Đề cương ôn tập Ngữ Văn lớp 9

doc15 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ Văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Ngữ Văn 9:
Đồng chí- Chính hữu:
 Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926 quê ở huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông đã từng tham gia trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh. Bài thơ “ Đồng chí “ là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông viết về đề tài ấy. Bài thơ in trong tập “ Đầu súng trăng treo” . Với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ thơ cô đọng hám súc , cô đọng , bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội của những người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp .
 Mở đầu bài thơ , là lời tâm sự của những người lính về nguồn gốc xuất thân của mình:
 “ Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
 Với hai thành ngữ “ nước mặn đồng chua” và “ đất cày lên sỏi đá” đã khái quát được quê hương của những người lính. Họ ở hai miền quê khác nhau: một người ở mảnh đất vùng cao , còn một người ở vùng đồng chiêm trũng. Nhưng cả hai đều là những nơi nghèo khó, có cuộc sống lam lũ vất vả. Và trong gian khổ ấy họ như gặp chính mình, cùng chia sẻ và gần gũi nhau hơn:
 “ Súng bên súng đầu sát bên đầu
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
 Những hình ảnh thơ chân thực giản dị “ Súng bên súng” và “ Đầu sát bên đầu” đã thể hiện được những tình cảm cao đẹp của người lính bên nhau. Theo tiếng gọi của Tổ Quốc, họ lên đường và trở thành “ quen nhau” cùng chung chí hướng ,chung nhiệm vụ và chung cả những khó khăn gian khổ, hiểu nhau như hiểu chính mình. Và từ đó hai tiếng “ Đồng chí” đã vang lên. Đồng chí! Tình cảm bình dị mà thiêng liêng cao quí. Là nơi hội tụ của những trái tim , những trí óc, nụ cười của những con người giàu lòng yêu nước. Đồng chí- từ giai cấp mà lên, từ lí tưởng mà có, từ lẽ sống mà thành. Nó thấm đượm bao tâm tình để lại trong tâm hồn mỗi người một vẻ đẹp của tình người được hình thành qua những thử thách gian nan.
 Đất nước còn trong cảnh đau thương đướ gót giày xâm lược . Những người lính phải xa quê hương lên đường chiến đấu với kẻ thù. Họ đến với cuộc chiến bằng cả một tinh thần tự nguyện, với một thái độ dứt khoát, đầy quyết tâm:
 “ Ruộng nương anh gửu bạn thân cày
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
 Hình ảnh ẩn dụ “ Giếng nước gốc đa” cùng biện pháp tu từ nhân hoá “ nhớ người ra lính” đã gửi gắm tâm tình của người hậu phương với người ra trận. Đó là tình cảm vấn vương , niềm thương nhớ khôn dễ gì nguôi của những chàng trai lần đầu đi vào quân ngũ. Và phải chăng chính tình yêu nỗi nhớ ấy sẽ là điểm tựa tinh thần cho người lính có thêm quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù?
 Từ những cảm xúc sâu sắc về tình đồng chí, nhà thơ tiếp tục đưa ta đến với hiện thực gian khổ của cuộc chiến đấu mà người lính phải trải qua:
 “ áo anh rách vai
 Quần tôi có vài mảnh vá
 Miệng cười buốt gí
 Chân không giày”
 Những hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sự kề vai sát cánh, gian khổ có nhau của người lính nơi chiến trường. Những gian khổ mà họ phải trải qua cũng chính là những thiếu thốn của cách mạng lúc bấy giờ. Họ lại còn phải trải qua những trận sốt rét rừng quái ác. Song điều đáng ngợi ca là họ vẫn luôn bên nhau, cùng vượt qua những gian nan vất vả:
 Miệng cười buốt gía
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
 Trong cái giá rét ốm đau vẫn ánh lên nụ cười đầy lạc quan tin tướng. Và trong gian khổ những người lính vẫn đoàn kết bên nhau. Những “ Nụ cười “ trong giá buốt, những cử chỉ” thương nhau tay nắm lấy bàn tau” áy chính là niềm tin , tình yêu , là tinh thần đoàn kết một lòng của người lính. Và phải chăng chính những biểu hiện cao đẹp về đời sống tinh thần ấy sẽ là nguồn động lực , là niềm tin giúp họ chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
 Bài thơ khép lại với những câu thơ khắc hoạ chân dung của người lính , giản dị mà vô cùng cao đẹp:
 Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo”
 Trong hoàn cảnh của núi rừng hoang vắng, những người lính ấy vẫn bên nhau chẳng thấy đau thương, chỉ thấy một phát hiện đầy thú vị bất ngờ “ Đầu súng trăng treo” – một hình ảnh vừa như thực vừa như ảo đầy chất thơ. “ Súng và trăng” tượng trưng cho chất chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ. Súng và trăng tượng trưng cho cuộc chiến đấu để bảo vệ hoà bình. ánh trăng lửng lơ trên đầu súng hay cuộc chiến đấu của dân tộc ta là cuộc chiến chính nghĩa , bảo vệ bầu trời bình yên cho Tổ quốc Việt Nam?
 Có thể nói với cảm xúc thực của một người lính nhà thơ đã ca ngợi tình cảm cao đẹp của những anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Bài thơ là một bức tượng đài tuyệt đẹp về người lính, ở họ luôn toả sáng một tình cảm chân thực mà cao quí thiêng liêng – tình đồng chí đồng đội. Tình cảm ấy sẽ là mạch nguồn chảy mãi trong mỗi thế hệ Việt Nam.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật.
 Phạm Tiến Duật là một nhà thơ đồng thời cũng từng là người lính hoạt đông trên tuyến đường Trường Sơn . Ông là cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với giọng thơ sôi nổi , trẻ trung , hồn nhiên tinh nghịch. Trong số đó phải kể đến bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 in trong tập “ Vầng trăng quầng lửa”. Bài thơ ca ngợi tư thế hiên ngang , tinh thần lạc qua dũng cảm , bất chập khó khăn gian khổ và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.
 Mở đầu bài thơ nhà thơ giới thiệu với chúng ta về một hiện tượng thật độc đáo mà cũng rất thực, rất phổ biến trong cuộc chiến khốc liệt lúc bấy giờ:
 Không có kính không phải vì xe không có kính.
 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
 Điệp từ “không” và từ “bom” được lặp đi lặp lại trong hai câu thơ là cách lí giải rất tự nhiên , rất giản đơn của người lính về một hiện tượng không bình thường “ xe không kính”. Những chiếc xe do bom đạn của quân thù tàn phá đã trở thành thô sơ trần trụi.Và điều đó càng chứng tỏ sự nguy hiểm và khốc liệt của cuộc chiến lúc bấy giờ.
 Song điều đáng ngợi ca là từ trong sự hiểm nguy ấy những người lính lái xe vẫn ung dung , lạc quan tiến về phía trước với một tư thế hiên ngang thoải mái:
 Ung dung buồng lái ta ngồi.
 Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”
 Từ láy “ ung dung” và điệp từ “nhìn” đã thể hiện thái độ thản nhiên bình tĩnh của các anh trên những chiếc xe không kính. Phải chăng chính trong sự mất mát đó đã cho các anh có được cái nhìn thoải mái hơn? Và phải chăng chỉ có các anh – thế hệ thanh niên của thời đại mới , những người có trái tim yêu nước mới có được thái độ tự tin và phong thái ung dung lạc quan đến vậy!
 Ngồi trên những chiếc xe không kính đang tiến về Nam, những người lính với tâm hồn nhạy cảm đã hướng ra bên ngoài thả hồn hoà cùng thiên nhiên, cảm nhận được mọi khó khăn gian khổ nơi núi rừng:
 Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
 Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
 Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
 Như sa như ùa vào buồng lái”
 Những cảm giác của người lính được nhà thơ miêu tả rất chân thực mà ý nghĩa. Biết bao những hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong thơ “gió, con đường , sao trời, cánh chim...” cùng vời nghệ thuật nhân hoá” gió vào xoa mắt đắng” đã làm cho con người và thiên nhiên trở nên gần gũi gắn bó, càng chứng tỏ tâm hồn lãng mạn yêu đời của người lính lái xe. Hình ảnh “ con đường chạy thẳng vào tim” ngoài ý nghĩa tả thực còn gợi sự liên tưởng về con đường cách mạng đang chảy trong trái tim giàu nhiệt huyết của các anh, thể hiện ý chí quyết tâm của các anh tiến về phía trước giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà.
 Gian khổ cứ tiếp nối gian khổ, khó khăn cứ chồng chất khó khăn, những người lính vẫn hiên ngang tiến về phía trước:
 Không có kính ừ thì có bụi
 Bụi phun tóc trắng như người già
 ..., ...
 Không có kính ừ thì ướt áo
 Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời” 
 Tiếng “ ừ” vang lên giữa những dòng thơ cùng với nghệ thuật nhân hoá “ như người già” “ như ngoài trời” chính là bản lĩnh vững vàng, là nghị lực phi thường vượt qua mọi khó khăn của người lính .Trước sự nghiệp cứu nước cao cả vinh quang thì mọi gian khổ đó cũng chỉ là “ chuyện vặt” . Có lẽ vì thế mà họ luôn cất lên những nụ cười sảng khoái, họ còn “ bắt tay nhau” truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội gắn bó keo sơn:
 Những chiếc xe từ trong bom rơi
 Đã về đây họp thành tiểu đội
 Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
 Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
 Chính từ trong “bom rơi”họ đã đến bên nhau tạo nên sức mạnh. Và cũng chính từ “cửa kính vỡ rồi” ấy mà tình cảm họ dành cho nhau tự nhiên và thoải mái hơn. Cái cử chỉ “ bắt tay” rất tự nhiên ấy đã tạo nên sức mạnh- sức mạnh của tình đoàn kết yêu thương cùng quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Tình cảm ấy còn được khẳng định như tình anh em ruột thịt:
 Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
 Võng mắc chông chênh đường xe chạy
 Lại đi lại đi trời xanh thêm.
 Những hình ảnh thơ chân thực , gân gũi mà đẹp đẽ “ bếp, võng, bát đũa, gia đình...” Đẹp về tình cảm về cách nhìn cách nghĩ của những người lính với nhau. Bao khăng khít nghĩa tình họ dành cho nhau đều được toả sáng từ những hình ảnh đó . Để rồi chính “gia đình” ấy đã tiếp thêm cho các anh nghị lực niềm tin khi nhìn về phía trước thấy trời xanh như mở rộng thêm ra . Hình ảnh “ Trời xanh thêm” là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Trời xanh ấy là hoà bình độc lập đang đến gần, là thắng lợi đang đợi các anh ở phía trước. Niềm tin chiến thắng luôn dạt dào chảy trong trái tim yêu nước của các anh.
 Kết thúc bài thơ, hình ảnh những chiếc xe không kính một lần nữa lại được nhắc lại như một điệp khúc của sự hiểm nguy để từ đó khẳng định một tình yêu cao đẹp:
 Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe thùng xe có xước 
 Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim”
 Điệp từ “ không” được lặp lại 3 lần trong thơ cùng với những hình ảnh chân thực được nhắc đến “ kính, đèn, mui,thùng...” để khẳng định sự mất mát do bom đạn quân thù. Những chiếc xe mang trên mình đầy vết thương của chiến tranh mà vẫn hiên ngang ra trận với một sức mạnh phi thường. Mặc cho bom rơi đạn nổ, mặc cho khó khăn cứ chồng chất ,những người chiến sĩ vẫn tiến về phía trước theo tiếng gọi của Miền nam. Bởi trong họ luôn toả sáng một trái tim yêu nước. Hình ảnh “ trái tim” là hình ảnh hoán dụ độc đáo đã hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn- những người lính của thời đại mới với một quyết tâm:
 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước 
 Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
 “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật là một bài thơ tiêu biểu cho chất giọng trẻ trung sôi nổi cho chất lính được bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam thời chống Mĩ mà chính nhà thơ đã sống , đã trải nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh, sự linh hoạt của nhạc điệu , bài thơ đã khắc hoạ, tôn vinh vẻ đẹp, phẩm giá con người , người chiến sĩ cua thời đại mới. Tất cả những thành công về nội dung và nghệ thuật ấy đã đem đến thành công cho bài thơ này.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn khoa Điềm.
 Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thường thể hiện những cảm xúc dồn nén, giàu chất suy tư . Bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Bài thơ được sáng tác năm 1971 in trong tập “Đất và khát vọng” . Bài thơ là khúc hát yêu thương , khúc ca đầy khát vọng của người mẹ Tà ôi trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 Bài thơ được mở đầu bằng điệp khúc như tiếng gọi yêu thương của nhà thơ với em bé đang ngủ ngon trên lưng mẹ:
 Em Cu- tai ngủ trên lưng mẹ ơi
 Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”
 Điệp khúc của lời thơ ấy được lặp đi lặp lại 3 lần trong toàn bài thơ tạo nên một giọng điệu trữ tình đặc sắc như một lời nhắn nhủ, là cử chỉ yêu thương của nhà thơ vỗ về em bé ,để từ đó gợi cho em về hình ảnh người mẹ vừa địu em trên lưng vừa tham gia sản xuất:
 Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
 Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
 Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
 Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”
 Công việc mẹ làm vất vả nhưng thật ý nghĩa “ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội”. Tình cảm của mẹ không chỉ dành cho con mà còn dành cho những người chiến sĩ đang tham gia chiến đấu. Những hình ảnh “mồ hôi, má, vai ,lưng , tim” vừa có ý nghĩa tả thực vừa là hình ảnh hoán dụ độc đáo tượng trưng cho tấm lòng của mẹ dành cho con. Từng cử chỉ , mỗi động tác mẹ làm đã trở thành nhịp điệu ru con đưa con vào giấc ngủ. Những giọt mồ hôi, hay nhịp đập từ trái tim mẹ đã toả hơi ấm cho con . Và con đã ngủ ngon theo từng cử chỉ ấy . Và phải chăng tình mẫu tử thiêng liêng bền chặt cũng được bắt nguồn từ đó? Và điều kì diệu là từ trên lưng mẹ em xoa dịu những gian nan khó nhọc mà mẹ đang trải qua.
 Trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống tiếng hát yêu thương con của người mẹ cứ được ngân lên và cũng từ đó hình ảnh người mẹ được gợi lên cao đẹp hơn:
 Ngủ ngoan a- kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi
 Mẹ thương a- kay. mẹ thương bộ đội
 ..., ...
 Mẹ thương a- kay. mẹ thương làng đói
 ...,... 
 Mẹ thương a- kay, mẹ thương đất nước
 Điệp khúc yêu thương cứ đều đặn được vang lên như khẳng định tình mẫu tử đã trở thành qui luật. Song tình cảm của mẹ thật đáng ngợi ca và cảm phục bởi tình yêu thương con luôn được mẹ đặt chung với tình yêu buôn làng,đất nước. Và đó cũng chính là tình cảm cao đẹp luôn truyền chảy trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
 Từ tiếng hát yêu thương , bài thơ còn gửi gắm những khát vọng của mẹ về tương lai cuộc sống của con cùng tương lai cuộc sống cho dân tộc đồng bào:
 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
 Không gian bao la của núi rừng Thừa Thiên như được mở ra với ánh sáng của mặt trời chiếu tỏ. Sự sống của cỏ cây , của hạt bắp nhờ ánh sáng của mặt trời ấy mà đơm hoa kết trái. Còn cuộc đời của mẹ được thắp sáng bởi “ mặt trời” là con. Hình ảnh “ Mặt trời” thứ hai là hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Con cũng giống như mặt trời, con là tia sáng vĩnh hằng trong cuộc đời mẹ. Con là sự sống niềm vui, là tương lai hi vọng của mẹ trong cuộc đời. Mẹ chịu bao gian lao vất vả nhưng mẹ luôn hi vọng vào tương lai và cuộc sống của con. Mẹ luôn mong cho con khôn lớn thành người. Cuộc đời con sẽ như mặt trời luôn toả sáng. Thế mới biết ước mơ của mẹ gửi gắm vào con lớn lao biết nhường nào. Và phải chăng mẹ có thể vượt qua mọi gian nan vất vả bởi trong mẹ luôn nuôi hi vọng vào cuộc sống của con? 
 Song ước mơ của mẹ được nhân lên bội phần khi ước mơ ấy được mẹ đặt chung với ước mơ cho dân tộc đồng bào:
 Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
 Mai sau con lớn vung chày lún sân
 ..., ,,,
 Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
 Mai sau con lớn phát mười Ka lưi
 ..., ...
 Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
 Mai sau con lớn thành người tự do”
 Điệp khúc “ con mơ cho mẹ” được lặp đi lặp lại hay chính là ước mong tha thiết cho con lớn khôn để góp phần xây dựng cuộc sống ! Những hình ảnh “ Hạt gạo trắng ngần, hạt bắp lên đều” hay chính là mong ước của mẹ cho dân làng không còn nghèo đói? Sức khoẻ của con “ vung chày lún sân” , “ phát mười Ka- lưi” hay khát vọng của mẹ về sự lớn mạnh của con người quê hưong trong cuộc sống? Và còn ý nghĩa thiêng liêng hơn khi mẹ ước “ được thấy Bác Hồ”. Bởi được gặp Bác là Bắc - Nam được thống nhất, mà đất nước thống nhất là đân tộc đồng bào không còn bóng quân xâm lược “ thoả lòng Bác mong , nước non này ngàn năm vững bền”. Người mẹ ấy đã nói hộ niềm mong ước của toàn thể nhân dân, của muôn triệu trái tim yêu nước Việt Nam đang ngày đêm mong chiến thắng kẻ thù.
 Bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một sáng tác nghệ thuật độc đáo. Cả bài thơ là lời ru yêu thương của nhà thơ hoà cùng lời ru của mẹ. Âm điệu của lời thơ ngọt ngào chan chứa, giọng thơ trìu mến thiết tha . Hình ảnh thơ vừa chân thực , cụ thể vừa có ý nghĩa khái quát giàu cảm xúc. Bài thơ là một sáng tac trữ tình có sự kết hợp của nhiều yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Tất cả đã góp phần làm nên sự độc đáo cho bài thơ giàu tình yêu thương này.


 Hình ảnh người mẹ trong “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm
 Bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khắc hoạ thành công hình ảnh người mẹ dân tộc Tà Ôi- một người mẹ vừa có tình yêu thương con vừa có tình yêu bộ đội , yêu buôn làng và yêu đất nước. Trong cuộc sống lao động vất vả , mẹ luôn phải địu con trên lưng đi làm nương rẫy. Và tiếng hát yêu thương con từ trong hoàn cảnh ấy cứ được ngân lên. “Mẹ thương a- cay mẹ thương bộ đội: mẹ thương a-cay mẹ thương làng đói ; mẹ thương a- cay mẹ thương đất nước”tình cảm của mẹ vừa thân thương ấm áp vừa đẹp đẽ đáng ngợi ca bởi tình yêu thương con luôn được mẹ đặt với tình yêu dân tộc yêu đồng bào. Không những thế người mẹ ấy còn là người có tinh thần kháng chiến. Hình ảnh người mẹ “ chuyến lán , đạp rừng, địu em đi để giành trận cuối” là biểu hiện của tinh thần bất khuất, kiên cường là tình yêu nước thiết tha . Sống trong hoàn cảnh vất vả khó khăn nhưng người mẹ Tà Ôi còn giàu những ước mơ và khát vọng. Mẹ mong cho con “ Vung chày lún sân” mẹ còn mong “ hạt bắp lên đều” và “ được thấy Bác Hồ”cho con “ được thành người tự do”. Mọi ước mơ khát vọng của mẹ đều cao đẹp bởi tình cảm riêng cho con luôn được đặt trong tình cảm chung cho bản làng và cho dân tộc. Hình ảnh người mẹ với cuộc sống và những vẻ đẹp tâm hồn trong bài thơ chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: giàu tình yêu thương con và cũng giàu tình yêu đất nước. Có thể nói với bài thơ “ Khúc hát ru” Nguyễn khoa Điềm đã khắc hoạ thành công hình ảnh người mẹ dân tộc yêu con yêu nước thạt đáng ngợi ca.

Bếp lửa – Bằng Việt
 Nhà thơ Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chốnh Mĩ . Thơ ông dung dị nhẹ nhàng nhưng hàm chứa những tình cảm rộng lớn , yêu thương. Tiêu biểu cho hồn thơ ấy là bài thơ “ Bếp lửa” sáng tác năm 1963 khi nhà thơ đang còn là sinh viên du học ở nước ngoài, được in trong tập “ Hương cây – Bếp lửa”. Bài thơ là dòng cảm xúc nhớ thương của nhà thơ về kí ức tuổi thơ có hình ảnh Bếp lửa gần gũi gắn bó với người bà tần tảo đầy yêu thương.
 Bài thơ đựơc mở đầu bằng bằng dòng cảm xúc nhớ thương của nhà thơ khi đi xa nhớ về quê hương, về hình ảnh “ bếp lửa” thân quen bình dị:
 Một bếp lửa chờn vớn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
 Điệp ngữ “ Một bếp lửa” mở đầu bài thơ cùng giọng điệu sâu lắng thiết tha như điệp khúc của dòng chảy tâm hồn gợi nhớ về kỉ niệm. “ Bếp lửa” ấy cứ ẩn hiện trong khôn gian “ chờn vờn sương sớm” và vượt qua thời gian sưởi ấm tâm hồn tác giả ,đánh thức tình cảm thân thương của quá khứ và cứ thế,tình bà cháu thiêng liêng ấm áp bỗng hiện về:
 Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
 Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
 Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
 Chi nhớ khói hun nhèm mắt cháu
 Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
 Những kỉ niệm tuổi thơ đã đưa nhà thơ trở về với quả khứ đau thương của toàn dân tộc. Quá khứ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 45 “ Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ” . Có cả cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài “ Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” . Bao gian khổ đau thương đè nặng lên làng xóm quê hương và chính nhà thơ cũng phải sống trong cảnh đời cơ cực.. Nghĩ mà thương một tuổi thơ gian khó, một tuổi thơ lớn lên bên bếp lửa , bên mùi khói quê hương . Để mỗi lần nhớ lại thấy cay cay nơi sống mũi, thức dậy trong tâm hồn tình nghĩa quê hương , tình bà cháu năm nào:
 Tám năn ròng cháu cùng bà nhóm lửa
 Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
 Khi tu hú kêu ba còn nhớ không bà
 Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
 Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
 Trong dòng cảm xúc nhớ thương ,âm thanh của tiếng chim tu hú đã vọng về . Tiếng tu hú kêu hay tiếng của quê hương , của hơi ấm tình thương đang thức dậy trong lòng nhà thơ để cháu nhớ về bà với tất cả sự tảo tần chăm lo cho cháu, bà “dạy cháu làm, chăm cháu học” . Bà chính là hiện hữu của bao vất vả lo toan, bà là người phụ nữ đảm đang kiên cường giàu đức hi sinh chịu đựng .
 “ Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi “Bố ở chiến khu bố còn việc bố
 Háng xóm bốn bên trở về lầm lụi Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
 Đỡ đần ba dựng lại túp lều tranh Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
 Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
 Điệp từ “cháy được sử dụng trong câu thơ đầu đã gợi lên những mất mát đau thương của xóm làng quê hương và của hai bà cháu do bom đạn quân thù gay nên. Song tè trong gian khổ , tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết yêu thương của con người được thể hiện “ Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh”. Và cũng từ tong gian khổ ấy đã hiện lên những phẩm chất cao đẹp của bà. Đó chính là sự quan tam lo lắng cho người con đang công tác chiến khu. Lời dặn của bà với cháu như muốn củng cố thêm niềm tin , tiếp thêm nghị lực và quyết tâm cho người đang chiến đấu . Bà sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổhi sinh cho người con luôn vững lòng ngoài mặt trận. Bà chính là hậu phương lớn, vững chắc quan tâm lo lắng cho tiền phương. Tình cảm cao đẹp của bà chính là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước.Vẻ đẹp trong tam hồn bà chính là vẻ đẹp của ngưòi phụ nữ Việt Nam: yêu con yêu nước và giàu đức hi sinh.
 Những kỉ niệm của quá khứ như mạch nguồn chảy mãi trong tâm hồn nhà thơ. Và cứ thế lời thơ như lời kể tâm tình của người cháu về những kỉ niệm cùng bà:
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
 Hai khoảng thời gian “ sớm- chiều” cứ lặp đi lặp lại cùng với ngọn lửa hồng được thắp lên dưới bàn tay tảo tần của bà. Bà là người như thế, cả cuộc đời bên bếp lửa , nhóm lửa mà nuôi lớn tâm hồn cháu. Một cuộc đời bền bỉ dẻo dai ấy đã khiến cháu không khỏi có sự liên tưởng độc đáo về hình ảnh “Bếp lửa” là bà. Ngọn lửa ấy không chỉ luôn “ủ sẵn” hơi ấm của tình yêu thương , của đức hi sinh mà còn chứa niềm tin vào tương lai cho con cho cháu, cho đất nước thanh bình.
 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 Điệp từ “ nhóm” được lặp lại 4 lần trong thơ như nhịp nhấn trong tâm hồn nhà thơ khi nhớ về bà. Từ hành động “ nhóm bếp lửa” mỗi sớm mỗi chiều ấy đã thức dậy trong cháu mọi hương vị ngọt ngào của quê hương . Những hình ảnh quen thuộc của quê nhà “khoai sắn, nồi xôi gạo mới” thuở nào trào dâng trong lòng cháu để cháu thấy ấm áp, thân thương . Hương thơm của “ nồi xôi gạo mới” hay hương vị ngọt ngào của quê hương của tình yêu thương đang thức dậy trong tâm hồn? Để rồi trong niềm cảm xúc trào dâng , cháu đã cất lên tiếng nói từ trái tim mình:
 Ôi kì lạ và thiêng liêng- Bếp lửa!
 Hình ảnh “Bếp lửa” vẫn được hiện hữu bên bà đã trở thành biểu tượng thiêng liêng cho tình bà ấm áp. Đó là hình ảnh ẩn dụ độc đáo, giàu ý nghĩa. Bếp lửa ấy không chỉ cho cháu cơm lo áo ấm, cho cháu được sưởi ấm vào mỗi sớm mai, mà cao đẹp hơn, “ Bếp lửa” ấy còn cho cháu niềm tin, tình yêu thương, sưởi ấm tâm hồn cháu bằng hơi ấm của tình bà để từ đó cho cháu một tương lai tốt đẹp . Và như thế, bà không chỉ là người nhóm lửa mà bà còn là người giữ lửa, người truyền lửa, truyền niềm tin nghị lực cho cháu để cháu được khôn lớn thành người.
 Bài thơ khép lại với cuộc sống sung túc của cháu ở thời hiện tại:
 Giờ cháu đã di xa có ngọn khói trăm tàu
 Có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả
 Nhưng vẫn chẳng thể nào quên nhắc nhở
 Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
 Điệp từ “ Trăm” lặp lại trong thơ là lời khẳng định về cuộc sống đầy đủ với bao niềm hạnh phúc. Thế nhưng những kỉ niệm về tình bà cháu thì vẫn luôn sống mãi trong tâm hồn, là sợi dây tâm tình nhắc nhở cho người cháu xa quê hương luôn nhớ đến bà. Tình cảm thân thương bền chặt ấy chính là biểu hiện của tình yêu quê hương , yêu xóm làng thân thuộc, là tình yêu đất nước của mỗi người Việt nam.
 Bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt là sự kết hợp hài hoà giữa phương thứ tự sự và trữ tình hoà quyện. Bài thơ còn có nhiều yếu tố miêu tả, nghị luận xuất hiện giúp cho cảm xúc của nhà thơ trở nên chân thành sâu sắc. Giọng thơ trong trẻo nhẹ nhàng mà tha thiết , ấm nồng. Hình ảnh “Bếp lửa- người bà” là một sáng tạo độc đáo vừa là điểm tựa khơi gợi kỉ niệm của nhà thơ vừa là hình ảnh toả sáng chủ đề của tác phẩm. Tất cả đã góp phần thể hiện sâu sắc tấm lòng thành kính biết ơn chân thành của nhà thơ với gia đình, và với quê hương đất nước. 

Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận
 Huy Cận từng là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới. Từ sau cách mạng tháng tám, nhờ ánh sáng cách mạng , hồn thơ Huy Cận đã thực sự nảy nở và dạt dào niềm tin yêu cuộc sống mới. Năm 1958 trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh , với cảm hứng về thiên nhiên đất nước và niềm vui trước cuộc sống mới, bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” đã ra đời , được in trong tập “ Trời mỗi ngày lại sáng”. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên tráng lệ, là cảnh lao động trên biển hăng say của những người dân chài trên vùng biển Quảng Ninh , là bài ca lao động của những người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa 

File đính kèm:

  • docOn thi Ngu Van 9.doc
Đề thi liên quan