Đề cương ôn tập ngữ văn 8 học kì II - Năm học 2008 - 2009
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập ngữ văn 8 học kì II - Năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 Học kì II - Năm học 2008 - 2009 =====***==== Nội dung Yêu cầu- Kĩ năng Văn bản: * Thơ mới: Ông đồ Nhớ rừng Quê hương * Thơ Bác Hồ Ngắm trăng Đi đường Tức cảnh Pác Bó - Khi con tu hú *Văn học trung đại - Chiếu dời đô - Hịch tướng sĩ - Nước Đaị Việt ta - Bàn luận về phép học * Văn học nước ngoài: Đi bộ ngao du - Nắm vững tên tác phẩm-hoàn cảnh ra đời - Nội dung chính- chủ đề đề tài - Học thuộc lòng thơ - Những nét đặc sắc về nghệ thuật - Nội dung chính- các nét đặc sắc từng đoạn thơ khổ thơ Nắm chắc đặc trưng thể loại của văn học trung đại Nội dung chính từng bài Viết đoạn văn cảm thụ chi tiết đặc sắc, từ ngữ hình ảnh đặc sắc Viết đoạn văn có câu chủ đề Tiếng việt Các kiểu câu: Câu trần thuật Câu nghi vấn Câu cảm thán Câu phủ định Câu cầu khiến Hành động nói: Các kiểu hành động nói Cách thực hiện hành động nói Hội thoại Lựa chọn trật tự từ trong câu - Nắm chắc khái niệm - Biết cách xác định kiến thức Tiếng Việt trong văn bản - Biết cách vận dụng kiến thức để đặt câu - viết đoạn Tập làm văn Kiểu bài thuyết minh Kiểu bài nghị luận - Biết cách xác định yêu cầu của đề bài và 4 bước làm một bài TLV Chú ý: Các con xem lại tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và các bài tập ôn luyện ở tiết bổ trợ BÀI TẬP VẬN DỤNG - NGỮ VĂN 8 Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về 8 câu đầu bài thơ “Quê Hương” của Tế Hanh. Câu 2: Chép lại và phân tích tác dụng biểu cảm của những câu cảm trong 2 bài thơ: “Quê hương” và “Khi con tu hú”? Câu 3: Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh có những câu thơ viết về hình ảnh con thuyền. Em hãy chép lại những câu thơ có hình ảnh con thuyền và cho biết: Nhà thơ miêu tả con thuyền ở những thời điểm nào? Các biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền? Cảm nhận và suy nghĩ của em về những câu thơ ấy?( Hãy trình bày bằng một đoạn văn). Câu 4 : Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…..” ( Quê Hương – Tế Hanh) Câu 5: Viết một đọan văn ngắn phân tích hai câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.” Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm, câu nghi vấn. Câu 6: Trong bài thơ " Quê hương" có câu: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng...." a, Hãy chép tiếp ba câu thơ tiếp theo câu thơ trên. b, Bằng một đoạn văn qui nap ( 8- 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của những câu thơ trong đoạn thơ vừ chép trên.( đoạn văn có câu cảm thán, câu phủ định). Câu 7: Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau : – Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già – Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? Câu 8: Viết một đoạn văn phân tích 2 khổ thơ 3&4 trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên ( Đoạn văn khoảng 10 -<12 câu trong đó có một câu hỏi tu từ ) Câu 9: Cảm nhận cái hay ở hai cặp câu thơ sau: Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. và Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay. Câu 10: Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” , hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú .việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ ? Câu 11: Chép hoàn chỉnh đoạn thơ có câu mở đầu: “Nhớ cảnh sơn lâm…” và câu kết thúc “…lá gai, cỏ sắc.”. Nêu cảm nhận của em bằng một đến hai đoạn văn về nghệ thuật và nội dung đoạn thơ: Câu12: Cho câu thơ: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối…” a ) Chép 9 câu thơ tiếp theo trong bài thơ có những câu thơ trên. Nêu tên tác giả, nét chính về tác giả b) Cho câu chủ đề: “ Cả khổ thơ là nỗi nhớ da diết không nguôi về dĩ vãng của chúa sơn lâm” Viết đoạn văn có câu chủ đề theo lối quy nạp làm rõ ý của câu chủ đề trên qua việc phân tích khổ thơ vừa chép là (Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu hỏi tu từ) Câu 13: a. Phân tích bức tranh mùa hè và tâm trạng của người tù qua bài thơ “Khi con tu hú” b. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ gợi cho người đọc những liên tưởng gì? Câu 14: Chép chính xác bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh ( Theo văn bản SGK Ngữ văn 8-tập hai). Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời bài thơ. Nêu nội dung chính của bài thơ Có nhận xét cho rằng: Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Hãy viết một đoạn văn qui nạp khoảng 8 đến 10 câu để làm sáng tỏ ý kiến đó. ( Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm) c. Cho biết tính chất cổ điển và hiện đại của bài thơ được thể hiện như thế nào? Câu 15: Viết đoạn văn khai triển luận điểm: “Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và tâm hồn nghệ sĩ của Bác”. Câu 16: Có ý kiến cho rằng bài “ Ngắm trăng” là một cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Hãy viết một đoạn văn ngắn( 10-15 câu) có sử dụng yếu tố biểu cảm để chứng minh điều đó Câu 17: Bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù đày. Em hãy viết bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên . Câu 18: Cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua bài thơ “Ngắm trăng.” Câu 19: Cảm nhận của em về bài thơ " Đi đường" của Hồ Chí Minh. Câu 20: Cho câu chủ đề sau: “Trong nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi đã phát biểu quan điểm về quốc gia dân tộc hết sức hoàn chỉnh, sâu sắc và tiến bộ” Em hãy viết tiếp các câu khai triển để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch bằng việc phân tích phần 2 đoạn trích nước “Đại Việt ta” (trong đoạn văn có sử dụng 1 câu hỏi tu từ) Câu 21: Trong đoạn trích “Nước đại Việt ta”, Nguyễn Trãi có viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Dựa vào hiểu biết hoàn cảnh ra đời của bài cáo và của bản thân em hãy: Giải thích ngắn gọn thế nào là nhân nghĩa? Theo em tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói tới trong bài là gì? Từ đó phát biểu cảm nghĩ của em về nội dung của tư tưởng ấy trong đọan trích “ Nước Đại Việt ta” (Trình bày thành một đoạn văn). Câu 22: Khi quyết định dời đô, Lý Công Uẩn đẫ phân tích cho thần dân về ưu thế của thành Đại La so với Hoa Lư điều đó thể hiện qua những phương diện nào ? Câu 23: - Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có một đoạn văn nói rất cảm động về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Đó là đoạn nào? Hãy chép lại chính xác đoạn văn đó theo bản dịch của sách giáo khoa. - Phân tích hiệu quả của việc dùng từ ngữ , giọng điệu trong đoạn văn. Câu 24: Sau khi học xong 2 bài thơ "Sông núi nước nam và nước Đại Việt" em hãy nêu lên những nét mới và sâu sắc trong tư tưởng của Nguyễn Trãi so vời bài "sông núi nước nam " Câu 22: Từ văn bản “Bàn luận về phép” học em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân (Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh) Câu 23: Văn bản “Thuế máu” đặt ra vấn đề gì ? Ba phần trong văn bản có mối quan hệ như thế nào trong việc bộc lộ chủ đề của văn bản? Lưu ý: Các em soạn đề cương ôn tập , các tổ nhóm trao đổi, thảo luận để có các câu trả lời cho các bài tập tốt nhất. Tổ tưởng các tổ nộp đề cương về cho cô sau 10 ngày nhận được nội dung ôn tập. Cá nhân học ôn kĩ lưỡng để cô kiểm tra. *** Chúc các em ôn và làm bài kiểm tra đạt kết quả tốt nhất. *** =============================
File đính kèm:
- De cuong on tap(1).doc