Đề cương ôn tập ngữ văn 8 – học kỳ II

doc36 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập ngữ văn 8 – học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập ngữ văn 8 – học kỳ II  
A .Hệ thống các thể loại và phương thức đã học  .
I. Phần văn bản:
1.Nhớ rừng
2.Ông đồ
3.Quê hương
4.Khi con tu hú
5.Tức cảnh Pác Bó
6.Ngắm trăng.
7.Đi đường
8.Chiếu dời đô
9.Hịch tướng sĩ
10.Nước Đại Việt ta
11.Bàn luận về phép học.
12.Thuế máu.
13.Đi bộ ngao du.
14.Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
* Yêu cầu HS : 
- Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản.




                                                                                               
STT
Tên vb
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác
Phan Bội Châu1867- 1940
Đường luật thất ngôn bát cú
Khí phách kiên cường, bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chí sỹ yêu nước và cách mạng.
Giọng điệu hào hùng, khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
2
Đập đá ở côn Lôn.
Phan Châu Trinh 1872-1926
Đường luật thất ngôn bát cú
Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, cách mạng trên đảo Côn Lôn.
Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thế.
4
Hai chữ nước nhà
á Nam Trần Tuấn Khải. 1895-1983
Song thất lục bát
Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại giọng điệu trữ tình thống thiết.
5
Nhớ rừng
Thế Lữ 1907-1989
Thơ mới 8 chữ/câu
Mượn lời con hổ trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thời đó.
Bút pháp lãng mạn rất tuyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập, nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
6
Ông đồ
Vũ Đ.Liên.
1913-1996
Thơ mới N.ngôn
Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó, toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người  xưa.
Bình dị, cô đọng, hàm xúc, đối lập, tương phản, hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình.
7
Quê hương
Tế Hanh 1921
Thơ mới 8 chữ/câu
Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng
8
Khi con tu hú
Tố Hữu 1920- 2002
Lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trong tù.
Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tự tin  phong phú.
9
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh1890-1969
ĐL thất ngôn tứ tuyệt
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pắc Bó.
giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui, từ láy.
10
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh. 1890-1969
ĐL thất ngôn tứ tuyệt.
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung rất nghệ sỹ của Bác ngay trong cảnh tù ngục.
Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối lập.
11
Đi đường
Hồ Chí Minh. 1890-1969
ĐL thất ngôn tứ tuyệt.
ý nghĩa tượng trưng và triết lý sâu sắc: Từ việc đi đường gợi ra chân lý đường đời: Vượt qua gian lao thử thách sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Điệp từ, tính đa nghĩa của hình ảnh câu thơ.
*      Hệ thống tác phẩm nghị luận 
 
STT
Tên VB
Tác giả
T. loại
 Giá trị nội dung
Giá trị N.T
 
  1
Chiếu dời đô( Thiên đô chiếu )
Lí Công Uẩn( Lí Thái Tổ )
(974-1028)
Chiếu- nghị luận TĐ
-Chữ Hán
Phản ánh khát vọng của ND về một đất nước độc lập, thống nhất, ý chí tự cường của DT Đại Việt trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, LL giàu thuyết phục, hài hoà tình, lí.
  2
Hịch tướng sĩ( Dự chu tỳ tướng hịch văn)
Trần .Q.Tuấn
( 1231- 1300)
Hịch- chữ Hán
NLTĐ
Tinh thần yêu nước nồng nàn của DT ta trong cuộc KC chống Mông- Nguyên, thể hiện qua lòg căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù, trên cơ sở PP khuyết điểm của tì tướng, khuyên bảo họ học tập binh thư, rèn quân để đánh giặc
LL chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn đanh thép, tình cảm thống thiết…
   3
Nước Đại Việt ta (Trích BNĐC)
Nguyễn Trãi ( 1380-
Cáo- chữ Hán NLTĐ
ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.
LL chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực.
   4
Bàn luận về phép học( Luận học pháp )
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
( 1723- 1804 )
Tấu- chữ Hán NLTĐ
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có PP, theo điều học mà làm.( hành)
LL chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.
   5
Thuế máu
(Trích BACĐTDP)
N.A. Quốc
(1890- 1969 )
 
Phóng sự- CL
NLHĐ- chữ Pháp
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của CQTDP trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Tư liệu pp xác thực, tính chiến đấu cao, NT trào phúng sắc sảo, hiện đại: mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng giễu nhại
   6
Đi bộ ngao du( Trích Ê- min hay về GDục )
J. Ru- xô
(1712-1778 )
NL NN
Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt; tác giả là một người giản dị, yêu quý tự do, yêu thiên nhiên tha thiết.
Lí lẽ dẫn chứng từ kinh nghiệm và cuộc sống của nh. văn..

 
  3.? Thế nào là văn bản nghị luận ? 
* Là văn được viết ra nhằm xác lậpcho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ,dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng , quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
?Văn bản nghị luận trung đại có nét gì khác biệt so với văn bản nghị luận hiện đại ? 
* Sự khác nhau giữa văn bản nghị luận trung đại và văn bản nghị luận hiện đại
+ Hình thức:
-Văn bản nghị luận trung đại thường được cố định ở một số thể loại như: chiếu, hịch, cáo…
-Văn nghị luận hiện đại thì hình thức co duỗi tự nhiên, câu văn sinh động, phong phú có nhiều yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình lập luận ( chẳng hạn như biểu cảm, tự sự, miêu tả…).
+ Về nội dung:
- Văn nghị luận trung đại: thường bàn tới những vấn đề to lớn, quan hệ tới quốc thái, dân an.
- Văn nghị luận hiện đại: có đề tài rộng hơn, phong phú hơn. Những vấn đề đời thường cũng được đưa ra để nghị luận.
 4 .  ? Vì sao Bình Ngô Đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc việt Nam  ?
Vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập, đó là chân lí hiển nhiên.
+ Nước ta có nền văn hiến lâu đời
+ Có lãnh thổ riêng
+ Phong tục riêng
+ Có chủ quyền, có các triều đại đặt ngang hàng với các triều đại phương bắc
+ Có truyền thống lịch sử oanh liệt, bất cứ kẻ xâm lược nào vào nước ta đều bị sức mạnh nhân nghĩa của chúng ta làm cho đại bại.
? * So sánh với ( Sông núi nước Nam – lớp 7). Nước Đại Việt ta có những  điểm mới nào  ?
- Ý thức về nền độc lập dân tộc ( Sông núi nước Nam) được xác định trên 2 phương diện: lãnh thổ (Sông núi nước Nam) và chủ quyền (Vua Nam ở)
- Bình Ngô đại cáo ý thức dân tộc phát triển cao hơn, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung bằng các yếu tố mới, đầy ý nghĩa. Đó là nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng ” Bao đời xây nền độc lập”.
5 . ? Nêu những nét giống và khác nhau về nội dung tư tưởng , hình thức thể loại của các văn bản trong bài: 22,23,24, ( chiếu ,cáo hịch ?)
* Giống nhau: đều bao trùm một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh (chiếu); ở…quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lăng tàn bạo (hịch); hoặc ở ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một nước Việt Nam độc lập (nước Đại Việt ta)
Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn, đó là gốc của sắc thái biểu cảm, là chất trữ tình. Và yếu tố có tình còn thể hiện ở tấm lòng, thái độ của người viết đối với người tiếp nhận.
-Trong bài Chiếu: Vua Lí Thái Tổ tỏ ra một thái độ khá thận trọng, chân thành đối với ” các Khanh” và ngài.
-  Trong bài Hịch: một mặt Trần Quốc Tuấn bộc lộ lòng căm thù giặc, bằng những lời sôi sục, mặt khác thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa ân cần đối với các tướng sĩ.
* Khác nhau:
- Chiếu: là thể văn do nhà Vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể làm bằng văn vần, biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trịnh trọng. Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng tới vận mệnh của Triều đại, đất nước.
- Hịch: là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc bén, có sức thuyết phục. Hịch khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Thường viết theo thể văn biền ngẫu ( từng cặp câu cân xứng với nhau).
- Cáo: là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự kiện để mọi người cùng biết. Phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu ( không có hoặc có vần, thường đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp 2 vế đối nhau). Cáo là thể văn có tính chất hùng biện. Do đó lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
6  Kể tên các văn bản  nhật dụng đã học ở lớp 8 .
-Thông tin về Trái Đất năm 2000
- Ôn dịch, thuốc lá.
- Bài toán dân số
->Ph¬ng thøc biểu đạt là thuyết minh.
II. Phần Tiếng Việt:  các kiểu câu  đã học 
1.Câu nghi vấn.          2. Câu cầu khiến.   3. Câu cảm thán.          4. Câu trần thuật.   5. Câu phủ định                        6. Hành động nói.      7.Hội thoại.              8. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
* Yêu cầu HS : 
- Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.
 
 
Kiểu Câu
Khái niệm
1.
Câu nghi vấn
* Câu nghi vấn là câu:
- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao…) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
* Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
*Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc… và không yêu cầu người đối thoại trả lời
2.
Câu cầu khiến
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
3.
Câu cảm thán
* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi…dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
 
4.
Câu trần thuật
* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,..
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc…( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật  thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.
5.
Câu phủ định
* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu…..
*Câu phủ định dùng để :
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ).
 
6. Hành động nói
? Thế nào là hành động nói ?
* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.
* Những kiểu hành động nói thường gặp là :
- Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? )
- Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) ( Ngày mai trời sẽ mưa )
- Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,…) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé )
- Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa )
- Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này )
* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng  kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp)
7Hội thoại. 
? Thế nào là  vai xã hội trong hội thoại ?
*Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) .
- Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời .
* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác.
* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
8Lựa chọn trật tự từ trong câu.
* Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự , mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói,viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
* Trật tự từ trong câu có tác dụng :
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.
Nguồn từ: 
Chủ đề 4 : RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Hệ thống hoá chặt chẽ đặc điểm văn nghị luận 
- Thấy được văn nghị luận gồm các tiểu loại : nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Biết đưa ra luận điểm và biết l;ập luận làm sáng tỏ luận điểm đó.
- Biết bày tỏ quan điểm của bản thân về một vấn đề xã hội hoặc vấn đề văn học.
B. Chuẩn bị : 
- GV nghiên cứ tài liệu, soạn giáo án.
- HS : Soạn bài theo hướng dẫn.
C. Các bước dạy học chủ đề 4:
Tiết 19 : Ôn tập văn nghị luận
Ngày dạy : 12/ 01/ 2010
* Ổn định lớp
* Kiểm tra việc chuẩn bị bài:
* Tiến trình tổ chức dạy hoc :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: 
 - GV chia lớp thành 4 nhóm
- Các nhóm thảo luận và trình bày 
Nhóm 1: Kể tên một số văn bản nghị luận mà em đã được học?
- GV giới thiệu thêm một số văn bản nghị luận ở lớp 9

Nhóm 2 : Thế nào là văn nghị luận?









Nhóm 3: Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?





















 



Nhóm 4: Lập ý cho bài văn nghị luận? 







Hoạt động 2 : 
- GV giới thiệu một số đề văn nghị luận








Hoạt động 3: Dặn dò
I. Ôn tập đặc điểm văn nghị luận



Nhóm 1:
Một số văn bản nghị luận đã học
(Theo SGK NV lớp 7, lớp 8,)



Nhóm 2:
Đặc điểm chung 
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc,người nghe một tư tưởng,quan điểm nào đó.
- Muốn thế,văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
Nhóm 3:
Luận điểm, luận cứ và lập luận:
a. Luận điểm
 Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán
 Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
b. Luận cứ
 Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
c .Lập luận
 Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.Lập luận phải chặt chẽ ,hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
 Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một v/đ để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đ/v đề đó. Tính chất của đề như: ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ phản bác…đòi hỏi bài làm phải vận dụngcác phương pháp phù hợp.
Nhóm 4:
Lập ý cho bài văn nghị luận
- Lập ý cho bài văn nghị luận là xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn
a.Tìm hiểu đề
b.Lập ý cho đề bài:
Chứng minh
- Xác định luận điểm:
- Tìm luận cứ: 
Giải thÝch
- Xây dựng lập luận:


II. Đề văn nghị luận:
Đề văn chứng minh :
a. Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
 2. Đề văn giải thích :
a. Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích câu tục ngữ đó.
b. Đức tính trung thực, lòng nhân đạo...
III. Bài tập về nhà :
- Nắm chắc đặc điểm văn nghị luận
- Tìm hiểu một số đề văn nghị luận.
- Tìm hiểu trước các bài nghị luận xã hội, nghị luận văn học trong SGK lớp 9
D. ĐÁNH GIÁ - ĐIỀU CHỈNH K.H:
 ....................................................................................................................................... 
Ngày soạn : 17/ 01/ 2010 Ngày dạy : 18 / 01/ 2010 

Chủ đề 4
Tiết 20 : Luyện tập cách làm bài văn nghị luận các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Nắm chắc cách làm bài văn nghị luận các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
- Biết bày tỏ quan điểm rõ ràng, mạch lạc
B. Chuẩn bị :
- GV : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án; phiếu học tập.
- HS : Soạn bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS:
* Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm trình bày:
Nhóm 1: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.



Nhóm 2: Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức






Nhóm 3: Nêu các bước tiến hành và dàn ý chung








Nhóm 4: Hãy chọn đề bài nghị luận các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
(Trên phiếu học tập)








Hoạt động 2: Luyện tập
 Lập dàn ý và viết đoạn văn cho một trong 3 đề văn trên 
(HS tuỳ chọn đề bài)












Hoạt động 3: Bài tập về nhà 
I. Ôn tập đặc điểm văn nghị luận các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
Nhóm 1: Nghị luận sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
- Bàn về các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
Nhóm 2:
- Nội dung: nêu rõ sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt đúng mặt sai, mặt lợi, mặt hại..chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ.
- Hình thức: bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.
Nhóm 3: Các bước tiến hành và dàn ý chung:
- Tìm hiểu kĩ đề bài
- Lập dàn ý
MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng
TB: Liên hệ thực tế, phân tích mặt đúng sai, đánh giá, nhận định.
KB : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
- Viết bài và sửa chữa.
Nhóm 4:
1. Nỗi đau chất độc màu da cam, đôi điều suy nghĩ
2. Hiện nay có hiện tượng vứt rác bừa bãi. Em hãy viết bài văn giúp mọi người ý thức hơn về rác thải.
3. Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về Người.
II. Luyện tập
VD : Đề 3:
MB : Giới thiệu khái quát về Bác Hồ.
TB : Phân tích những công lao to lớn, vĩ đại của Hồ Chí Minh với dân tộc và nhân loại.
+ Đối với dân tộc Việt Nam : Bác tìm ra con đường đưa dân tộc thoát khỏi nô lệ...
+ Đối với thế giới : Người đã đóng góp tư tưởng tiến bộ, gắn kết tình cảm quốc tế........
+ Bác là một con người không ngại khó, không ngại khổ, giàu lòng nhân ai, mưu trí, dũng cảm....
KB : Kết luận về Người. Tình cảm của em đối với Bác...
III. Bài tập về nhà :
- Nắm chắc nội dung bài học
- Tập viết các bài văn nghị luận các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
- Tìm hiểu nghị luận về một vấn đề tư tưởng ,đạo lí
D. ĐÁNH GIÁ - ĐIỀU CHỈNH K.H:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày duyệt : 18/ 01/ 2010
Người duyệt :...........................
................................................
...............................................




Một con người - Một cuộc đời - Một dân tộc
Nói đến Việt Nam, bè bạn quốc tế đều biết đến Chủ tịch Hồ Chí Mình, nói về Người bằng tình cảm tôn trọng và khâm phục. Từ lâu hình ảnh của Người trong con mắt họ đã là hình ảnh của một Việt Nam thu nhỏ - một dân tộc anh hùng, mà ở đó con người thật hiền hoà, chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất, nhưng cũng vô cũng dũng cảm, kiên gan trong đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho chính mình.
Biết về Bác, thăm quê Bác, thăm ngôi nhà Người đã từng sinh sống khi nhỏ, theo dấu chân bác trên suốt con đường hoạt động cánh mạng qua các di tích, được nghe kể về Bác…chúng ta càng thấy kính nể Người hơn, và mới phần nào thấu hiểu tại sao cả dân tộc Việt Nam chúng ta coi người như Cha, thờ ảnh Người ở những nơi trang trọng nhất và gọi Người bằng cái tên gần gũi nhất. Không ai có thể đếm được hết các vì sao trên bầu trời, bởi mỗi vì sao đó là hiện thân, là hiện hữu cho chính công lao, cho tình cảm mà Bác đã dành cho cả dân tộc Việt Nam chúng taCái giản dị trong phong cách sống của Bác đã tạo nên hình ảnh về một vị lãnh tụ rất đỗi gần gũi với dân. Giản dị thôi, nhưng không hề giản đơn, bởi bên trong chính một con người giản dị đó là một trí tuệ vĩ đại, một thiên tài về nghệ thuật quân sự, một nhà văn hoá có tầm nhìn rộng. Đó cũng là hiện thân của một dân tộc có sức mạnh tiềm tàng, bền bỉ và tự lực. Một vị lãnh tụ đáng kính với căn nhà ba gian (Nhà 58 – Khu Di tích Phủ Chủ tịch), hay sau đó là một ngôi nhà sàn đơn sơ. Nếu có ai đó được biết đến các giai thoại về mấy lần chuyển nhà của Bác trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch thì còn có thể hiểu sâu sắc hơn nữa cái chất giản dị nơi Bác. Chính sự giản dị đó đã làm kinh ngạc bao vị khách cao cấp quốc tế, các nhà bác nước ngoài khi đến thăm nơi ở và làm việc của Bác. Ai đã từng vào thăm Phủ Chủ tịch và được thăm nơi Bác làm việc, tiếp khách, nghe giới thiệu về những ngày bác làm việc nơi đây, thì còn kinh ngạc hơn về tấm lòng một lòngi vì dân, vì đời nước của Bác. Thăm căn nhà 67, không ai không thấy bùi ngùi thương Bác. Thương Bác bởi Bác không còn với chúng ta nữa, thương Bác bởi Bác không thể được hưởng trọn niềm vui toàn thắng của dân tộc. Càng thương Bác ta càng thấy tôn trọng Bác hơn, yêu Bác hơn, tự hào về Bác hơn, từ hào về dân tộc Việt Nam của chúng ta hơn.
Cuộc đời hoạt động cánh mạng, hiến dâng đời mình cho lý tưởng cách mạng đã phác hoạ cả một giai đoạn lịch sử của một dân tộc từ bùn đen nô lệ vùng lên giành lại tự do, làm gương sáng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Người là kết tinh tinh của dân tộc, là đại diện tiêu biểu nhất cho một dân tộc, là người con, người cha của một dân tộc anh hùng, kiên trung.
Một con người - Muôn vàn tình yêu thương
Cả cuộc đời, Bác đã dành trọn tình yêu thương của mình cho đồng loại, cho dân tộc. Đó là một thứ tình cảm được thể hiện bằng chính những cử chỉ nhỏ nhất đến những hi sinh cao cả nhất: Bác sẵn sàng nhường miếng cơm ít ỏi của mình cho người khác, bớt lại từng hạt gạo giúp đồng bào qua cơn hoạn nạn, hi sinh cả tình cảm riêng tư của mình cho cách mạng, cho dân tộc. Đó là những tính cách đã đi vào bản chất của mỗi con người Việt Nam, được tôi luyên qua lửa đạn chiến tranh, qua gian nan đời thường. Nhưng ở Bác cái thứ tình cảm đó dường như có gì đó thiêng liêng hơn, trân trọng hơn, không bởi một lẽ Bác là lãnh tụ của chúng ta.
Người dành tình yêu thương, sự quan tâm đặc biệt của mình cho các em nhỏ, các cụ già, những người tàn tật. Đúng vậy, có ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Mình, và cũng chẳng có ai yêu Bác Hồ Chí mình bằng các em nhi đồng. Sự quan tâm, chăm sóc của Bác không phải bột phát, nó cứ thường xuyên, tự nhiên như chính một thành tố cố hữu tạo nên tính cách một con người. Ở Bác có cả một biển cả tình yêu, một tình yêu bao la, không bao giờ cạn.
Sinh thời, Chủ tich Hồ Chí Minh không chỉ dành tình yêu vô bờ bến của mình cho nhân loại, cho nhân dân, Người còn là một nhà thơ. Thơ của Bác có tình yêu thiên nhiên, nhưng phảng phất trong từng vần thơ đó là một tấm lòng luôn hướng về Tổ Quốc (khi xa), là một tinh thần thép, lạc quan vào thành công tất yêu của sự nghiệp cách mạng. Có ai ngắm một bông hoa nở cũng một dạ nghĩ về sự nghiệp giải phong dân tộc? Có ai bị gông cổ, xích chân, lê bước trên đường dài mệt mỏi mà vẫn có thể hát ra được những câu thơ lạc quan, yêu đời? Phải có một tinh thần, phải có một ý chí, môt nghị lực và trên hết là phải có một tình yêu. Tình yê

File đính kèm:

  • docde cuong van 8 cuc hay.doc