Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 - Học kì 2

doc25 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 3392 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 - Học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9
TUYỂN VÀO LỚP 10.
	I – THỜI LƯỢNG: ( 30 tiết / lớp).
	1. Phần văn bản nhật dụng: (2 tiết).
	2. Phần truyện: (8 tiết)
	3. Phần thơ: (10 tiết).
	4. Phần Tiếng Việt: ( 6 tiết).
	5. Ôn tập tổng hợp và kiểm tra. (4 tiết).
	A – VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
STT
Tên văn bản
Tác giả
Phương thức biểu đạt
NỘI DUNG
1
Phong cách Hồ Chí Minh
Lê Anh Trà
Nghị luận và biểu cảm
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
2
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
G. G. Mác-két
Nghị luận và biểu cảm.
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể nhân loại và sự sống trên trái đất.
- Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi thế giới điều kiện để phát triển 
- Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người.
3
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Nghị luận + thuyết minh và biểu cảm
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vẫn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.
- Bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em ngày 30 – 9 – 1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
	I – CÂU HỎI ÔN TẬP:
	1. Em có suy nghĩ và bài học gì từ vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà?
	2. Em hiểu như thế nào về đề nghị của Mác-két: “Mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm học hạt nhân”?
	3. Vì sao cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?
	4. Suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên đất nước ta hiện nay?
	II – TRẢ LỜI:
	1. Từ vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh, có thể rút cho mình bài học:
	- Cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc.
	- Trong xu thế “Toàn cầu hóa” đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, con người nên tỉnh táo trước nguy cơ có thể bị biến mất những giá trị tinh thần, vật chất của bản thân mình.
	- Học tập và rèn luyện theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
	2. Đề nghị của Mác-két: “Mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân” là muốn nhấn mạnh : Nhân loại cần giữ gìn ký ức của mình, giữ gìn những thành quả tiến hóa của sự sống và văn minh trên trái đất, cần lên án mạnh mẽ những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại và thảm họa hạt nhân.
	3. Cộng đồng quốc tế phải ra Tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em vì:
	- Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc, của nhân loại, là lực lượng xây dựng xã hội mai sau.
	- Trẻ em có quyền được sống trong vui chơi, thanh bình, được vui chơi, học hành và phát triển. Tất cả trẻ em đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc, nên rất cần được bảo vệ, chăm sóc.
	- Thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay đang bị đe dọa từ nhiều phía, đang rơi vào hiểm họa.
	4. Suy nghĩ về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên đất nước ta hiện nay, có thể hướng vào các ý sau:
	- Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội đối với vấn đề trên.
	- Các chủ trương, chính sách, các hoạt động cụ thể về việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
	- Những việc cần làm ngay trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em của đất nước và địa phương mình.
	III – PHẦN TẬP LÀM VĂN:
	Đề : Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.
DÀN Ý:
a- Mở bài:
	- Giới thiệu khái quát về Chủ tịch Hồ Chí Minh : lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
	- Lòng kính yêu, tự hào về Bác và ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
	b- Thân bài:
	1. Suy nghĩ về tầm vóc vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
	- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Đó là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ. Người đã lãnh đạo dân ta tới chiến thắng, khai sáng nền độc lập, tự do tươi sáng ở chốn này. Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để đi tìm tương lai cho đất nước, một hình thái mới cho đất nước, dẫn dắt dân tộc ta đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp – xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị vô cùng to lớn đối với cách mạng Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
	- Hồ Chí Minh còn là nhà văn hóa lớn, nhà văn, nhà thơ lớn, nhà danh nhân văn hóa thế giới. Người đã viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” gây tiếng vang lớn, là chủ bút tờ báo “Người cùng khổ” ở Pháp, Người đã viết tập truyện kí bằng tiếng Pháp và là tác giả của tập thơ vô song viết bằng chữ Hán “Nhật kí trong tù”. Với “Tuyên ngôn độc lập – 1945, Người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người là tác giả của nhiều vần thơ nổi tiếng “Vần thơ thép – Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. Sự nghiệp của Người vô cùng phong phú và vĩ đại.
	- Hồ Chí Minh đã rèn giũa và tạo dựng cho mình một phong cách riêng – phong cách Hồ Chí Minh – kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
	- Chủ tịch Hồ Chí Minh là tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại. Trong di nguyện, Người để lại cả tấm lòng của một bậc vĩ nhân, để lại muôn vàn tình yêu thương cho nhân dân – “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế – Ôm cả non sông mọi kiếp người” (Tố Hữu). Bác đã đi xa nhưng sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước, làm rạng rỡ cho non sông đất nước ta: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen – Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Bác là người Việt Nam đẹp nhất. “Hồ Chí Minh, tên Người là cả một niềm thơ”. Những cái tên “Việt Nam – Hồ Chí Minh” đã trở thành một khối gắn kết và thân thiết trong lòng nhân loại. Tên Người còn mãi với non sông Việt Nam.
	2. Tình cảm với Bác Hồ và ý thức học tập, noi gương Bác.
	- Thấy được cuộc đời vĩ đại và vô cùng cao đẹp của Bác, kính yêu Bác, tự hào về Bác.
	- Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người là tấm gương sáng cho muôn đời.
	c- Kết bài:
	- Khẳng định tầm vóc lớn lao của lãnh tụ Hồ Chí Minh, cuộc đời thanh cao, tuyệt đẹp của Người.
	- Thương nhớ, kính yêu, tự hào về Bác, noi gương Bác.
-------------------------o0o--------------------------
PHẦN TRUYỆN.
	I – TRUYỆN TRUNG ĐẠI.
	1. HỆ THỐNG HÓA CÁC TRUYỆN ĐÃ HỌC.
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thời gian
Thể loại
NỘI DUNG – NGHỆ THUẬT
1
Chuyện người con gái Nam Xương (trích TKML) – viết bằng chữ Hán.
Nguyễn Dữ – sống ở TK XVI – Huyện Trường Tân nay là Huyện Thanh Miện – Hải Dương
Thế kỉ XVI
Truyện truyền kì
- Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết Vũ Nương, chuyện đã thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống ở họ.
- Là một áng văn hay, thành công về mặt nghệ thuật xây dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) – chữ Hán.
Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) – tên chữ là Tùng Niên, hiệu là Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ – Hải Dương
 Đầu thế kỉ XIX
Tùy bút
- Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh.
- Bằng lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
3
Hoàng Lê nhất thống chí (trích hồi thứ 14) – chữ Hán.
Ngô gia văn phái (nhóm tác giả) – Làng Tả Thanh oai – huyện Thanh Oai – tỉnh Hà Tây 
- Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1758 – 1788) và Ngô Thì Du (1772 – 1840).
Đầu thế kỉ XIX.
Tiểu thuyết lịch sử chương hồi.
- Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thất bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
- Kết hợp tự sự và miêu tả.
4.1
Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) – chữ Nôm.
Nguyễn Du (1765 – 1820). Tên chữ là Tố Như – hiệu Thanh Hiên. – làng Tiên Điền – huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh.
Đầu thế kỉ XIX
Truyện thơ Nôm (gồm 3254 câu thơ lục bát).
- Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
- Bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều.
4.2
Cảnh ngày xuân (Trích TK)
- Là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
- Gợi lên qua từ ngữ bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
4.3
Mã Giám Sinh mua Kiều (trích)
Nằm phần II (Gia biến và lưu lạc).
- Tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
- Miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách của nhân vật.
4.4
- Kiều ở lầu Ngưng Bích. (trích).
Nằm phần II (Gia biến và lưu lạc).
- Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
- Đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
5.1
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888). – Làng Tân Thới – tỉnh Gia Định.
Giữa thế kỉ XIX
Truyện thơ Nôm (gồm: 1082 câu thơ lục bát).
- Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và tác giả đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
5.2
Lục Vân Tiên gặp nạn.
- Đoạn trích nói lên sự đối lập giữa cái thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quí trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
- Đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.
	2. TÓM TẮT TRUYỆN:
	2.1. Truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
	Truyện kể về Vũ Thị Thiết (còn gọi là Vũ Nương) quê ở Nam Xương, là người thùy mị, nết na. Chồng nàng là Trương Sinh, con nhà khá giả nhưng không có học và có tính đa nghi. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải đầu quân đánh giặc. Ít ngày sau, Vũ Nương sinh con trai, đặt tên là Đản. Bà mẹ Trương Sinh vì thương nhớ con mà sinh bệnh, nàng hết lòng chăm sóc nhưng được ít lâu bà qua đời. Giặc tan, Trương Sinh trở về, bé Đản không chịu gọi chàng là cha mà nói cha Đản thường buổi tối mới đến. Trương Sinh nghi ngờ vợ. Vũ Nương minh oan không được nên trầm mình tự sát. Một đêm, thấy bóng cha in trên vách, bé Đản gọi đó là cha. Trương Sinh tỉnh ngộ nhưng đã quá muộn. Có người họ Phan cùng làng, do cứu mạng thần rùa Linh Phi – vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, bị đắm thuyền, chết đuối, đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang được trở về trần gian. Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Nghe Phan Lang kể Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện rồi nói lời tạ từ chồng và bóng nàng mờ dần rồi biến mất.
	2. 2. Truyện “ Truyện Kiều”.
	Một buổi chiều ba chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan đi chơi xuân, gặp mộ Đạm Tiên. Kiều thương khóc, thắp hương. Gặp Kim Trọng bạn học của Vương Quan, Kiều và Kim quyến luyến nhau.
	Về nhà Kiều nằm mơ gặp Đạm Tiên, được báo trước cuộc đời cực khổ. Kim Trọng tìm cách dọn đến gần nhà Kiều. Nhân bắt được cành thoa, Kim Trọng trò chuyện với Kiều. Hai bên hẹn ước thề nguyền.
	Kim Trọng phải về Liêu Dương hộ tang chú. Do thằng bán tơ vu oan, gia đình Kiều mắc nạn. Kiều quyết định bán mình để cứu gia đình. Nàng đã “trao duyên” của mình cho em là Thúy Vân. Kiều bị Mã Giám Sinh mua về lầu xanh, bị Tú Bà mắng vì nàng đã qua tay họ Mã, Kiều tự tử nhưng không thành. Tú Bà đưa nàng ra lầu Ngưng Bích, thuê Sở Khanh dụ dỗ nàng trốn. Tú Bà đánh đập nàng buộc nàng phải tiếp khách.
	Thúc Sinh chuộc nàng ra khỏi lầu xanh. Thúc ông ngăn cấm không được, đi kiện. Quan xử cho nàng lấy Thúc Sinh. Hoạn Thư đánh ghen, sai tay chân bắt Kiều về hành hạ trước mặt Thúc. Kiều xin ra Quan Âm các. Thúc Sinh lén thăm nàng bị Hoạn Thư bắt quả tang nhưng làm bộ cười nói như không. Kiều sợ nguy bỏ trốn, nương náu ở chùa của Giác Duyên. Sợ liên lụy vì Kiều mang chuông khánh nhà họ Hoạn, Giác Duyên gửi Kiều vào nhà Bạc Bà. Mụ này ép gả cho cháu là Bạc Hạnh. Bạc Hạnh bán Kiều vào lầu xanh.
	Kiều gặp Từ Hải. Từ chuộc nàng ra khỏi lầu xanh, giúp nàng báo ân báo oán. Triều đình sai Hồ Tôn Hiến đánh Từ. Hồ Tôn Hiến đút lót nàng để khuyên Từ Hải ra hàng. Từ Hải nghe nàng, bị Hồ Tôn Hiến giết. Hồ ép nàng hầu rượu rồn gán nàng cho thổ quan. Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường nhưng được cứu thoát. Nàng theo Giác Duyên về tu ở một ngôi chùa.
	Sau khi hộ tang, Kim Trọng quay lại tìm Kiều. Ông bà họ Vương gả Thúy Vân cho Kim Trọng. Chàng vẫn không nguôi thương nhớ Kiều. Kim và Vương Quan thi đỗ làm quan, vẫn tiếp tục tìm kiếm tin tức Kiều. Ngỡ nàng đã chết, Kim lập đàn tế. Giác Duyên bắt gặp, dẫn đến chỗ Kiều. Gia đình sum họp, Kiều và Kim tuy cưới nhau nhưng đem tình cầm sắt (chồng vợ) đổi ra cầm kì (bè bạn).
	2.3. Truyện “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.
	- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
	Vân Tiên là chàng trai văn võ song toàn. Trên đường đi thi, chàng đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu Kiều Nguyệt Nga. Cảm ơn đức đó, Nguyệt Nga muốn đền ơn chàng nhưng Vân Tiên từ chối. Nàng tự nguyện trung thành với Vân Tiên , tự tay vẽ bức hình của chàng.
	- Vân Tiên gặp nạn được thần và dân cứu giúp.
	Trên đường đi thi Vân Tiên ghé thăm gia đình Võ Công, người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp những người bạn tốt là Hớn Minh, Vương Tử Trực và những kẻ xấu hay ghen ghét là Bùi Kiệm, Trịnh Hâm. Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất. Chàng bỏ thi về chịu tang. Bị ốm nặng trên đường về và quá xót thương mẹ, chàng bị mù hai mắt. Chàng bị bọn lang băm, thầy bói  lừa gạt lấy hết tiền. Trịnh Hâm đi thi về lừa bắt Tiểu Đồng trói trong rừng và đẩy Vân Tiên xuống sông. Chàng được giao long dìu vào bờ, vợ chồng Ngư Ông cứu sống. Vân Tiên tìm đến nhà Võ Công, bị hắt hủi và bỏ vào hang sâu. Vân Tiên lại được thần núi và ông Tiều cứu giúp. Chàng gặp lại Hớn Minh, một người hào hiệp vì chống lại cường quyền phải trốn vào rừng ẩn náu. Vân Tiên cùng ở với Hớn Minh. Vương Tử Trực thi đỗ về ghé qua nhà Võ Công hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công có ý gả Võ Thế Loan cho chàng, bị chàng mắng thậm tệ. Võ Công hổ thẹn ốm chết.
	- Nguyệt Nga gặp nạn vẫn một lòng chung thủy với Vân Tiên được Phật Bà và nhân dân cứu giúp.
	Nguyệt Nga từ ngày được Vân Tiên cứu giúp luôn luôn nhớ đến chàng. Nàng từ chối lời cầu hôn của con trai Thái Sư. Thái Sư thù, bắt nàng đi cống Phiên. Nàng nhảy xuống sông tự tử mang theo bức hình Vân Tiên. Nàng được Phật Bà Quan Âm cứu, dìu vào vườn nhà Bùi Kiệm. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn, Nguyệt Nga bỏ trốn, được một bà lão trong rừng đưa về nhà nuôi.
	- Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp nhau :
	Vân Tiên ở chùa, nhờ thuốc tiên mắt lại sáng ra. Chàng về quê gặp gia đình mình và gia đình Kiều Nguyệt Nga. Đến khoa thi chàng đỗ Trạng và được vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Chàng đánh tan lũ giặc rồi bị lạc trong rừng. Chàng gặp lại Kiều Nguyệt Nga ở đây. Chàng về triều kể lại sự tình, những kẻ ác bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên lấy Kiều Nguyệt Nga.
-------------------------------------o0o-------------------------------------------
	II – TRUYỆN HIỆN ĐẠI.
	1. Hệ thống hóa truyện hiện đại:
TT
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại
Ngôi kể
Nội dung và nghệ thuật.
1 
Làng (trích)
Kim Lân, tên thật là Nguyễn Văn Tài – sinh năm 1920, quê huyện Từ Sơn – Bắc Ninh.
1948
Truyện ngắn
Thứ 3, theo cái nhìn và giọng điệu của ông Hai
- Truyện ngắn đã thể hiện tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư, được thể hiện chân thực, sâu sắc ở nhân vật ông Hai.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ nhân vật chân thực, sinh động.
2
Lặng lẽ Sa Pa (Trích Giữa trong xanh)
Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
1970
Truyện ngắn
Ngôi thứ 3, từ điểm nhìn và ý nghĩ của ông Họa sĩ.
- Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
- Xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
3
Chiếc lược ngà (trích)
Nguyễn Quang Sáng
1966
Truyện ngắn
Ngôi thứ nhất, xưng “tôi” (bác Ba nhân vật kể chuyện).
- Đoạn trích đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp, trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Sáng tạo tình huống truyện bất ngờ, miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật hợp lí, đặc biệt là bé Thu.
4
Bến quê (Trích)
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
1985
Truyện ngắn
Ngôi thứ 3 theo điểm nhìn của nhân vật Nhĩ
- Truyện ngắn chứa đựng những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương.
- Sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
5
Những ngôi sao xa xôi (Trích)
Lê Minh Khuê – là nhà văn nữ, sinh năm 1949, quê tỉnh Thanh Hóa.
1971
Truyện ngắn
Ngôi thứ nhất, nhân vật chính là Phương Định.
- Truyện ngắn đã làm nổi bật lên tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn: Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và thành công là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, tình huống gây cấn trong một lần phá bom, Nho bị thương, cơn mưa đá gợi lại những kỉ niệm 
	2. Tóm tắt truyện.
2.1 Truyện “Làng” của Kim Lân.
	Ông Hai là người rất yêu quý cái làng chợ Dầu của mình, thời cuộc thay đổi, ông vẫn luôn tha thiết gắn bó với làng quê của mình. Cuộc kháng chiến nổ ra, vì hoàn cảnh gia đình, ông buộc phải theo vợ con đi tản cư lên phố chợ. Ông thường tỏ ra bực bội vì nhớ làng. 
	Nghe tin đồn làng mình theo giặc Pháp, ông Hai vô cùng đau khổ tủi nhục, chỉ biết tâm sự với thằng con Uùt. Đến lúc được tin làng mình bị giặc đốt sạch, ông hết sức vui sướng. Chính niềm vui kì lạ đó thể hiện tinh thần yêu nước, lòng trung thành với Cách mạng thật cảm động của ông Hai, một người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
2.2. Truyện “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.
	Truyện kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sự trẻ, bác lái xe với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người và độc giả chúng ta.
2. 3. Truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
	Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như đối xử với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. 
	Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm, yêu quý thương nhớ đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn ông đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
2.4. Truyện “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. (Đọc thêm).
	Nhân vật Nhĩ trong truyện từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, cuối đời anh bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo – đến nỗi không tự dịch chuyển được vài phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ.
	Thời điểm đó, anh phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc – một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. Nhận được sự chăm sóc ân cần của vợ, Nhĩ mới cảm nhận được sự vất vả, tần tảo – tình yêu và đức hy sinh thầm lặng của người vợ. Anh khao khát được đặt chân lên bờ bãi bên kia sông – cái miền đất gần gũi đã trở nên xa vời với anh. Nhân vật đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lí của đời người (con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những khó khăn trắc trở – con người phải trải nghiệm trong cuộc sống mới cảm nhận hết được những bí ẩn đẹp đẽ trong cái bình dị đơn sơ) giống như niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận, đau đớn mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết được.
1.5. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
	Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba cô gái rất trẻ: Phương Định – Nho – chị Thao (lớn tuổi hơn một chút). Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom – đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra – đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm – cách xa đơn vị, cuộc sống gian khổ khó khăn nhưng họ vẫn có những nét vui vẻ hồn nhiên của tuổi trẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó trong tình đồng đội.
	Truyện tập trung miêu tả nhân vật Phương Định – nhân vật chính – cô gái giàu cảm xúc, mơ mộng, hồn nhiên luôn nhớ về những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ, gia đình, thành phố thân yêu.
	Phần cuối truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật trong một lần phá bom – Nho bị thương và sự lo lắng, chăm sóc của hai người.
	III – NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TRUYỆN.
	1. Truyện “ Làng” của Kim Lân.
	a- Nội dung:
	- Ông Hai rất yêu làng mình, ông luôn luôn tìm cách “Khoe” làng. Làng thời trước thì vừa giàu, vừa to đẹp, làng thời kháng chiến thì có phong trào đánh Tây.
	- Ông nhận thức được tản cư cũng là kháng chiến nên ông rời làng.
	- Xa làng ông lại càng nhớ làng hơn, luôn hỏi thăm tin tức.
	- Biểu hiện cao nhất của tình yêu làng, yêu nước là khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc (ông đau xót, ông xấu hổ, ông tủi thân, ông dằn vặt “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”). Và khi cái tin đó được cải chính, ông sung sướng quên cả dặn trẻ coi nhà, mua quà chia cho con, lật đật đi đưa tin.
	- Tình yêu làng gắn với tình yêu nước là nét mới mẻ của nhân vật ông Hai.
	b- Nghệ thuật.
	- Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí. Tác giả đã sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách ở nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ đời sống bên trong, tình cảm và tư tưởng của nhân vật. Đặt vào trong thời điểm xuất hiện tác phẩm (hồi đầu kháng chiến chống Pháp), càng thấy giá trị của thành công này của Kim Lân.
	- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
	- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính của từng nhân vật.
	- Cách trần thuật của tác giả linh hoạt, tự nhiên, có nhiều chi tiết sinh hoạt, đời sống hằng ngày xen vào với mạch tâm trạng khiến cho truyện sinh động hơn.
	2. Truyện “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long. 
-1. -Tình huống của truyện : Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư với anh thanh niên ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc sa Pa trong khoảng thời gian ngắn ngủi, chốc lát nhưng đã để lại cho các nhân vật những tình cảm tốt đẹp về anh.
2.- Chủ đề : Truyện đã ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc :”Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. 
3.- Tập làm văn :
 	Đề 1 : Nhận định về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng : “Chỉ bằng một số chi tiết và cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phát họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc”
 Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa để làm sáng tỏ nhận định trên. (Kì thi tuyển sinh năm học : 2007 – 2008)
	Đề 2 : Chất trữ tình của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
	Đề 3 : Nhân vật ông hoạ sĩ và các nhân vật phụ khác trong truyện .
CHẤT TRỮ TÌNH CỦA TRUYỆN ‘Lặng lẽ Sa Pa” 
*********************
	Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện Lặng lẽ Sa Pa là chất trữ tình.
	- Chất trữ tình toát lên từ những phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sĩ “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái n

File đính kèm:

  • docVAN 9 - TS10 - THANH.doc