Đề cương ôn tập ngữ văn 9 kì I năm học 2013-2014

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập ngữ văn 9 kì I năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 KÌ I
NĂM HỌC 2013-2014

I. PHẦN THỨ NHẤT: VĂN HỌC.
I. CỤM BÀI VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
1. Cho biết tác giả của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”? Qua văn bản, hãy cho biết vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là gì?
- Tác giả Lê Anh Trà.
- Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
2. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Anh Trà đã cho biết sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh như thế nào?
Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;
+ Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được.
3. Ga-bri-en Gắc-xi-a Mac-két là nhà văn nước nào? Hoàn cảnh ra đời văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
- Ga-bri-en Gắc-xi-a Mac-két là nhà văn nước Cô-lôm-bi-a.
- Hoàn cảnh ra đời văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”: thánh 8 năm 1986, nguyên thủ sáu nước ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô, đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hòa bình cho thế giới.
4. Qua văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” , hãy nêu tình trạng trẻ em trên thế giới.
Tình trạng trẻ em trên thế giới.
- Bị trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, sự chiếm đóng của nước ngoài.
- Chịu đựng thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, bệnh dịch, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật.
II. CỤM TRUYỆN, THƠ TRUNG ĐẠI:
1. Tính cách của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” ?
Tính cách của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
+ Là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình: giữ gìn khuôn phép trước người chồng hay ghen, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa.
+ Đảm đang, tháo vát: ân cần dặn dò chồng, lo lắng cho gia đình thay chồng.
+ Là người mẹ hiền, dâu thảo: vừa nuôi con nhỏ, vừa lo cho mẹ chồng; lời trăng trối của mẹ chồng đã ca ngợi và ghi nhận công lao của nàng.
+ Là người vợ yêu chồng, hết lòng thủy chung với chồng: thương nhớ chồng theo tháng năm dài, không trang điểm, …
2. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả đưa vào nhiều yếu tố kì ảo nhằm thể hiện điều gì?
Tác giả đưa vào nhiều yếu tố kì ảo nhằm: 
+ Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng.
+ Tăng thêm tính bi kịch và khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ; làm tăng thêm giá trị nhân đạo cho tác phẩm.
3. Giải thích nhan đề “Hoàng Lê nhất thống chí”? Thể loại của tác phẩm?
- Giải thích nhan đề: Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.
- Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.
4. Nội dung của “Truyện Kiều”?
Nội dung của “Truyện Kiều”:
- Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của phụ nữ.
- Giá trị nhân đạo: Tố cáo, lên án những thế lực xấu xa; thương cảm trước số phận bi kịch của con người; khẳng định, đề cao, tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
5. 
“ Mai cốt cách thuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
a) Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) nào? Cho biết tác giả?
b) Nội dung, nghệ thuật hai câu thơ trên.
a) Hai câu thơ trên trích từ đoạn “Chị em Thúy Kiều” hoặc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
b) Nội dung: Giới thiệu vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của hai chị em Thúy Kiều và nét riêng từng người.
Nghệ thuật: Ẩn dụ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”; bút pháp ước lệ tượng trưng, gợi tả.
6. Phân tích nội dung, nghệ thuật của bốn câu thơ sau:
“ Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.
Vẻ đẹp của Thúy Vân.
- Từ “Trang trọng” à Vẻ đẹp cao sang, quí phái, đoan trang.
- Liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói 
Kết hợp dùng từ “đầy đặn, nở nang, đoan trang” làm nổi bật vẻ đẹp riêng của Thúy Vân.
- Ẩn dụ, nhân hóa, so sánh. à Thể hiện vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quí phái.
“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang”.
=> Chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với thiên nhiên nên Thúy Vân có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
7. Phân tích vẻ đẹp về nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều.
Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn. 
Tác giả khái quát đặc điểm của nhân vật: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Nàng “sắc sảo” về trí tuệ và “mặn mà” về tâm hồn.
- Vẻ đẹp của Kiều:
+ Không như tả Thúy Vân một cách cụ thể, chi tiết, khi tả Kiều tác giả tập trung vào đôi mắt vì đôi mắt thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi. Đôi mắt tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. 
Ẩn dụ: “làn thu thủy” đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
 “nét xuân sơn” sự thanh tú trên gương mặt trẻ trung tràn đầy sức sống.
+ Vẻ đẹp mang tính cách, số phận; không hòa hợp, làm cho thiên nhiên phải ghen ghét, đố kị. 
Nhân hóa “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.
+ Vẻ đẹp làm người say đắm. 
Dùng điển cố, điển tích “một hai nghiêng nước nghiêng thành”.
- Tài của Kiều:
+ Đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa.
+ Tài đàn là sở trường, năng khiếu “nghề riêng”, vượt lên trên mọi người “ăn đứt”.
+ Tài đã thể hiện cái tâm của nàng: một trái tim đa sầu, đa cảm.
=> Vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.
8. Phân tích bốn câu thơ:
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

Khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
- Hai câu thơ đầu: 
+ Hình ảnh: “én đưa thoi” vừa gợi thời gian qua nhanh, vừa gợi cảnh những con chim én rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng, rộng lớn.
+ Ánh sáng đẹp của ngày xuân “thiều quang” đã qua tháng ba. Đang ở trong xuân nhưng có tâm trạng tiếc xuân “đã ngoài”.
- Hai câu cuối:
+ Hình ảnh: “cỏ non” sức sống tươi trẻ của mùa xuân; “hoa lê trắng điểm” à sự mới mẻ, tinh khôi
+ Màu sắc: “xanh tận chân trời” xanh của cỏ, xanh của trời tạo sự khoáng đạt, trong trẻo; “trắng điểm” của hoa lê gợi sự nhẹ nhàng, thanh khiết.
+ Dùng từ “điểm” à Sự vật trong cảnh như có hồn, sinh động chứ không tĩnh tại. 
=> Tác giả chọn lọc hình ảnh tiêu biểu, vừa gợi vừa tả.
9. Phân tích sáu câu thơ đầu của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều:
 “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
 Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”
- Ẩn dụ: “khóa xuân” à Kiều đang bị giam lỏng.
- Liệt kê kết hợp từ trái nghĩa: “non xa, trăng gần” à Lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước.
- Dùng từ ghép, từ láy: “bốn bề bát ngát” à Sự rợn ngợp của không gian mênh mông. 
- Hình ảnh: “cát vàng, bụi hồng” vừa tả thực vừa mang tính ước lệ, cảnh nhiều đường nét, ngổn ngang như tâm trạng của Kiều.
- Ần dụ: “mây sớm, đèn khuya” à Thời gian tuần hoàn, khép kín; thời gian cùng với không gian như đang giam hãm con người. Kiều ở trong hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.
- So sánh: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.” à Trước cảnh, Kiều càng buồn cho thân phận của mình.


11. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào?
Nét đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga.
- Là cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: qua lời nói, cách xưng hô với Lục Vân Tiên thật khiêm nhường: “quân tử”, “tiện thiếp”.
- Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân tiên: “Làm con đâu dám cãi cha”, “Chút tôi liễu yếu đào thơ”.
- Thể hiện sự cảm kích, xúc động của mình dành cho Lục Vân tiên: 
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiệp lạy rồi sẽ thưa”.
- Ý thức và chịu ơn rất trọng của Lục Vân Tiên, không chỉ cứu mạng mà cứu cả cuộc đời trong trắng ( còn quí hơn tính mạng)
“ Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”
- Băn khoăn tìm cách trả ơn, dù hiểu rằng đền đáp đến mấy cũng không đủ:
“Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”
=> Nét đẹp tâm hồn đó là đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân.
12. 
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
a) Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) nào? Cho biết tác giả?
b) Nội dung hai câu thơ trên?

a) Hai câu thơ trên trích từ đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” hoặc từ tác phẩm “Lục Vân Tiên”.
Nội dung: Thể hiện quan niệm thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng (làm việc nghĩa như là bổn phận, một lẽ tự nhiên).
III. CỤM THƠ HIỆN ĐẠI:
	
1. Chủ đề của bài thơ “Đồng chí”?
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.

2. a) Chép lại 6 câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”.
 b) Cho biết tác giả? Nội dung chính của 6 câu thơ trên.
a) 
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu.
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”
b) Tác giả: Chính Hữu. 
Nội dung của 6 câu thơ: Cơ sở hình thành tình đồng chí.

3. Phân tích ba câu thơ cuối bài “Đồng chí”.
Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của những người lính, là biểu tượng đẹp của về cuộc đời người chiến sĩ.
- Hoàn cảnh thực khắc nghiệt của thời tiết “sương muối”, với ba hình ảnh gắn kết nhau: “người lính, khẩu súng, ánh trăng” à Sức mạnh của tình đồng chí giúp họ vượt qua gian khổ, sưởi ấm họ để cùng nhau chiến đấu.
- Hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn: “Đầu súng trăng treo” à Sự liên tưởng phong phú.
+ Súng và trăng vừa gần vừa xa; vừa thực tại vừa mơ mộng; vừa có chất chiến đấu vừa trữ tình; vừa chiến sĩ vừa là thi sĩ.
=> Đây là biểu tượng của thơ ca kháng chiến.
4. a) Chép lại khổ thơ đầu trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật.
 b) Phân tích nội dung, nghệ thuật.
a) “Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
b) Hình ảnh những chiếc xe không kính.
- Một hình ảnh chân thực. Dùng hàng loạt từ phủ định “không” để khẳng định.
- Hoàn cảnh rất thực. Điệp từ “bom” kết hợp động từ “giật, rung” à nguyên nhân: những chiếc xe phục vụ chiến trường, luôn đối diện với hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.
- Tư thế hiên ngang của những người lính lái xe. Dùng từ láy: “ung dung”. 
- Tinh thần anh dũng, xem thường khó khăn. Điệp từ: “nhìn”.
=> Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả làm nổi bật lên hình ảnh những người lái xe ở tuyến đường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm.
5. a) Cho biết tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”.
b) Nêu nội dung của bài thơ.
a) Tác giả: Huy Cận. Sáng tác trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh giữa năm 1958.
b) Nội dung: Khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
6. a) Chép lại khổ thơ đầu bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”.
b) Phân tích nội dung và nghệ thuật.
a) Chép đoạn thơ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát cùng buồm cùng gió khơi.”
b) Cảnh đoàn thuyền ra khơi
- Cảnh biển về đêm.
+ So sánh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” à Biển đẹp rực rỡ.
+ Nhân hóa: “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” à Vũ trụ như ngôi nhà lớn, gần gũi.
- Hình ảnh người lao động.
+ Dùng từ: “lại” à Công việc thường xuyên.
+ Sự gắn kết ba sự vật: “cánh buồm, gió khơi, câu hát” à Hình ảnh khỏe, lạ. 
+ Đối lập, tương phản: sự nghỉ ngơi của vũ trụ - con người lại ra khơi.
Niềm vui, sự phấn chấn của người lao động như có sức mạnh vật chất, góp với sức gió, giúp con thuyền ra khơi nhanh hơn.

7. a) Chép lại khổ thơ cuối bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”.
b) Phân tích nội dung và nghệ thuật.
a) 
“Câu hát căng buồm với gió khơi, 
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
b) Hình ảnh đoàn thuyền trở về.
- Lặp lại hình ảnh ba sự vật: “cánh buồm, gió khơi, câu hát” à Niềm vui, sự phấn chấn khi đánh cá trở về.
- Nhân hóa: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” à Sự khẩn trương của người lao động. Thề hiện tầm vóc, vị thế kì vĩ của người lao động.
- Nhân hóa: “Mặt trời đội biển nhô màu mới,
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
à Ca ngợi thành quả lao động , niềm tin vào tương lai.

. Qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, phân tích vẻ đẹp của cảnh đánh cá trên biển.
Vẻ đẹp của cảnh đánh cá trên biển giữa biển đêm trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình.
- Con thuyền trở nên kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ: “Lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng, dò bụng biển, dàn đan thế trận, …”
- Niềm vui, sự lạc quan trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên. “Ta hát bài ca gọi cá vào, …”
- Lao động khẩn trương: “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng, 
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”.
=> Niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.

8. a) Chép lại ba câu thơ đầu của bài thơ “Bếp lửa”. Cho biết tác giả?
b) Phân tích ba câu thơ trên.
a) “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Tác giả: Bằng Việt.
 b) Sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa.
+ Điệp ngữ: “Một bếp lửa”, từ láy: “chờn vờn” à Hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
+ Từ láy: “ấp iu” à Gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
Từ hình ảnh bếp lửa, người cháu nhớ về bà, càng thương bà vất vả.
9. Phân tích khổ thơ cuối bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
 “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? …”
Tình cảm và suy nghĩ của người cháu dành cho bà.
- Liệt kê: “ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” à Cháu sống trong điều kiện đầy đủ, sung túc.
- Dùng phó từ: “vẫn chẳng” à Khẳng định tâm trạng, nỗi nhớ không nguôi của cháu.
- Câu hỏi tu từ: “- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” à Nhớ về bà, về sự gian khổ của bà qua việc nhóm bếp.
=> Đi xa, dù sống trong hoàn cảnh có đủ tiện nghi, người cháu luôn nhớ đến bà, một tình cảm chân thành, sâu sắc.
10. a) Chép lại hai khổ thơ đầu bài “Ánh trăng”.
b) Cho biết tác giả, năm sáng tác.
a) “Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
b) Tác giả: Nguyễn Duy. Năm sáng tác: 1978.
11. Nêu chủ đề của bài thơ “Ánh trăng”.
Chủ đề của bài thơ.
- Nhắc nhở về thái độ tình cảm đối với năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa; đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
- Nhắc nhở về thái độ với những người đã khuất và ngay cả chính mình.
- Gợi lên đạo lí sống có thủy chung “Uống nước nhớ nguồn”.

12. Phân tích khổ thơ:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
Tâm trạng và sự xúc động của con người.
- Ẩn dụ: “mặt” à Bắt gặp lại quá khứ, như gặp lại chính mình.
- Từ láy: “rưng rưng” à Niềm xúc động dâng cao.
- So sánh: 
“như là đồng là bể
 như là sông là rừng”
 à Những kỉ niệm của một thời hồn nhiên, tươi mát sống lại trong lòng người.
=> Vầng trăng đã gợi lại quá khứ, khiến cho con người nhớ lại trong niềm xúc động dâng cao.
IV. CỤM TRUYỆN HIỆN ĐẠI:
1. a) Cho biết tác giả và năm sáng tác của truyện ngắn “ Làng” 
 b) Chủ đề của truyện ngắn “Làng”?
a) Tác giả: Kim Lân. Năm sáng tác: 1948.
b) Chủ đề của truyện ngắn “Làng”: tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
2. Qua truyện ngắn “Làng”, hãy làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai?
Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.
Khi nghe tin dữ về làng:
- Đột ngột, sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tên rân rân”.
- Cố trấn tĩnh, cố không tin, hỏi lại với hy vọng là có sự nhầm lẫn: “một lúc lâu ông mới rặn è è. … -Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…”.
- Được khẳng định rành rọt, ông đau đớn, xấu hổ như chính mình mắc lỗi: “Cúi gằm mặt xuống mà đi về”.
=> Tình yêu làng của của ông Hai thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
3. Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy nêu những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên?
Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên.
- Hoàn cảnh sống: một mình trên đỉnh núi cao; công việc: “đo nắng, đo mưa, đo gió, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết”.
- Ý thức về công việc và lòng yêu nghề.
- Hạnh phúc khi thấy công việc của mình có ích cuộc sống, cho mọi người.
- Có những suy nghĩ thật đúng và thật sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người. “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”.
- Tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động: Ngôi nhà, trồng hoa; thích đọc sách.
- Cởi mở, chân thành rất quí trọng tình cảm, quan tâm đến mọi người.
- Khiêm tốn, thành thực.
4. a) Cho biết tác giả và năm sáng tác truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.
b) Tóm tắt và nêu chủ đề của truyện.
a) Tác giả: Nguyễn Quang Sáng. Năm sáng tác: 1966
b) Tóm tắt : Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. mãi đến khi con gái lên tám tuổi, , ông mới có địp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra ba vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. em đối xử với ba như người xa lạ. đến lúc Thu nhận ra ba thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. ở không căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quí , nhớ thương đứa con vào việc là chiếc lược ngà để tặng cô con gái bé nhỏ. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
Chủ đề: Ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Tình cảm ấy có giá trị nhân bản sâu sắc, càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn.
.5. Sau khi đọc xong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, em có suy nghĩ gì?
- Thương cảm cho bé Thu. Một em bé ngây thơ, hồn nhiên lớn lên trong chiến tranh bị thiếu thốn, mất mát nhiều về tình cảm gia đình, tình cha con. Nhất là hoàn cảnh éo le của em.
- Qua bé Thu, chúng ta hiểu thêm hoàn cảnh của những trẻ em Việt Nam trong chiến tranh.
- Cảm nhận sâu sắc tình cha dành cho con. Hiểu thêm nỗi đau mà người chiến sĩ cách mạng phải chịu đựng, ngoài sự hy sinh.
- Qua tác phẩm, ta thấy được cuộc sống, tình cảnh của nhân dân miền Nam trong chiến tranh.
B.PHẦN II: TIẾNG VIỆT
Câu 1: Các từ ngữ: nói trạng; nói nhăng; nói cuội; nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò; nói hươu, nói vượn; các cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
gPhương châm về chấtg Vì phương châm về chất yêu cầu nội dung nói phải đúng như mình nghĩ và phải xác thực.
Câu 2:Truyện cười “Mất rồi”. Thuộc phương châm hội thoại nào? Phân tích.
gTruyện “Mất rồi” thuộc phương châm quan hệ.
-Phân tích: Trong truyện cười người khách hỏi thằng bé: “Bố đi đâu?”. Thằng bé (nó nghĩ đến tờ giấy bị cháy) đáp: “Mất rồi!”. Ông khách hoảng hốt hỏi: “Vì sao mà mất?”. Thằng bé vẫn nghĩ đến tờ giấy bị cháy: “Cháy!”.
* phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề.
Câu 3:Trong giao tiếp có phải lúc nào cũng phải tuân thủ phương châm hội thoại không? Vì sao?
 Trong giao tiếp, không nhất thiết lúc nào cũng phải tuân thủ tát cả các phương châm hội thoại. Có thể ưu tiên cho một phương châm hội thoại mà phải vi phạm 1 hoặc 1 số phương châm hội thoại nào đó; hoặc cũng có thể vì lí do muốn nhấn mạnh, muốn lịch sự, tế nhị,…
Câu 4: ChoVD trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại và phân tích nguyên nhân.
VD: Bác sĩ khám bệnh cho Lan và nói rằng mười phần không được một, nhưng Linh thông báo cho Lan lại nói rằng mười phần đỡ được chín phần rồi.
gLinh đã vi phạm phương châm về chất.
Câu 5: Khi xưng hô với người đối thoại, người nói cần căn cứ vào đâu cho thích hợp? VD?
 Khi xưng hô với người đối thoại, người nói cần căn cứ vào đối tượng và những đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
VD: Căn cứ vào tuổi tác,vào địa vị xã hội, vào quan hệ mật thiết hoặc xã giao.
Câu 6: Giải thích nghĩa các cách xưng hô của Tố Hữu với Lượm trong bài thơ “Lượm”. “Cháu” (Cháu cười híp mí), “Lượm” ( Thôi rồi, Lượm ơi!), “Chú đồng chí nhỏ” (Chú đồng chí nhỏ- Bỏ thư vào bao), “Chú bé” (Ca lô chú bé- Nhấp nhô trên đầu).
-Tố Hữu xưng hô với Lươm theo các từ ngữ xưng hô với nhau:
+Cháu: xưng hô theo tuổi tác và quan hệ giữa hai người.
+Lượm: Là cách gọi trực tiếp và thân mật.
+Chú đồng chí nhỏ: là xưng hô thân mật nhưng tôn trọng vì Lượm đã thành chiến sĩ liên lạc.
+Chú bé: Là cách xưng hô trung tính, chỉ Lượm là một chú bé.
Câu7: “Chợt đứa con nói rằng:
 -Cha Đản đến kia kìa.”
Đó là lời nói dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Dẫn lời nói hay ý nghĩ?
*Trả lời:
- Đứa con nói rằng: “Cha Đản đến kia kìa” đó là trường hợp dẫn trực tiếp lời của Đản. Đây là dẫn lời nói chứ không phải ý nghĩ nhân vật.
Câu8: “Nhưng khi nhận được chiếc thoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:
-Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi’’.
Hãy chuyển lời nói trực tiếp của Trương Sinh thành lời dẫn gián tiếp.
*Trả lời: Chuyển lời trực tiếp của Trương Sinh sang lời dẫn gián tiếp:
Nhưng khi nhận được chiếc thoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói rằng đó chính là vật mà vợ chàng đã mang đi.
Câu9: Một từ có thể có nhiều nghĩa hay không? Cho VD về nghĩa khác nhau của một từ.
-Một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau. 
VD: Nghĩa khác nhau của từ “ăn”.
+Đưa thức an vào cơ thể: là ăn cơm.
+Ăn uống nhân dịp nào đó: ăn cưới, ăn cơm liên hoan.
+Nhận lấy để hưởng: ăn hoa hồng, ăn chênh lệch giá.
+Khớp với nhau: ăn ý, ăn ảnh.
+Làm tiêu hao, mất đi: ăn mòn kim loại.
Câu10: Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ vựng? VD?
- Phương thức phát triển nghĩa của từ vựng: 
+ Ẩn dụ.
+ Hoán dụ.
VD: -Sự phát triển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: đầu người, đầu súng, đầu ruồi, đầu đạn.
 - Sự phát triển nghĩa theo phương thức hoán dụ: Chân người đi làm đá mòn. Anh ta có chân trong ban chấp hành.
Câu11: Tìm ba từ mới trong tiếng Việt được mượn trong tiếng nước ngoài:
-Ti vi, internet, computer.
Câu12: Trình bày những cách làm tăng vốn từ vựng tiếng Việt?
-Thêm nghĩa mới cho những từ đã có: “ăn” có các nghĩa mới: phối hợp tốt với nhau: ăn ý; làm tiêu hao dần: ăn mòn; không trả lại những thứ vay mượn: ăn quỵt.
-Tăng số lượng từ bằng cách vay mượn tiếng nước ngoài: ti vi, computer, internet.
-Tạo các từ ngữ mới trên có sở đã có: quản trị mạng, ngân hàng đề, kinh tế tri thức, thí nghiệm ảo.
Câu13: Thuật ngữ có đặc điểm gì?
-Đặc điểm của thuật ngữ:
 +Tính chính xác: mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại. Do đó thuật ngữ có tính chính xác cao. Thuật ngữ không đa nghĩa như các từ thông thường.
+Tính hệ thống: thuật ngữ không đơn lẻ mà bao giờ cũng nằm trong một hệ thống, trông một lĩnh vực khoa học nhất định.
+Tính quốc tế: các khái niệm khao học là một kết quả nhận thức chung của một nhân loại, vì vậy thuật ngữ khoa học mang tính quốc tế, phổ biến toàn thế giới.
Câu14: Tìm 5 VD về thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học ngữ văn, 5 VD toán học:
-Thuật ngữ ngữ văn: đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, chi tiết.
-Thuật ngữ toán học: góc, phân giác, đường cao, đường chéo, tam giác.
Câu 15: Có mấy cách trau dồi vốn từ? Muốn sử dụng tốt tiếng Việt phải chú ý gì đối với phần từ vựng?
-Có 2 cách trau dồi vốn từ:
+Biết đầy đủ chính xác nghĩa và cách dùng từ.
+Biết thêm những từ mới để vốn từ của cá nhân ngày càng giàu có.
.....................................................................



C. PHẦN THỨ BA: TẬP LÀM VĂN
*. VĂN THUY ẾT MINH:
 7. Một số đề bài tham khảo:
Đề 1: Giới thiệu một di tích lịch sử ở quê hương em
Đề 2: Cây lúa Việt Nam (cây tre, cây hoa mai 

File đính kèm:

  • docde cuong mon ngu van 9 ki 1 nam 2013.doc
Đề thi liên quan