Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Học kì II

doc11 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 7817 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7
Học kỳ II – Năm học: 2012 - 2013
VĂN HỌC
I/ Tục ngữ : là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu , hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian( tục : thói quen có lâu đời; ngữ : lời nói)
+ Về nghệ thuật của những câu tục ngữ :
Ngắn gọn . ( Ví dụ : Tấc đất, tấc vàng; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ...)
Thường có vần, nhất là vần lưng , vần liền.( VD : Nhất thì, nhì thục )...
Các vế thường đối xứng nhau về hình thức, nội dung .( VD : Tấc đất, tấc vàng )...
Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh .( VD : Một mặt người bằng mười mặt của )...
Một số biện pháp nghệ thuật tu từ : So sánh, ẩn dụ .( VD : Thương người như thể thương thân )...
II/ Văn bản nghị luận : Gồm 4 bài là : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương .
TT
Tác phẩm
Tác giả
Đặc điểm thể loại
Giá trị 
nghệ thuật
Giá trị nội dung
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
(Hồ Chí Minh)
Nghị luận chứng minh
Dẫn chứng toàn diện, cụ thể. Lập luận và bố cục chặt chẽ .
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
2
Sự giàu đẹp của tiếng Việt (đọc thêm)
(Đặng Thai Mai)
Nghị luận chứng minh
Lý lẽ, chứng cứ chặt chẽ, toàn diện .
Sự giàu có, đẹp đẽ của tiếng Việt ở nhiều phương diện: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp .Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo, nó là biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc .
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ 
(Phạm Văn Đồng)
Nghị luận chứng minh
Chứng minh cụ thể, sắc sảo, xen bình luận .
- Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết.
-Giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phu, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp .
4
Ý nghĩa văn chương 
(Hoài Thanh)
Nghị luận giải thích .
Nghệ thuật giải thích với lý lẽ và cảm xúc, hình ảnh.
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha.
- Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàm. 
III/ Truyện ngắn tự sự : Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu :
TT
Tác phẩm –
Tác giả
Thể loại
Giá trị 
nghệ thuật
Giá trị nội dung
1
Sống chết mặc bay- Phạm Duy Tốn(1883-1924)
Truyện ngắn hiện đại 
Kết hợp 2 phép tương phản và 
tăng cấp
Lên án bọn quan lại thờ ơ, vô trách nhiệm và tình cảnh khổ cực của nhân dân quanh chuyện vỡ đê .
2
Những trò lố hay là Va-ren và PBC
(đọc thêm) 
Nguyễn Ái Quốc(1890-1969)
Truyện ngắn hiện đại
Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng, 
và hư cấu
-Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.
-Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập” tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
IV/ Văn bản nhật dụng : Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh)
+ Ca Huế : Chỉ một sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế : Người nghe và người hát cùng ngồi thuyền đi trên sông Hương; Ca Huế thường diễn ra vào ban đêm và chủ yếu hát các làn điệu dân ca Huế.
+ Nội dung : Huế không chỉ đẹp về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo vệ và phát triển.
V/ Vở chèo Quan Âm Thị Kính : (đọc thêm)
+ Chèo là gì ? Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và phát triển rộng rãi ở Bắc Bộ.
+ Trích đoạn: “Nỗi oan hại chồng” : Phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
TIẾNG VIỆT
I/ Phần thứ nhất : Về cấu tạo câu .
1. Rút gọn câu :
a. Thế nào là rút gọn câu : Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích như sau :
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
-Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người( lược bỏ chủ ngữ)
Ví dụ : Bao giờ chị đi Hà Nội ?
 - Ngày mai . ( Lược bỏ chủ ngữ lẫn vị ngữ )
b. Các trường hợp dùng rút gọn câu : Khi rút gọn câu, cần chú ý :
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
-Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
c. Phần bài tập : Các em xem và làm lại những bài tập tr 16,17 SGK.
2. Câu đặc biệt:
a. Thế nào là câu đặc biệt : Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
Vd :Ôi, em Thủy ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
b. Tác dụng của câu đặc biệt : 
- Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn .
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. .
- Bộc lộ cảm xúc. .
- Gọi đáp. .
II/ Phần thứ hai : Về biến đổi câu .
1.Thêm trạng ngữ cho câu :
a. Đặc điểm của trạng ngữ :
+ Về ý nghĩa : Trạng ngữ được thêm vào trong câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
+ Về hình thức : 
-Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
-Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phảy khi viết .
b. Công dụng của trạng ngữ : Trạng ngữ có những công dụng như sau :
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
-Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
c. Tách trạng ngữ thành câu riêng : Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.
VD : Bố cháu đã hy sinh. Năm 1973. ( Nhấn mạnh ý về thời gian)
2.Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) :
a. Câu chủ động, câu bị động :
+ Câu chủ động : Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động)
 VD :Mọi người yêu mến em .
+ Câu bị động : Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào( chỉ đối tượng của hoạt động)
VD : Em được mọi người yêu mến .
b. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :
 	Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (hoặc ngược lại chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
c. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động : Có 2 cách sau đây :
+ Chuyển từ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ( cụm từ) ấy. 
VD : Em được mọi người yêu mến .
+ Chuyển từ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ( cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu .
Vd : Em được yêu mến.
Lưu ý : Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
3.Dùng cụm chủ –vị để mở rộng câu :
a. Thế nào là dùng cụm chủ –vị để mở rộng câu :
 Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ – vị ( cụm C-V) làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
b/ Những trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu : 
Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.
VD : Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm . 
(Chị Ba đến : Cụm C-V làm thành phần chủ ngữ)
(Tôi rất vui và vững tâm: Cụm C-V làm thành phần vị ngữ).
4. Liêt kê:
a. Thế nào là liệt kê:
	Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
b. Các kiểu liệt kê:
	-Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
	-Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
III/ Phần thứ ba : Dấu câu .
1. Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy :
a. Dấu chấm lửng : Dấu chấm lửng dùng để :
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết .
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
Vd: Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại... (biểu thị câu nói bị bỏ dở).
b. Dấu chấm phẩy : Được dùng để :
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Vd: Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ (Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của câu ghép)
2. Dấu gạch ngang :
a. Công dụng của dấu gạch ngang :
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu .
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Vd : Nguyễn Du - tác giả Truyện Kiều - là nhà thơ lớn của dân tộc.
(Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích)
b. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối :
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
Vd: Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy bằng tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren.
TẬP LÀM VĂN
Phần thứ ba : Phân môn tập làm văn.
 Trọng tâm phần Tập làm văn ở kì II là văn bản nghị luận( lập luận)
Thế nào là văn nghị luận ? Mục đích và tác dụng của văn nghị luận . 
Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
 	Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
 Bố cục bài văn nghị luận. Các thao tác lập luận : chứng minh, giải thích.
2. Cách làm bài văn nghị luận :
- Giải thích, chứng minh về một vấn đề chính trị-xã hội. 
- Giải thích, chứng minh về một vấn đề văn học.
3. Văn bản hành chính :
- Đặc điểm văn bản hành chính. Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của á nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
A/ Đề và dàn bài cho cho văn chứng minh :
 Dàn bài chung :
Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh
Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng
Kết bài : Nêu ý nghĩa cac luận điểm đã chứng minh.
Đề số 1 : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !
Dàn bài :
1. Mở bài:
 	Tuổi trẻ là lứa tuổi thích hợp nhất cho việc học tập, tích lũy kiến thức để chuẩn bị bước vào đời. Nếu còn trẻ ta tích cực học tập thì lớn lên ta sẽ thành đạt. Ngược lại, ai lười học thì lớn lên khó làm nên việc gì . Vì vậy, người ta nói : “ Nếu khi còn trẻ ... có ích !” 
2. Thân bài:
a. Tuổi trẻ là lứa tuổi thích hợp nhất cho việc học tập :
- Nhà nước đã quy định lứa tuổi từ 6 đến 18 tuổi là học bậc học phổ thông. Ai cũng phải đến trường .
- Lúc còn trẻ, ai cũng được cha mẹ cho ăn học. Ai cũng có điều kiện học tập thuận lợi nhất ....
- Còn trẻ mà lơ là học tập thì khi lớn lên có muốn học cũng quá muộn màng .
- Các danh nhân, nhà bác học, những người thành đạt vì siêng năng học hành, học giỏi ngay từ nhỏ ( dẫn chứng)
b. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 
 	Bất cứ một công việc nào cũng cần có kiến thức, trình độ văn hóa : 
- Một cơ quan nào khi tuyển lao động thì điều kiện bắt buộc phải có trình độ văn hóa .
- Con người có trình độ văn hóa thì biết ứng xử văn hóa , giao tiếp...
- Con người có trình độ văn hóa thì dễ tiếp thu cách học, cách làm. Họ có khả năng làm chủ máy móc, phương tiện, tạo ra sản phẩm ...
c. Tác dụng, ý nghĩa của lời khuyên : ( Dẫn chứng)
- Bộ đội có học mới đủ khả năng làm chủ vũ khí và phương tiện hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội chính quy ... cơ động, hiệu quả trong mọi trường hợp ...
- Nông dân trên ruộng vườn có học mới tiếp cận với máy móc nông nghiệp tiên tiến. Vận dụng những điều đã học vào trồng trọt, chăn nuôi, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi... đem lại hiệu quả cao .
 	- Công nhân trong nhà máy, xí nghiệp có học mới đủ khả năng điều khiển máy móc trong dây chuyền sản xuất hiện đại .
 - Tương lai và sự phát triển của đất nước đang trông cậy vào sự học hành của thế hệ trẻ 
(dẫn chứng lời dạy của Bác Hồ )
3. Kết bài : Có học mới có hiểu biết và thành thạo trong mọi công việc. Học tập là chìa khóa của mọi thành công
 Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh phải chăm chỉ học hành, không được bỏ lỡ cơ hội ...
Đề số 2 : Tục ngữ có câu : “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
 Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ trên .
1. Mở bài: 
Trong cuộc sống, làm một việc gì, mỗi người không được vội vàng, hấp tấp . Học và làm đòi hỏi con người phải kiên trì, bền bỉ thì sẽ thành công . Vì vậy, tục ngữ có câu : “ Có công ... nên kim”
2. Thân bài:
a. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ :
- Mài sắt lâu ngày thì thanh sắt thành cây kim có giá trị .
- Có được cây kim đó, con người bỏ nhiều công sức , thời gian mài giũa .
- Sắt mà còn mài giũa được thì con người không có lý do gì không làm được .
- Làm việc gì, mỗi con người phải có lòng kiên trì, bền bĩ mới thành công.
b. Biểu hiện của lòng kiên trì với những tấm gương tiêu biểu :
 Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Ký, Bác Hồ ...
3. Kết bài:
- Câu tục ngữ luôn nhắc nhở mỗi người lúc nào cũng kiên trì, nhẫn nại trong mọi công việc. 
- Con người luôn rèn ý chí, nghị lực thì mới có thành công .
- Học sinh không bao giờ lùi bước trong học tập .
Đề số 3 : Chứng minh rằng : Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề số 4 : Trong truyện Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo giữa phép tương phản và tăng cấp để bộc lộ rõ tính cách của nhân vật. Qua văn bản Sống chết mặc bay, em hãy chứng minh ý kiến trên.
B/ Đề và dàn bài cho cho văn giải thích : 
Dàn bài chung :
	Mở bài : Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
	Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
	Kết bài : Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối vớ mọi người.
Đề số 1 : Một nhà văn có nói : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” .Em hãy giải thích nội dung câu nói đó .
1. Mở bài : 
Kinh nghiệm, những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội từ hàng ngàn năm qua đã được con người ghi lại, truyền lại trong sách. Sách là trí tuệ của loài người. Vì lẽ đó mà có nhà văn có nói : “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” 
2. Thân bài: Lần lượt giải thích :
a. Em hiểu gì về hình ảnh “ ngọn đèn sáng bất diệt” ? Vì sao nói “ sách là ngọn đèn sáng bất diệt” ?
b. Tại sao nói đến sách thì người ta lại nói đến trí tuệ con người ?
c. Em hãy tìm những ví dụ cho thấy sách là trí tuệ bất diệt của con người .
d. Tình cảm, thái độ của em đối với sách và câu nói ấy .
3. Kết bài: 
Khẳng định lại ý nghĩa, tác dụng của sách + Bài học cho bản thân : Yêu quý sách, học và làm theo sách vở để làm cho những điều đã học sinh động hơn ( Loại bỏ sách xấu)
Đề số 2 : Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : Thất bại là mẹ thành công .
1. Mở bài: 
Dẫn dắt vấn đề và trích nội dung .
2. Thân bài:
a. Em hiểu thất bại là gì ? Là không đạt được mục đích, ước mong của cá nhân về mọi mặt .
 	Thất bại trong học tập nghĩa là sao ? Cha mẹ thất bại trong làm ăn nghĩa là như thế nào ?
b. Trong thất bại, em thấy con người có tâm trạng ra sao ? ( Buồn, đau đớn ....)
 	Quan trọng hơn, sau thất bại con người phải suy nghĩ gì, làm gì cho những bước tiếp theo ? ( Tìm ra nguyên nhân, hướng khắc phục, kinh nghiệm )
 	Câu tục ngữ trên có ý khuyên con người ta điều gì ? ( Không nản chí, mà phải kiên trì, bền bĩ, vững vàng tin ở ngay chính bản thân mình ) 
 	Tại sao dân gian lại nói Thất bại là mẹ thành công ? ( Sau thất bại chắc con người sẽ có những bài học thấm thía, tránh được những sai lầm. Đó là mẹ thành công )
c. Vì sao con người phải vững vàng trước khó khăn ?
 	Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi khó khăn ? Ví dụ ?
 	Gặp khó khăn, đòi hỏi con người phải chịu khó kiên trì, quyết tâm thì sẽ thành công ( dẫn chứng)
3. Kết bài:
 Ý nghĩa của câu tục ngữ + Bài học cho bản thân .
Đề số 3 : Hãy giải thích vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với PBC được Nguyễn Ái Quốc gọi là Những trò lố ?
1. Mở bài : 
Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù không chỉ có những cuộc đấu tranh về quân sự mà còn đấu tranh trên mặt chính trị, tư tưởng. Những trò lố mà Va-ren bày ra với PBC là một cuộc đấu tranh như thế .
2. Thân bài:
a. Em hiểu những trò lố là gì ? ( Dối trá, bịp bợm, lừa đảo, vô liêm sĩ, trơ trẽn mà tên cáo già Va-ren là điển hình )
 Văn bản đã nói lên những lời nói, hứa hẹn, cử chỉ, việc làm ... của tên thực dân Va-ren với PBC có nhiều kịch tính gay go, ác liệt ...
b. Những trò lố mà Va-ren đã bày ra đối với PBC là những trò nào ?
 	- Trò lố thứ nhất : Do sức ép của công luận, Va-ren đã “ nửa chính thức hứa” chăm sóc vụ PBC . Hắn hứa nhưng không tích cực . 
 	- Trò lố thứ hai : Đến Sài Gòn, Va-ren được tiếp rước long trọng với những lời chúc tụng F hắn đâu còn nhớ đến lời hứa .
 	- Trò lố thứ ba : Từ Sài Gòn ð Hà Nội ð dừng tại Huế, PBC vẫn nằm tù .
 	- Trò lố thứ tư : Lai lịch của tên Va-ren : Một kẻ bất lương, phản bội giai cấp vô sản Pháp , bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn .
- Lời dụ dỗ trơ trẽn, lố bịch 
- Nêu gương xấu mà tự hào là tốt ...
c. Từ những trò lố này, em suy nghĩ gì về tên Va-ren ? Về Phan Bội Châu ? 
 - Bài học rút ra là cần cảnh giác trước những lời dụ dỗ của kẻ thù ... 
3. Kết bài : 
Khẳng định , nhấn mạnh thủ đoạn gian xảo của thực dân và phẩm chất tỉnh táo, kiên cường của Phan Bội Châu.
Bài học cho bản thân là kính yêu, khâm phục ý chí của người chiến sĩ cách mạng ....
Đề số 4 : Trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau cách mạng tháng Tám, Bác Hồ kính yêu có viết : “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” . 
 Em hiểu lời dạy trên như thế nào ? Hãy giải thích .
Đề số 5 : Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin : Học, học nữa, học mãi . 
Đề số 6 : Ca dao Việt Nam có câu : 
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
 	Người trong một nước phải thương nhau cùng . 
 Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao đó .
Đề số 7 : Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên là Học tập tốt, lao động tốt . Em hiểu lời dạy đó như thế nào .
Đề số 8 : Nhà văn Nguyễn Bá Học có viết : “ Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Em hiểu gì về câu nói trên ? 
ĐỀ THAM KHẢO :
ĐỀ I :
I. Trắc nghiệm : (3,0 điểm)
Câu 1 : ( 1,0 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu mà em cho là đúng nhất :
 ... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
1.Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Đức tính giản dị của Bác Hồ 
C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt D. Ý nghĩa văn chương
2.Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
A. Hoài Thanh B. Phạm Văn Đồng
C. Hồ Chí Minh D. Đặng Thai Mai
3. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Miêu tả B. Tự sự
C. Biểu cảm D. Nghị luận
4. Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào ?
A. Nghị luận chứng minh B. Nghị luận giải thích
C. Nghị luận bình luận D. Nghị luận phân tích
Câu 2 : ( 1,0 điểm)
1. Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau :
 Trong.............................................ta thường gặp nhiều câu rút gọn.
A. văn xuôi B. truyện cổ dân gian
C. truyện ngắn D. văn vần(thơ, ca dao)
2.Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được hai câu văn đúng với nội dung của bài .
 A
 B
 Trả lời
a. Thủ pháp liệt kê được sử dụng thích hợp đã có tác dụng
1. thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước với nhiều sắc thái khác nhau
a + ...
b. Các động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm được chọn lọc
2. thể hiện được sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước của nhân dân, ở mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, địa phương.
b + ...
Câu 3 : ( 1,0 điểm) Giải thích ý nghĩa sự im lặng của Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
II. Tự luận : ( 7,0 điểm) 
1.Thế nào là rút gọn câu ? Tìm câu rút gọn trong ví dụ sau đây : ( 1,0 đ)
Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
2. Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.(6,0đ)
ĐỀ II :
I. Trắc nghiệm : (3,0 điểm)
Câu 1 : ( 1,0 điểm)
1. Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?
A. Là các quy luật của tự nhiên
B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người
C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có
D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người
2. Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ?
A. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen
C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng D. Cả A,B,C đều sai 
3. Đặc điểm nổi bật về hình thức của Tục ngữ về con người và xã hội là gì ?
A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ
C. Từ và câu có nhiều nghĩa D. Cả 3 ý trên 
4. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “ Đói cho sạch, rách cho thơm” ?
A. Đói ăn vụng, túng làm càn B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
C. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ D. Giấy rách phải giữ lấy lề
Câu 2 : ( 1,0 điểm)
 1. Câu “ Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ?
A. Trạng ngữ B. Chủ ngữ
C. Vị ngữ D. Bổ ngữ
2. Nối nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B để được một nhận định đúng . 
 A
 B
 Trả lời
 1/ Dưới hình thức nhận xét, khuyên nhủ, tục ngữ về con người và xã hội truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích về cách
a. nhìn nhận các quan hệ giữa con người với giới tự nhiên 
b. nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xử hàng ngày
c. nhận biết các hiện tượng thời tiết
1/ + ...
Câu 3 : ( 1,0 điểm)
 Qua đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ “ Oan Thị Kính” ?
II. Tự luận : ( 7,0 điểm)
1.Thế nào là câu bị động? Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động ?(1,0đ)
 Cô giáo khen bạn Dũng.
2. Bạn em chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,... mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứng minh cho bạn thấy rằng, thiên nhiên chính là nơi đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận, và vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.(6,0đ)
ĐỀ III :
I. Trắc nghiệm : (3,0 điểm)
Câu 1 : ( 1,0 điểm)
1.Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?
A. Cuộc sống lao động của con người
B. Tình yêu lao động của con người
C. Lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài
D. Do lực lượng thần thánh tạo ra
2.Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình ?
A. Văn chương giúp cho người gần người hơn
B. Văn chương giúp cho tình cảm và lòng vị tha
C. Văn chương là loại hình giải trí của con người
D. Văn chương dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai
3.Dòng nào sau đây không có trong quan niệm về công dụng của văn chương của Hoài Thanh ?
A. Văn chương giúp cho con người hăng say lao động hơn
B. Văn chương giúp cho con người có tình cảm và lòng vị tha
C. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
D. Văn chương giúp cho con người biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên
4.Tại sao nói Ý nghĩa văn chương là văn bản nghị luận văn chương ?
A. Vì dẫn chứng trong bài viết là các tác phẩm văn chương
B. Vì tác giả nói về nguồn gốc và 

File đính kèm:

  • docVAN 7 - THANH.doc
Đề thi liên quan