Đề cương ôn tập ngữ văn học kì I

doc17 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập ngữ văn học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN HKI
A. PHẦN TIẾNG VIỆT
I.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
 1.Từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp:
- Nghĩa của từ có mức độ rộng hẹp khác nhau. Từ có nghĩa rộng mang tính khái quát cao. Từ có nghĩa rộng chỉ một phạm vi, một lĩnh vực rộng trong thực tế khách quan. Nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
Ví dụ: - Nghĩa của từ cá rộng hơn từ cá chép, cá rô, cá chim …
- Từ có nghĩa hẹp là từ mà nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác. Ví dụ: Các từ đỏ, xanh, lam, chàm, tím… có nghĩa hẹp so với từ màu vì nghĩa của nó được bao hàm trong nghĩa của từ màu.
- Tính khái quát trong nghĩa của từ có những cấp độ khác nhau. Một từ có mức độ rộng hơn về nghĩa so với từ này nhưng nhưng lại có nghĩa hẹp so với từ khác.
Ví dụ: 
màu
đỏ


vàng


trắng


đen


xanh
xanh lơ


xanh lè


xanh biếc


xanh nhạt


…..

II. Trường từ vựng:
1.Khái niệm: Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa 
Ví dụ:
- gương mặt, nước da, gò má, cánh tay, đùi... đều có nét nghĩa chung là chỉ bộ phận cơ thể con người.
 - soong, nồi, chảo ... dụng cụ nấu nướng
- một, hai, ba, trăm. ngàn, triệu... trường số
2: Lưu ý:
a/ Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
* Các từ trong các trường thuộc trường “mắt”: 
- Bộ phận của mắt : lòng đen, lòng trắng, con ngươi,. lông mày, lông mi,
- Đặc điểm của mắt : đờ đẫn, sắc,. lờ đờ tinh anh, toét, mù, lòa, 
- Cảm giác của mắt : chói, quáng, hoa cộm,
- Bệnh về mắt : quáng gà, thong manh, cận thị ,viễn thị
- Hoạt động của mắt : nhìn trông, thâý, liếc , nhòm.
b/ Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại
Từ loại :
 - các danh từ như: con ngươi, lông mày, 
 - các động từ như: nhìn trông, v.v..., 
 - các tính từ như: lờ đờ ,''toét, v.v..
c/ Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
- Ngọt, cay , đắng, chát, thơm (trường mùi vị)
- Ngọt, the thé, êm dịu, chối tai (trường âm thanh)
- (rét) ngọt, ẩm, giá (trường thời tiết)
c/ Trong văn thơ cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ (phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, v.v.. ) 
Mừng, cậu thuộc trường từ vựng “người” , chuyển sang trường từ vựng “thú vật” nhằm mục đích nhân hóa
Các ví dụ: 
 + lưới, nơm câu, vó : dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
 + tủ, rương , hòm, va-li, chai, lọ : dụng cụ để đựng. 
 + đá, đạp giấm, xéo : hoạt động của chân
 + buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi: trạng thái tâm lí.
 + hiền lành, độc ác, cởi mở: tính cách. 
 + bút máy, bút bi,phấn, bút chì: dụng cụ để viết. 
 + mũi, miệng thơm , điếc, thính.. : khứu giác. 
 + tai, nghe , điếc, rõ, thính… : thính giác

III.Từ tượng hình, từ tượng thanh:
1. Khái niệm: 
-Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ , trạng thái của sự vật.
Ví dụ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, sòng sọc ….
-Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người
Ví dụ: hu hu, ha ha, hô hố, chan chát, cồm cộp …. 
2. Công dụng: 
- Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được sử dụng trong văn miêu tả, tự sự.

IV. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
1. Khái niệm:
a.Từ ngữ toàn dân: là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong cả nước 
Ví dụ: 
- bắp, bẹ: là từ ngữ địa phương. 
- ngô : là từ ngữ toàn dân.
b. Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
Ví dụ:
răng, rứa, chừ, mô ( từ ngữ địa phương Huế) 
sao, thế, lúc này, đâu (từ ngữ toàn dân)
c. Biệt ngữ xã hội: Là những từ ngữ chỉ được dùng trong một lớp xã hội nhất định
Ví dụ:
Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa. Ở xã hội ta trước Cách mạng tháng Tám, trong tầng lớp trung lưu, thượng lựu, con gọi mẹ là mợ, cha được gọi là cậu. => Mẹ là từ ngữ toàn dân. Mợ là từ ngữ tầng lớp trung lưu, thường dùng để gọi mẹ.
-Các từ ngữ ngỗng, có nghĩa là hai điểm, gậy một điểm, trúng tủ trúng vấn đề đã học chắc (do đoán mò), chồn học ... Đó là các từ ngữ dùng hạn chế trong tầng lớp học sinh hiện nay.
2. Cách sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội:
- Phải phù hợp tình huống giao tiếp
- Trong văn học, các tác giả sử dụng hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ , tính cách nhân vật. 
- Tránh việc lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì sẽ làm lời nói khó hiểu đối với người đọc, người nghe.

V.Trợ từ, thán từ:
1.Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay …
Nó ăn những hai bát cơm.( ăn nhiều)
Nó ăn có hai bát cơm.( ăn ít)
Ngay cả anh cũng không thích món này à !
2.Thán từ: Là những từ ngữ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó tách ra thành một câu đặc biệt.
Ví dụ:
 + A, mẹ đã về !
 + Chao ôi! Con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
- Thán từ gồm hai loại chính:
 + Thán từ biểu lộ tình cảm: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi ….
 + Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ …
Việc dùng thán từ phải thích hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, thể hiện được thái độ, tình cảm , phép lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ.
Trong nhiều trường hợp, để gọi đáp người ta thường kết hợp từ xưng hô và thán từ gọi đáp.
 Ví dụ: + Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ.
 + Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ.
 + Này, bảo bác ấy …

VI. Tình thái từ:
1.Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thịcác sắc thái tình cảm của người nói.
Ví dụ:
- Mẹ đi làm rồi à ? Nếu bỏ à câu này sẽ không còn là câu nghi vấn.
- Con nín đi! Nếu bỏ đi câu này sẽ không còn là câu cầu khiến.
- Thương thay cũng một kiếp người
 Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi 1
 Nếu không có từ thay thì không tạo lập được câu cảm thán.
- Em chào thầy ạ ! Từ ạ làm cho câu chào có tính lễ phép hơn. Khác với các ví dụ trên, từ ạ ở đây không có chức năng tạo câu, chỉ có tác dụng bổ sung sắc thái tình cảm

Các ví dụ khác:
- Bạn chưa về à ? (hỏi,thân mật)
- Thầy mệt ạ ? (hỏi, kính trọng)
- Bạn giúp tôi một tay nhé! (Cầu khiến, thân mật)
- Bác giúp cháu một tay ạ'! ( Cầu khiến, kính trọng)
2.Phân loại tình thái từ:
- Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, hử, chứ, chăng …
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với ..
- Tình thái từ cảm thán: thay ..
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé , cơ , mà … 
3.Lưu ý :
- Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,...)

VII. Phân biệt trợ từ , tình thái từ, thán từ:
Trợ từ
Tình thái từ
Thán từ
-Thường được đặt ở trước từ ngữ nói về sự vật, sự việc để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay …
Nó ăn những hai bát cơm.( ăn nhiều)
Nó ăn có hai bát cơm.( ăn ít)
Ngay cả anh cũng không thích món này à !
- Đứng ở cuối câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến hay câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc.
- Không tách khỏi cấu tạo câu, không làm thành phần biệt lập trong câu hoặc không thể làm một câu đặc biệt như thán từ.
- Tình thái từ bộc lộ thái độ, cảm xúc gắn với mục đích của câu nói cụ thể.
- Bạn giúp tôi một tay nhé!
- Bạn chưa về à ?
-Thán từ thường đứng ở đầu câu, có thể tách ra thành một câu đặc biệt
-Thán từ dùng bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- Không tham gia cấu tạo cụm từ, không kết hợp được với cụm từ, biệt lập so với các thành phần khác trong cấu tạo câu.
+ A, mẹ đã về !
+Chao ôi! Con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!

VIII. Một số biện pháp tu từ, câu ghép
Biện pháp tu từ - loại câu
Nội dung – tình huống sử dụng
Ví dụ- tác dụng
Nói quá
1.Là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Lưu ý :
- Thận trọng khi dùng phép nói quá trong văn bản hành chính, văn bản khoa học và trong giao tiếp với người trên, người lớn tuổi.
- Biện pháp nói quá thường dùng kèm với biện pháp tu từ so sánh,ẩn dụ, hoán dụ.
VD: rẻ như bèo , nhanh như cắt 
2.Biện pháp nói quá còn được gọi là phóng đại, cường điệu , thậm xưng hay ngoa dụ.
Thường sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao…. và trong lời nói hàng ngày.
VD:
- Khóc như mưa như gió, ruột để ngoài da… 
- Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. 
- Nói thét ra lửa: kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác.
- Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
-Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển.
- Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc của nhiều đời.
-Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
-Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế 
Ôm cả non sông , mọi kiếp người”
Nói quá để tăng sức biểu cảm.
“Cánh đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày,
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
Biện pháp tu từ nói quá + so sánh
Mồ hôi – mưa ruộng cày
Dẻo thơm >< đắng cay 
Tác dụng: Gây ấn tượng mạnh về sự vất vả, gian lao của người nông dân. 
Nói giảm, nói tránh
1.Là cách nói giảm nhẹ mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng. 
Sử dụng trong: - Khi phải đề cập đến những chuyện đau buồn.
 - Khi biểu lộ thái độ lịch thiệp, tránh thô tục
Lưu ý: Ít dùng trong văn bản hành chính, khoa học, chủ yếu dùng trong lời nói hàng ngày, văn chương, chính luận … 
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ, nặng nề …tránh thô tục, thiếu lịch sự.
2.Biện pháp này còn gọi là nhã ngữ, uyển ngữ
- Thôi rồi, Lượm ơi.
- học chưa giỏi 
- nói năng chưa lịch sự.
- học chưa chăm lắm
- Bác đã lên đường theo tổ tiên.
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi,
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười”.
Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh + hoán dụ Miền Namà nhân dân Miền Nam
Tác dụng: giảm sự đau buồn, sự mong nhớ Bác của nhân dân Miền Nam. 
Nói giảm nói tránh thể hiện cách nói lịch sự, biểu hiện của người có văn hoá.
Câu ghép
1.Là những câu do hai hoặc nhiều vế câu tạo thành. Mỗi vế câu có cấu tạo là một cụm C-V. Các cụm 
C-V làm vế câu trong một câu ghép không bao nhau.
Câu đơn
Do một cụm C-V tạo thành

Hai hoặc nhiều cụm C-V tạo thành, trong đó một cụm C-V bao các cụm C-V còn lại.
VD:
Tôi biết nó rất ham chơi.
Ngôi trường tôi học núp dưới rừng cọ.
(Cụm chủ vị tôi học làm thành tố phụ sau danh từ ngôi trường.)
Câu ghép
Do hai hay nhiều cụm C-V tạo thành , trong đó các cụm C-V không bao nhau.
VD:
Cậu ta rất ngoan, cậu thấy mẹ ngăn cản là thôi ngay, cậu không chơi game nữa.
2.Cách nối vế trong câu ghép:
a. Dùng các từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng một quan hệ từ
VD: Anh ấy đã đến, nhưng công việc chưa được giải quyết.
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ: vì … nên, giá ..thì
VD: Nếu anh ta đến thì công việc sẽ được giải quyết.
+ Nối bằng một cặp hô ứng: cặp phó từ, cặp đại từ hay chỉ từ : có .. mới, chưa … đã , bao nhiêu.. bấy nhiêu
Ai làm, thì người ấy chịu 
b. Không dùng từ nối mà giữa các vế câu có dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hay dấu hai chấm.
VD: Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị.
Hôm nay tôi phải nghỉ học: tôi bị cảm sốt.
(Giải thích)
 
*Giữa các vế câu ghép luôn luôn có quan hệ ý nghĩa khá chặt chẽ. Các kiểu câu ghép:
Câu ghép chính phụ
Câu ghép liên hợp/đẳng lập
*Câu ghép chính phụ: Gồm hai vế chính phụ bổ sung ý nghĩa cho nhau bằng quan hệ từ.
Phân loại:
+ Nguyên nhân- kết quả:
VD: Vì không nghe lời bố mẹ nên nó không thi đậu.
+Điều kiện:
VD: Hễ còn một tên xâm lược nào thì chúng ta phải quét sạch chúng đi.
+ Bổ sung- tăng tiến:
VD:Nó không những thông minh mà nó còn chăm chỉ nữa.
+ Mục đích:
VD: Chúng ta phải học thật tốt để cha mẹ vui lòng.
*Câu ghép liên hợp: Là câu ghép các vế bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, thường nối với nhau bằng dấu phẩy hay các quan hệ từ liên hợp.
Phân loại:
- Câu ghép liên hợp không dùng quan hệ từ
VD: Người ta đi cấy lấy công 
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. 
- Câu ghép liên hợp có dùng quan hệ từ
+Quan hệ từ chỉ sự đồng thời: và
Cái đầu lão ngẹo qua một bên và cái miệng lão méo xệch. 
+Quan hệ từ chỉ sự tiếp nối: rồi
Họ giằng co, du đẩy nhau rồi ai nấy buông gậy ra, áp vào vật nhau.
+Quan hệ từ chỉ sự tương phản: nhưng
Con đường này tôi đã đi quen, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
+Quan hệ từ chỉ sự chọn lựa:hoặc
Hoặc là anh làm, hoặc là tôi sẽ làm việc ngày.
Lưu ý:
Câu ghép có thể có nhiều vế. Mối quan hệ giữa các vế có thể có nhiều tầng bậc khác nhau.
Ví dụ:
(1)Tôi nói mãi (2) nhưng nó không nghe tôi(3) nên nó thi trượt.
Vế(1)và (2) tương phản
Vế (2) và (3) nhân quả

 IX. Dấu câu:
 
Dấu câu
Nơi đặt dấu câu
Tác dụng
(.)
Đặt ở cuối câu trần thuật hoặc câu cầu khiến.
Kết thúc câu trần thuật, ngắt nghỉ giữa hai câu nối tiếp.
(?)
Đặt cuối câu nghi vấn.
Kết thúc câu nghi vấn, ngắt nghỉ trước khi chuyển sang câu tiếp theo.
(!)
Đặt cuối câu cảm thán hoặc câu cầu khiến.
Kết thúc câu cảm thán hoặc câu nghi vấn với giọng điệu thích hợp và ngắt nghỉ trước khi chuyển sang câu tiếp theo. 
(!)
(?)
(?!)
Dấu chấm than, dấu chấm hỏi (hoặc cả hai dấu câu này) đặt trong dấu ngoặc đơn.
Biểu thị ý nghi ngờ hay châm biếm trong nội dung câu, được biểu hiện ở những từ ngữ đứng trước dấu câu đó.
(,)
Đặt bên trong câu.
Báo chỗ ngắt nghỉ, tách rời hai bộ phận đi liền nhau trong câu (giữa thành phần phụ với chủ ngữ - vị ngữ, giữa các thành phần phụ, giữa các vế của câu ghép, …). 
(;)

Dấu chấm phẩy đặt bên trong câu.
Biểu thị chỗ ngắt nghỉ, tách hai vế của một câu ghép, hoặc tách các bộ phận liệt kê đi liền nhau.
(…)
Dấu chấm lửng có thể đặt trước, đặt bên trong câu hay cuối câu.
Biểu thị chỗ lược đi, chỗ chưa liệt kê hết ra; hoặc chỗ bỏ dở do ngập ngừng, không kể ra hết; hoặc dùng báo trước điều bất ngờ bằng cách làm dãn câu văn khi sắp có từ ngữ nêu nội dung đó xuất hiện. 
( - )
Dấu gạch ngang đặt trước câu hoặc trong câu.
Đánh dấu bộ phận đứng sau gạch ngang là lời dẫn trực tiếp( lời nhân vật); hoặc bộ phận giải thích, chú thích ; hoặc bộ phận liệt kê; nối các từ trong một liên danh.
( )
Dấu ngoặc đơn đặt bên trong câu hoặc đặt trước hay sau các từ ngữ làm thành phần câu.
Đánh dấu thành phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung)
( : )
Đặt ở giữa câu. Có thể dùng phối hợp dấu hai chấm với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang. 
Đánh dấu phần giải thích hoặc lời dẫn trực tiếp (với dấu ngoặc kép) hoặc lời đối thoại( với dấu gạch ngang).
(“ ”)
Đặt ở đầu và ở cuối lời dẫn trưc tiếp và từ ngữ.
Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay những từ ngữ được nhấn mạnh hoặc có ý đặc biệt hoặc mỉa mai.



B. ÔN VĂN BẢN 
1.Truyện kí Việt Nam : 
a.Những điều lưu ý về từng văn bản :

Văn bản
Tác giả
T.Loại-PTBĐ
Nghệ thuật
Nội dung
1.Tôi đi học (In trong”Quê mẹ”-1941)
Thanh Tịnh (1911-1988)-Trần Văn Ninh-Gia Lạc –Huế .Văn đằm thắm, trong sáng .
Truyện ngắn.
Tự sự (kết hợp miêu tả, biểu cảm)
-Viết theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ chân thực .
-Kết hợp hài hoà giữa kể, tả, bộc lộ cảm xúc .
-Hình ảnh so sánh gợi cảm .
Kỉ niệm trong sáng của buổi tựu trường đầu tiên của tuổi học trò với những rung động tinh tế .
2.Trong lòng mẹ (Trích “Những ngày thơ ấu”-1938, 1940)
Nguyên Hồng (1918-1982)-Nguyễn nguyên Hồng –Nam Định.
Văn giàu chất trữ tình .

Hồi kí .
Tự sự xen trữ tình .
*Giàu chất trữ tình :
-Tình huống và nội dung câu chuyện .
-Dòng cảm xúc phong phú của Hồng .
-Kể kết hợp cảm xúc cùng với hình ảnh so sánh gợi cảm, lời văn say mê .
Những cay đắng tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh .
3.Tức nước vỡ bờ (Trích “Tắt đèn” -1939)
Ngô Tất Tố (1893-1954)-Từ Sơn- Bắc Ninh-Đông Anh-Hà Nội .Nhà văn HTPP xuất sắc;Nhà báo tiến bộ; Một dich giả uyên bác .

Tiểu thuyết .
Tự sự .
-Khắc hoạ tính cách nhân vật rõ nét .
-Miêu tả linh động ,sống động .
-Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đặc sắc .
-Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân PK đương thời .
-Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ .
4.Lão Hạc 
(1943)
Nam Cao –Trần Hữu Tri (1915-1951)-Lí Nhân- Hà Nam .Văn kết hợp chất hiện thực với trữ tình .
Truyện ngắn .
Tự sự xen trữ tình .
-Kể chuyện tự nhiên, sinh động, giàu chất triết lí .
-Bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình .
-Ngôn ngữ sinh động, hấp dẫn, ấn tượng, giàu tính tạo hình , gợi cảm .
-Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quí tiềm tàng của họ .
-Tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả đối với người nông dân .

b.Phân tích các chi tiết đặc sắc :
1.”Tôi đi học “- Tâm trạng của “tôi” theo trình tự thời gian :
-Khi cùng mẹ đến trường : Thấy con đường, cảnh vật đều lạ, vì có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học .
Cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn .
-Khi đứng trước sân trường : Lo sợ vẫn vơ, bỡ ngỡ như con chim non đứng trên bờ tổ giữa sân trường 
đông người .
-Khi nghe ông Đốc gọi tên : Lúng túng, tim như ngừng đập, quên cả mẹ đứng ở sau lưng; lo lắng khi rời 
tay mẹ .
-Khi bước vào lớp học : Ngỡ ngàng nhưng tự tin với cảm giác vừa xa lạ lại vừa thân thuộc, gần gũi, thấy mọi vật lạ và hay hay , với sự quyến luyến tự nhiên bất ngờ .
=> Đó là tâm trạng hồi hộp, cảm giác lạ lùng khi lần đầu tiên đi học .
2.Trong lòng mẹ : 
a/ Nhân vật bà cô :
-Trong cuộc thoại bà cô luôn cười hỏi với giọng nói và cái cười rất kịch (Hông ! mày có muốn . . . không ?)
Giọng vẫn ngọt, hai con mắt nhìn chằm chặp (mẹ mày phát tài, ngân dài hai tiếng em bé ); Tươi cười kể chuyện rách rưới nghèo khổ (bán bóng đèn, rách rưới,xanh bủng, gầy rạc) của mẹ Hồng với một sự vô cảm khến cho Hồng phải đau đớn . Cuối cùng đổi giọng làm ra vẻ ngậm ngùi, thương xót, thân mật, giả dối .
-Đó là một người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, ích kỉ, tâm địa hẹp, rắp tâm tanh bẩn, chia cắt tình mẫu tử của mẹ con Hồng .Bà tiêu biểu cho định kiến cổ hủ phi nhân đạo trong xã hội đương thời 
b/ Tình yêu thương mẹ của bé Hồng :
- Được thể hiện qua những ý nghĩ , cảm xúc khi trả lời người cô :
+Khi nghe bà cô hỏi, Hồng đã “ cúi đầu không đáp” ,”cười đáp lại”, thể hiện tấm lòng luôn tin yêu mẹ .
+Khi tiếp tục nghe bà cô hỏi, nhục mạ mẹ, Hồng không nén nỗi đau đớn, “nước mắt ròng ròng, chan hoà, đầm đìa ở cằm và ở cổ “; “cười dài trong tiếng khóc”. Đó là sự đau đớn, phẫn uất khi thấy bà cô chà đạp xúc phạm mẹ .
+Hồng căm tức tột cùng những gì đày đoạ mẹ “giá những cổ tục . . . kì nát vụn mới thôi “
Qua đó, Hồng là đứa con luôn hiểu, cảm thông, nhận ra nổi đau của mẹ .Vì vậy Hồng càng nhớ thương và kính trọng mẹ .
-Được thể hiện qua những cảm giác khi ở trong lòng mẹ :
+ Hồng khao khát gặp mẹ như người bộ hành khát khao gặp nước và bóng râm .
+Những giọt nước mắt khi gặp mẹ dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện .
+Niềm hạnh phúc lớn lao, sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ (Cảm nhận được những cảm giác ấm áp, mơn man, cảm nhận được sự êm dịu của người mẹ )
3.Tức nước vỡ bờ :
a/ Tính cách nhân vật cai lệ :
Hành động mất tính người (sầm sập, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắc dây thừng, sấn tới trói anh Dậu , bịch vào ngực, tát chị Dậu ). Ngôn ngữ vô học (quát, thét ,hầm hè , nham nhảm )
Là tên tay sai chuyên nghiệp, hung bạo,dã thú , sẵn sàng gây tội ác ; Là hiện thân của bộ mặt tàn ác , bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời .
b/ Tính cách nhân vật chị Dậu :
-Chị chăm sóc chồng chu đáo (nấu cháo cho chồng ăn, rón rén , ân cần mời mọc, ngồi chờ chồng ăn có ngon miệng không ), thương yêu chồng ( sẵn sàng đánh trả bọn cai lệ để bảo vệ chồng )
-Để bảo vệ chồng, thái độ ban đầu của chị là một mực van xin với lời lẽ an phận cam chịu (bẩm ông, xưng cháu, chỉ dám đỡ lấy tay ). Sau đó tên cai lệ bịch vào ngực chị, chị đã “liều mạng cự lại “.Chị cự lại bằng lí “Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ “.Lời nói cảnh cáo với tư thế ngang hàng qua cách xưng hô “tôi- các ông”. Tên cai lệ tát vào mặt chi và cứ sấn sổ đến trói anh Dậu , chị Dậu đã cự lại bằng lực .Chị nghiến hai hàm răng, nói “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem “.Lời lẽ của chị thách thức, đanh đá với tư thế bề trên gọi mày xưng bà . Bằng sức mạnh vùng dậy chi đã “túm cổ, túm tóc” lẳng bọn chúng ra thềm . Chị hiện lên thật đẹp với tinh thần phản kháng qua câu nói “Thà ngồi tù . . . chịu được “
=> Là người phụ nữ giàu lòng yêu thương chồng có một sức sống mạnh mẽ , một tinh thần phản kháng tiềm tàng .
4.Lão Hạc :
a/ Diễn biến tâm trạng Lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng :
-Đắn đo , suy tính nhiều, lão đã nói với ông giáo nhiều lần về việc bán chó, coi đây là việc hệ trọng vì cậu Vàng là người bạn thân thiết , là kỉ vật của con trai 
-Sau khi bán, lão đau đớn, cứ day dứt ăn năn mãi .Lão”cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, lão đã hu hu khóc “ khi kể cho ông giáo nghe việc bán chó .Lão tưởng tượng ra lời trách của con chó và tự cho mình là một kẻ lừa đảo .
b/ Nguyên nhân cái chết Lão Hạc :
-Tình cảnh đói khổ túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát .
-Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính .
c/ Thái độ,tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc :
Rất quan tâm, đồng cảm, hiểu lão Hạc , cùng chia sẻ với lão những vui, buồn . Ông giáo đã lắng nghe những lời tâm sự của lão Hạc và có những suy nghĩ đúng đắn về lão (cuộc đời đáng buồn vì cho là lão Hạc vì miếng ăn mà theo gót Binh Tư ; Cuộc đời không đáng buồn vì còn có những con người như lão Hạc thà chết để giữ trọng nhân cách thanh cao , chỉ đáng buồn là những người tốt đẹp như thế lại phải chết một cách thảm thương )
c/ Ý nghĩa cái chết Lão Hạc :
-Cái chết dữ dội, lão muốn tự trừng phạt .
-Tố cáo chế đọ xã hội tàn ác đẩy người lương thiện,tử tế vào chỗ chết .
-Khẳng định nhân cách cao thượng, thà chết ,không làm điều xằng bậy, giữ trọn nhân cách .
-Cái chết làm người đọc thương cảm, tin vào cái thiện, tin vào nhân cách con người .
*Điểm giống nhau giữa ba tác phẩm truyện kí : 
- Đều là văn tự sự, truyện kí hiện đại và được sanghs tác vào những năm 1930 – 1945
- Đều lấy đề tài về những con người và cuộc sống xã hội đương thời, đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
- Đều mang tính nhân đạo. Yêu thương, trân trọng tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người; tố cáo chế độ cũ xấu xa tàn ác
-Đều có lối viết chân thực, gần đời sống, sinh động
* Điểm khác nhau: Như bảng thống kê. 
2.Văn học nước ngoài :
 a.Những điều cần lưu ý :
Văn bản
Tác giả
T.Loại-PTBĐ
Nghệ thuật
Nội dung
1.Cô bé bán diêm
An-Dec-Xen (1805-1875) –Đan Mạch .

Truyện ngắn. Tự sự .
Kể chuyện hấp dẫn , đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, tình tiết diễn biến hợp lí .
Lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh .
2.Đánh nhau với cối xay gió (Đôn-ki-hô-tê )
Xec-Van-Tet (1547-1616 )-Tây Ban Nha

Tiểu thuyết. Tự sự .

Tương phản .
*Đôn-Ki-Hô-Tê nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quí .
*Xan-chô Pan-Xa có những mặt tốt nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách .
3.Chiếc lá cuối cùng .
O-Hen-Ri
(1862-1910)
Mĩ

Truyện ngắn. Tự sự .
Tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần .

Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ .
4.Hai cây phong (Người thầy đầu tiên )

Ai-Ma-Tôp
(1928)-Liên Xô .

Tiểu thuyết .
Tự sự .

Miêu tả sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ .
Tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đấy là hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy-Sen, người đã vun trồng ước mơ hi vọng cho những học trò nhỏ

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap kiem tra hoc ky I mon van 8.doc