Đề cương ôn tập Ngữ Văn 9

doc22 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ Văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9
* HỌC KÌ 1
I.TIẾNG VIỆT
1. Các phương châm hội thoại: xảy ra 2 tình huống: tuân thủ và không tuân thủ PCHT

Các PCHT
Đặc điểm
VD
Phương châm về lượng
Khi giao tiếp, cần nói đúng nội dung; nội dung phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu – không thừa
Ngựa là loài thú có bốn chân
Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học
Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Gà là loại gia cầm nuôi ở nhà rất phổ biến ở nước ta
Anh ấy chụp ảnh cho tôi bằng máy ảnh
Phương châm về chất
Khi giao tiếp, không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
Quả bí khổng lồ; nói trạng, nói mò; nói dối
Con vịt muối đẻ ra trứng vịt muối
- Nói dối, nói mò, hứa hươu hứa vượn
Phương châm cách thức
Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ
Nói ra đầu ra đũa; nửa úp nửa mở; dây cà ra dây muống.
- Chiếc xe đạp rất nặng
- Xe không được phép rẽ trái
- Nói con cà con kê, nói tràng giang đại hải
Phương châm quan hệ
Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
Ông nói gà, bà nói vịt; nói một đằng làm một nẻo
Nhân tiện đây xin hỏi, nhân tiện đây xin nói thêm, nhân tiện đây xin báo cáo...
Phương châm lịch sự 
Khi giao tiếp, cần tế nhị, tôn trọn người khác
- Phép tu từ từ vựng “nói giảm nói tránh” liên quan đến pc lịch sự
Nói hớt, nói leo, nói băm nói bổ, xin lỗi...có thể anh không hài lòng, tôi biết là anh không được vui..

* Những nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
- Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
- Muốn gây sự chú ý, hoặc để người nghe hiểu câu nói theo hàm ý khác
VD: - Cậu có biết Bác Hồ sinh năm nào không? - Có lẽ là cuối thế kỉ 19
=> Tuân thủ phương châm về chất vì không biết đích xác cụ thể năm sinh của Bác, nhưng vi phạm phương châm về lượng vì hỏi năm sinh mà lại trả lời là thế kỉ 19.
2. Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp 
- Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép 
- Lời dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
VD1: Trích dẫn câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp 
 Trực tiếp Cha ông ta thường nhắc nhở: “Uống nước nhớ nguồn”
Gián tiếp Cha ông ta thường nhắc nhở rằng uống nước nhớ nguồn
VD2: Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói văn nghệ) 
3. Các cách phát triển của từ vựng T. V:
- Biến đổi phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
- Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
4. Thuật ngữ:
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. 
- Đặc điểm : Thuật ngữ biểu thị một khái niệm và ngược lại . Thuật ngữ không có tính biểu cảm . VD: Ẩn dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.-> Thuật ngữ ngành Văn học 
5.Các biện pháp tu từ từ vựng: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, nói quá, nói giảm – nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá . HS tự cho VD
BPNT
Khái niệm
VD
1. NHÂN HÓA

Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng cho con người; làm cho thế giới loài vật, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

2.
SO SÁNH
Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

3.
ẨN DỤ
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

4.
NÓI QUÁ
Phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

5. HOÁN DỤ
Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

6. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

7. ĐIỆP NGỮ
Lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc

8.
CHƠI CHỮ
Lợi dụng tính đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.


6. Trau dồi vốn từ ( Xem Bài tập SGK/ 101)
 + Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
 + Rèn luyện để làm tăng vốn từ
7. Nắm các khái niệm và lấy được VD từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. Thành ngữ, Nghĩa của từ, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Từ đồng âm; Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; Trường từ vựng
* - Từ đơn: từ do 1 tiếng tạo nên: gà, vịt…
 - Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên: 2 loại
 + Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: VD: nhà cửa, quần áo, hoa hồng… giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn
 + Từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào…
* Thành ngữ:là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 
 VD: "Đánh trống bỏ dùi”, "Chó treo mèo đậy” "Được voi đòi tiên", "Nước mắt cá sấu )
* Nghĩa của từ là Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể
 * Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hính thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc
Bài tập Từ đầu trong các trường hợp sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển, từ nào được dùng theo nghĩa vựng, từ nào được dùng theo nghĩa tu từ? vì sao?
- "Đầu súng trăng treo" (1) ( Đầu (2) được dùng theo nghĩa gốc
- "Ngẩn đầu cầu nước trong như ngọc" (2) Đầu (4) dùng theo nghĩa tu từ
- "Trên đầu những rác cùng rơm" (3) Đầu (1), (3) dùng theo nghĩa từ vựng
- "Đầu xanh có tội tình gì" (4) Đầu (1), (3), (4) -> chuyển nghĩa)
* Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.
VD: Mùa thu - thu tiền, con sâu - đào sâu
* Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có 2 loại: đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn
VD: Ăn , xơi , chén; chết , từ trần, qua đời…
*Từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: sống – chết, chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình ; già - trẻ : yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu 
* Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Là nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn ) hoặc hẹp hơn ( ít khía quát hơn ) nghĩa của từ ngữ khác ( nghĩa rộng, hẹp ).
* Trường từ vựng:Là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút…
II. PHẦN VĂN:
1.Văn học trung đại:
STT
TÊN VB
TÁC GIẢ
NỘI DUNG 
NGHỆ THUẬT
1
Chuyện người con gái Nam Xương
( Truyền kỳ mạn lục)
Nguyễn Dữ
( Thế kỷ 16)
- Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Cảm thương trước số phận bi kịch của họ dưới chế độ Phong kiến
- Thái độ của tác giả 
- Viết bằng chữ Hán.
- Khai thác vốn văn học dân gian
- Kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố truyền kì.
3
Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi , quân Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
( Hoàng Lê nhất thống chí)
Ngô Gia Văn Phái
(Thế kỷ 18)
- Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ 
- Sự thất bại thảm hại của quân Thanh và bè lũ bán nước.
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán, cách kể nhanh gọn, khắc họa nhân vật qua hành động
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du
(Nửa cuối thế kỷ 18 đầu 19)
- Cuộc đời và sự nghiệp
- Vai trò, vị trí trong lịch sử văn học dân tộc
- Tóm tắt truyện Kiều.
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện Kiều
- Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát
- Tóm tắt nội dung, cốt truyện
5
Chị em Thúy Kiều
( Truyện Kiều)
Nguyễn Du
- Ca ngợi vẻ đẹp chị em Thúy Kiều
+ Thúy Vân: vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, dự báo cuộc đời êm đềm, trôi chảy
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, dự báo cuộc đời lênh đênh, sóng gió
- Ước lệ, tượng trưng, điển cố - điển tích….
- Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp của con người
- Giá trị nhân đạo sâu sắc.
6
Cảnh ngày xuân
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du

- Bức tranh thiên nhiên và quang cảnh lễ hội mùa xuân
- Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu nhạc điệu
7
Kiều ở lầu Ngưng Bích
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
(1765-1820)
- Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều: 
+ Đau đớn, xót xa nhớ về Kin Trọng->Tấm lòng chung thủy + Day dứt, thương nhớ gia đình-> hiếu thảo với cha mẹ
- Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích:
+ Bức tranh thứ nhất phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của Kiều
+ Bức tranh thứ hai: phản chiếu tâm trạng nhân vật với thực tại phủ phàng 

- Tả cảnh ngụ tình đặc sắc

- Ngôn ngữ độc thoại 


- Giá trị nhân đạo sâu sắc
8
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
(Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
(1822-1888)

- Sơ giản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu 
- Đạo lí nhân nghĩa thể hiện qua nhân vật Lục Vân Tiên.và Kiều Nguyệt Nga 
- Giới thiệu tác giả - tác phẩm, truyện thơ Nôm
- Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, lời nói
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang màu sắc Nam Bộ
 
2, Văn học hiện đại: (VH trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc, hòa bình)
Stt
TÁC PHẨM
T.. loại
TÁC GIẢ
NỘI DUNG CHÍNH
NGHỆ THUẬT
1

Đồng chí – 1948 
( Đầu súng trăng treo)

Thơ
tự
do
Chính Hữu
Sáng tác về những người lính trong 2 cuộc kháng chiến

Ca ngợi tình đồng chí của những người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp
Hình ảnh, ngôn ngữ bình dị
Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn
2


Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
(Vầng trăng và những quầng lửa 1969)

Thơ
tự
do
Phạm Tiến Duật
Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược.
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch. 
3


Đoàn thuyền đánh cá 
1948
( Ngày mai trời lại sáng)



Thơ 7 chữ


Huy Cận
là nhà thơ nổi tiếng rong phong trào thơ Mới.



Bài thơ thể hiện nguồn cảm lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.

- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các BPNT đối, so sánh, nhân hóa, phóng đại
+ Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời ngư dân và đoàn thuyền 
+ Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh , nhạc điệu, gợi sự liên tưởng. 
4



Bếp lửa – 1963 
( Hương cây bếp lửa)



Thơ 8 chữ

Bằng Việt
là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước


Từ những kỉ niệm của tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.

- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi,liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
- Thơ tám chữ ,giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm
- Kết hợp miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm 
6




Ánh trăng – 1978 , thành phố Hồ Chí Minh





Thơ 5 chữ

Nguyễn Duy
là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ

Bài thơ là một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng, thủy chung sau trước. Ánh trăng là hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.. 
- Kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
- Sáng tạo kết hợp hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa

7


Làng – Viết đầu kháng chiến chống Pháp, in trên Tạp chí văn nghệ 1948




Truyện ngắn

Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn 
 Đề tài: cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê

Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Tạo tình huống truyện gay cấn tin :làng Chợ Dầu theo giặc
- Miêu tả tâm lí nhân vật 
Thông qua suy nghĩ, hành động, lời nói ( đối thoại và độc thoại) 

8


Lặng lẽ Sa Pa
(Là kết quả của chuyến đi Lào Cai, rút trong tập Giữa trong xanh 1972)




Truyện ngắn


Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truỵện ngắn và ký.
Là câu chuyện gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
Tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn 
- Kết hợp giữa tự sự, trữ tình với nghị luận .
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- Tạo tính trữ tình trong tác phẩm
9


Chiếc lược ngà
(Viết 1966 ở chiến trường Nam Bộ)


Truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng, nhà văn Nam Bộ 
Đề tài chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình

Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trãi qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Tạo tình huống éo le
- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ .
- Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.
- Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật.



3, Văn bản nhật dụng 
STT
TÊN VB
NỘI DUNG 
NGHỆ THUẬT
1
Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà
( Trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam)

- Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm và lập luận

2
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mackét sinh năm 1928 là nhà văn CôLômbia.
- Trích trong “ Thanh gươm Đa mô clét”

- Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của tác giả đối với hòa bình thế giới

- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực
- Sử dụng gnhệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục
3
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển ở trẻ em
- Trích của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu-oóc, ngày 30/9/1990.
- Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em


- Gồm 17 mục , được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lí. Mối liên kết lôgíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ

4, Văn bản nước ngoài: 
STT
TÊN VB
NỘI DUNG 
NGHỆ THUẬT
1

Cố hương – Lỗ Tấn 
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc

Cố hương là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của tác giả về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai

- Kết hợp sự, miêu tả,biểu cảm và nghị luận
Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng; kết hợp tả, biểu cảm, lập luận
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Văn thuyết minh ( sử dụng yếu tố miêu tả, các bpnt...) Xem lại SGK/42
2. Văn tự sự (sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) Xem lại các đề bài viết số 2, số 3 SGK
* Một số đề ôn tập:
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (7-8 câu) phân tích nghệ thuật trong đoạn thơ sau để thấy được vẻ đẹp của Thúy Kiều 
 “Làn thu thủy, nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
Câu 2: Cảm nhận về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua 2 nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều ?
Câu 3: Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối của đoạn trích : “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
Câu 4: Phân tích bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du?
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy? 
 “ Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình”
Câu 6: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua 3 câu thơ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu? “ Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo”
Câu 7: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua hai bài thơ” Đồng chí”- Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật?
Câu 8: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận? 
 “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Câu 9: Cảm nhận của em về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt?
Câu 10: Cảm nhận của em về tình mẹ trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm? 
Câu 11: Cảm nhận về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh qua văn bản Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng?
Câu 12: Tình yêu làng tha thiết của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân?
Câu 13: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long?
* Gợi ý trả lời:
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (7-8 câu) phân tích nghệ thuật trong đoạn thơ sau để thấy được vẻ đẹp của Thúy Kiều “ Làn thu thủy, nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
- Phép tu từ trong đoạn thơ là nói quá và nhân hóa. Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn. Kiều không những đẹp mà còn có tài “ nghiêng nước, nghiêng thành, sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
- Phân tích: Tác giả sử dụng phép nói quá để cực tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Đẹp đến mức tạo hóa, thiên nhiên phải ghen tuông và đố kỵ. Dự báo cuộc đời , số phận éo le, đau khổ. Tài năng của Kiều đạt tới mức lí tưởng vượt lên trên mọi người. Nhờ phép nói quá mà nhà thơ đã thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều.
Câu 2: Cảm nhận về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua 2 nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều 
* Số phận bi kịch của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ:
- Với Vũ Nương: Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc, một mình chăm sóc mẹ già, con nhỏ dại
 Bị chồng nghi oan, phải tìm đến cái chết, vĩnh viễn không được đoàn tụ với chồng con
- Với Thuý Kiều:mối tình đầu tan vỡ, bán mình chuộc cha; hai lần phải vào lầu xanh, hai lần tự tử, hai lần đi tu, hai lần phải làm con ở; quyền sống và quyền hạnh phúc bị cưỡng đoạt nhiều lần
* Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua hai nhân vật:
- Là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết: thuỷ chung son sắt, hiếu thảo, nhân hậu, bao dung, khát vọng tự do, công lí và chính nghĩa
Câu 3: Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối của đoạn trích : “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
MB: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
 - Nội dung cơ bản của 8 câu thơ cuối
TB: (HS cần làm nổi bật được những điểm sau) 
- Tâm trạng buồn, cô đơn , tuyệt vọng, bế tắc…
* Nghệ thuật:
- Tả cảnh ngụ tình: Mỗi hình ảnh thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng và số phận con người .Mỗi cặp câu -> một nỗi nhớ, một nỗi buồn. Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm – nhạt; âm thanh: tĩnh - động
- Điệp ngữ : " Buồn trông"(4 lần)-> điệp khúc của tâm trạng ,tạo âm hưởng trầm buồn, điệp khúc của tâm trạng. Nỗi lo âu kinh sợ của Kiều ngày một tăng dần 
=> Tác dụng nhằm diễn tả tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi -> bế tắc, tuyệt vọng của Thúy Kiều.
+ “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” ->( từ láy) , thân phận bơ vơ nơi đất khách, nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách
+ “Cánh hoa trôi... biết là về đâu?” ( Câu hỏi tu từ không trả lời )-> sự bế tắc, tuyệt vọng ,số phận chìm nổi long đong vô định,
 + “Chân mây mặt đất”, nội cỏ dầu dầu, tê tái, héo úa, mịt mờ ->đó là nỗi đau tê tái cõi lòng. Nỗi bi thương vô vọng, kéo dài không biết đến bao giờ
+ Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> tâm trạng hãi hùng, lo lắng trước những tai hoạ phía trước…)
KB: Khẳng định tâm trạng Thúy Kiều qua đoạn trích
Câu 4 : Phân tích bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du
MB: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”(Nguyễn Du - Đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Nói đến Nguyễn Du ,độc giả không thể không nhắc đến Truyện Kiều. Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” là một bức chân dung sóng động về hình ảnh con người từ bậc thầy thơ lục bát này)
TB: * Vẻ đẹp của Thuý Vân (“Vân xem trang trọng khác vời. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang. Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da”)
- “Trang trọng”-> gợi sự cao sang, quí phái.
- Các đường nét: khuôn mặt, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói ®Nghệ thuật so sánh 
è Bút pháp nghệ thuật ước lệ, miêu tả chi tiết, thủ pháp liệt kê, so sánh, ẩn dụ: Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quý phái - hài hoà êm đềm với xung quanh® dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
* Vẻ đẹp Thuý Kiều (Kiều càng sắc sảo mặn mà. So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy nét xuân sơn…..Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”)
+ Nhan sắc:
- Sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn
- Thu thuỷ.. xuân sơn” : ước lệ. Hoa ghen, liễu hờn : nhân hóa, nói quá
+ Không miêu tả tỉ mỉ mà tập trung miêu tả đôi mắt đẹp như nét núi mùa xuân, trong xanh như làn nước mùa xuân (Làn thu thủy nét xuân sơn)
+ Hình ảnh làn nước mùa thu dợn sóng ® gợi lên sự sống động vẻ đẹp đôi mắt sáng trong, long lanh, linh hoạt
+ Hình ảnh “ nét xuân sơn” ( nét núi mùa xuân) gợi đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung
+“ Một hai …thành” điển cố (thành ngữ)® vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân
à Bút pháp ước lệ đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt, cách dùng thành ngữ: Vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn, đầy sức sống…
+ Tài năng:
- Cầm, kì, thi, hoạ® đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm phong kiến
- Đặc biệt tài đàn: là sở trường, năng khiếu ( Nghề riêng): Vượt lên trên mọi người (ăn đứt)
- Cung “Bạc mệnh” do Kiều sáng tác ® ghi lại tiếng lòng một trái tim đa sầu đa cảm.
® Dự báo số phận éo le, đau khổ.
è Kiều đẹp toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn (Vẻ đẹp kết hợp cả sắc – tài – tình)
KB: Khẳng định vẻ đẹp chung của hai chị em
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy “ Trăng cứ tròn vành vạnh. kể chi người vô tình. ánh trăng im phăng phắc. đủ cho ta giật mình”
Trăng tròn tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn, đẹp đẽ, đầy đặn
Trăng im phăng phắc: ( nhân hóa )-> nghiêm khắc nhắc nhở 
Trăng làm con người giật mình: tự vấn lương tâm , tự hoàn thiện mình
Giọng điệu tâm tình, tự nhiên, giàu hình ảnh và giàu tính biểu cảm . Bài thơ nhắc nhở ta về thái độ sống , tình cảm với quá khứ, gian lao mà nghĩa tình với thiên nhiên, gắn bó với đất nước . Củng cố thái độ “ Uống nước nhớ nguồn” , ân tình, chung thủy với quá khứ, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Câu 6 Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua 3 câu thơ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu? “ Đêm nay rừng hoang sương muối. Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Đầu súng trăng treo”
- Thời gian: ban đêm; không gian: rừng hoang; thời tiết: sương muối-> Hoàn cảnh khắc nghiệt
- Đứng cạnh nhau chờ giặc: cùng làm nhiệm vụ
- Đầu súng trăng treo (hiện thực và lãng mạn) -> Đây là bức tranh đẹp. Trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết : người lính, khẩu súng và vầng trăng. Họ đứng cạnh nhau, truyền hơi ấm cho nhau, giúp nhau vượt lên…
- Hình ảnh " Đầu súng trăng treo" là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ…
ð Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội .Hình ảnh cô đọng, gợi cảm, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. 
Câu 7: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua hai bài thơ” Đồng chí”- Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật?
* Nét chung: Ca ngợi người lính trong chiến đấu, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc. Họ đều mang lòng nhiệt huyết, tinh thần quả cảm. Vẻ đẹp của họ là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn
* Nét riêng:
- Đồng chí viết 1948 trong kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí cùng chung cảnh ngộ, chung lí tưởng chiến đấu thể hiện thật tự nhiên , bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh góp phần tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap ngu van 9 hk2 20122013.doc
Đề thi liên quan