũng tướng oai phong lẫm liệt , cầm ngang ngọn giáo bảo vệ đất nước.
+ Con người xuất hiện với tư thế hiên ngang , hào hùng , mang tầm vóc vũ trụ lấn át cả không gian bát ngát.
+ Thời gian không phải là một tháng, một năm mà đã mấy thu, mấy năm rồi.
- Câu 2: Sức mạnh ba quân
+ Ba quân: ba đạo quân (trung quân, tiần quân, hậu quân)
+ Sức mạnh ba quân là sức mạnh của toàn dân và đất nước.
+ Với thủ pháp phóng đại, so sánh khái quát hóa sức mạnh vật chất và tinh thần của đội quân mang “hào khí Đông A”.
* Chí làm trai – tâm tình của tác giả:
- “Công danh nam tử”: sự nghiệp của người đàn ông.
- “Công danh trái”: món nợ công danh
- Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của người đàn ông – phải lập công danh, để lại sự nghiệp tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước.
- Chí làm trai có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ và cá nhân, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu cho sự nghiệp cứu nước, trung quân ái quốc.
 Chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người xã hội.
- Vũ hầu Khổng Minh Gia Cát Lượng là bậc kì tài, hiền thần, đại quân sư nổi tiếng tài thời Tam Quốc, từ một trai cày đất Nam Dương , giúp Lưu Bị lập nên sự nghiệp lớn.
- Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao ấy vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời.
 Cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả .
* So sánh lí tưởng công danh của Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Công Trứ?
- Giống nhau: Chí làm trai phải trả nợ công danh, trung quân ái quốc là lẽ sống với ước mơ lập công để được nhà vua phong hầu, phong tước.
 - Khác nhau: 
+ Phạm Ngũ Lão: nói ngắn gọn, lấy gương Vũ Hầu để noi theo.

thạch lựu, màu hồng của hoa sen.
- Hương thơm: hương sen.
- Âm thanh: tiếng chợ cá lao xao, tiêng ve dắng dỏi,…
Câu 51: Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào qua bài “Cảnh ngày hè”?
- Tâm trạng thư thái, thanh thản trước thiên nhiên
Bài thơ mở đầu bằng một câu lục ngôn chia làm ba nhịp: Rồi / hòng mát/ thuở ngày trường.
Cụm từ “thuở ngày trường” thường đuco75 hiểu là ngày hè dài 
 Trạng thái tâm hồn thanh thản, yêu thiên nhiên.
- Tâm trạng phấn chấn trong những nét bút miêu tả cảnh ngày hè sinh động:
+ Các hình ảnh tiêu biểu cho cảnh ngày hè: cây hoa hoè,cây lựu,hoa sen đỏ, lầu tịch dương
+ Các âm thanh mùa hè:âm thanh chợ cá,tiếng ve…
+ Các từ ngữ gợi tả: phun, lao xao, dặng dõi, đùn đùn, 
Ú Sức gợi tả mạnh mẽ gợi nên cuộc sống ngày hè sinh động.
- Niềm tha thiết lớn đối với đời:
Cảnh ở đây được miêu tả theo sức tưởng tượng mạnh mẽ của con người. Cảnh quyện với tình. Nhà thơ như quên đi nỗi buồn chán vì phải ngồi không, phải sống cô độc. Tình của con người trẻ lại, muốn được sống sôi nổi, muốn được gần bó với đời, với con người. 
Câu 52: Cho biết vai trò của nghệ thuật đỏa nghữ trong hai câu thơ : “Lao xao chợ cá làng ngư phủ
 Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Trong một câu thơ đảo ngũ, cách đưa vị ngữ lên đầu câu có tác dụng gây ấn tượng. Trong hai câu thơ, các tính từ lao xao, dắng dỏi được đưa lên đầu câu nhằm làm nổi bật ấn tượng về âm thanh, tác động mạnh mẽ đến người nghe.
Câu 53: Tìm những chi tiết thể hiện lối sống nhàn dật của tác giả torng bài thơ “Nhàn”của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 “Nhàn” không đơn giản là sự nhàn rỗi, không có việc gì làm, không có gì phải lo nghĩ như ngày nay người ta thường hiểu mà là một nét văn hóa của các bậc trí thức thời xưa. “Nhàn” là lối sống thú vị của người xưa khi con người được tự do, tự tại, không bị câu thúc, ràng buộc, tìm được sự hòa hợp thiên nhiên xung quanh. Ở đấy có cái thú, cái đẹp, có sự giải thoát khỏi gò bó của đời thường, của danh lợi, có sự hòa hợp giữa tinh thần và thể xác.
Câu 54: Đối chiếu với bài thơ “Tỏ lòng” của PNL , chúng ta thấy hai lí tưởng trái ngược nhau.Vậy giá trị bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện như thế nào?
Hai lí tưởng khác nhau gắn liền với hai cách ứng xử của 
đây lại là văn chương của Tiểu Thanh . không chỉ người bạc mệnh

File đính kèm:

  • docGiao An Day Them Ngu Van 10.doc