Đề cương ôn tập Sinh 6 học kỳ II

doc7 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh 6 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 6 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013- 2014
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. 
Câu 1. Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái được gọi là:
A. sinh sản vô tính. B. sinh sản sinh dưỡng.
C. sinh sản hữu tính. D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Câu 2. Nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là:
A. Cây xoài, cây lúa B. Cây lúa, cây ngô
C. Cây mít, cây xoài	 D. Cây mít, cây ngô
Câu 3. Các bộ phận của hạt gồm có:
A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. C. vỏ và phôi.
B. vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ. D. phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Câu 4. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
A. Đài, tràng, nhị, nhuỵ B. Bầu nhuỵ và noãn sau khi được thụ tinh
C. Bao phấn, bầu và đầu nhuỵ D. Cả A, B, C sai.
Câu 5. Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử?
A. Tảo B. Dương xỉ C. Rêu D. Hạt trần
Câu 6: Thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả vì:
A.Có nhiều cây to và sống lâu năm	 
B. Có sự sinh sản hữu tính
C. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.
D. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng; có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất..
Câu 7/ Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?:
	a. Bầu nhụy	 b. Vòi nhụy c. Đầu nhụy	 d. Noãn
Câu 8/ Các bộ phận của hạt gồm:
	a. Vỏ và phôi	 b. Vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ
	c. Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ d. Phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
Câu 9/ Sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái đẻ tạo thành hợp tử gọi là : 
 a. Thụ phấn b. Thụ tinh 	 c. Nảy mầm 	 d. Tạo quả
Câu 10/ Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là:
	a. Có sự sinh sản bằng hạt	 b. Sống ở trên cạn
	c. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả	d.Có thân, lá, rễ 	
Câu 11/ Quả và hạt thích nghi với cánh phát tán nhờ gió có đặc điểm :
	a. Có nhiều gai hoặc móc	b. Có túm lông hoặc có cánh
 c. Vỏ quả có khả năng tự tách	d.Có màu sắc sặc sỡ
Câu 12/Người ta phải thu hoạch đỗ đen và đỗ xanh trước khi quả chín khô là vì sao?
 a. Để giảm sự hao hụt về số lượng 	b. Để quả ăn được ngon hơn
 c. Để hạt không bị nảy mầm 	d. Để hạt không bị mối mọt phá hại
Câu 13/ Ở vùng biển người ta phải trồng rừng ở ngoài đê chủ yếu để:
	a. Ngăn gió bão, chống lở đê	b. Ngăn sóng biển
	c. Lấy bóng mát	 d. Lấy gỗ
Câu 14: Nhóm quả gồm toàn quả khô là:
A. Quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua
B. Quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải
C. Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi
D. Quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan 	
Câu 15. Đặc điểm của rêu là:
A. Sinh sản bằng hạt có thân, lá B. Chưa có rễ thật, có thân lá, chưa có mạch dẫn
C. Thân phân nhánh, có mạch dẫn D. Nón đực nằm ở ngọn cây, có rễ, thân, lá. 
Câu 16. Nhóm gồm toàn những cây Một lá mầm là:
A. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây đậu tương
B. Cây tre, cây lúa mì, cây tỏi, cây táo
C. Cây mía, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn
D. Cây trúc, cây lúa, cây ngô, cây tỏi
Câu 17. Điểm đặc trưng nhất của cây hạt trần là
A. Hạt nằm trên lá noãn hở, chưa có hoa, chưa có quả
B. Sinh sản hữu tính
C. Lá đa dạng, có hạt nằm trong qủa 
D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn
Câu 18. Nhờ đâu thực vật đã góp phần giữ cân bằng khí cacboonic và ôxi trong không khí:
	A. Nhờ vào sự thoát hơi nước qua lá. B. Nhờ vào quá trình hô hấp.
	C.Nhờ vào quá trình quang hợp. D. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và gió. 
Câu 19. Đa số vi khuẩn không có chất diệp lục nên chúng có cách dinh dưỡng theo kiểu:
	A. Cộng sinh. B. Dị dưỡng. C.Tự dưỡng. D. Hoại sinh. 
Câu 20. Hạt là do bộ phận nào của hoa tạo thành:
	A. Bầu nhụy B. Vòi nhụy C. Đầu nhụy D. Noãn
Câu 21.Thụ phấn là hiện tượng :
 A. Kết hạt và tạo quả	 B. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
 C. Hạt phấn nảy mầm D. Hạt phấn rời khỏi bao phấn
Câu 22.Trong các hình thức phát tán của quả và hạt thì hình thức nào giúp thực vật phát tán rộng và nhanh nhất 
 A. Tự phát tán B. . Phát tán nhờ gió 
 C Phát tán nhờ con người D. Phát tán nhờ động vật
 Câu 23.Ở cây dương xỉ , cây con được mọc ra từ:
	A. Nguyên tản B. Bào tử C.Hạt D.Cây dương xỉ con 
 Câu 24.Dựa vào đâu để xếp cây thông vào nhóm hạt trần?
	A.Thân gỗ ,có mạch dẫn. B.Sinh sản bằng hạt 
 C.Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở D.Chưa có hoa,
 Câu 25.Cấu tạo tế bào của vi khuẩn gồm:
 A. Màng ,chất tế bào ,nhân B.Màng ,chất tế bào, diệp lục
 C. Màng ,nhân, diệp lục D. Màng,chất tế bào,chưa có nhân hoàn chỉnh 
Câu Câu 26: Hoa đơn tính là hoa:
a.Có nhị là hoa đực hoặc nhụy là hoa cái b. Chỉ có nhụy
c. Hoa chỉ có nhụy	 d. Có đủ cả nhụy và nhị trên cùng một hoa
Câu 27 : Nhóm quả nào sau đây toàn quả khô:
a. Quả đậu xanh, quả ổi, quả xoài 	b.Quả cải, quả ổi, quả xoài
c. Quả cải, quả đậu xanh, quả chò	d. Qủa chò, quả ổi, quả xoài
Câu 28 : Thông sinh sản bằng:
a. Hạt	b. Bào tử
c. Cả a và b	d. Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở
Câu 29: Nhóm cây nào toàn cây một lá mầm:
a. Cây lúa, cây hành, cây cải	b. Cây lúa, cây ổi, cây cải
c. Cây lúa, cây hành, cây ớt	d. Cây lúa, cây hành, cây tỏi	
Câu 30 :Hình thức sinh sản của vi khuẩn là gì ?
a. Phân chia b. Phân đôi c. Nhân đôi 	 d. Cả a và c
Câu 31:Bộ phận nào là quan trọng nhất của hoa?
a. Bao hoa gồm đài và tràm hoa	b. Nhị và nhụy
c. Nhị hoặc nhụy	d. Tất cả các bộ phận của hoa
Câu 32: Trong các nhóm của quả sau đây, nhóm nào toàn là quả thịt:
Quả cà chua, quả đu đủ, quả chanh b. Quả mận, quả cải, quả táo
Quả bồ kết, quả dừa, quả ổi d. Quả cam, quả xoài, quả đậu
Câu 33: Đặc điểm cơ bản nhất, phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm là:
a. Kiểu rễ	b. Số lá mầm của phôi trong hạt
c. Số cánh hoa	d. Dạng thân
Câu 34: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
a. Giảm bụi và khí độc, tăng CO2
b. Giảm bụi và khí độc, giảm vi sinh vật gây bệnh, tăng O2
c. Giảm bụi và khí độc, giảm vi sinh vật gây bệnh, giảm O2
d. Giảm bụi và vi sinh vật gây bệnh, tăng CO2
Câu 35: vi khuẩn sống ở đâu?
a. Trong đất	 b. Trong nước	c. Trong không khí	 d. sống ở mọi nơi
Câu 36: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm đa dạng rừng Việt Nam do:
a. Biến đổi thời tiết cây rừng	b. Chăn thả các loài động vật
c. Trồng rừng	d. Con người khai thác quá mức các loại thực vật có giá trị
PHẦN 2: TỰ LUẬN
Câu 1: (2,0 điểm) Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất? 
* Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
 → Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây 
Câu 2(2,5đ) So sánh điểm khác nhau của cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm? Cho 2-3 ví dụ về cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm?
Đặc điểm
Lớp 1 lá mầm
Lớp 2 lá mầm
- Rễ
- Rễ chùm
- Rễ cọc
- Kiểu gân lá
- Gân lá song song
- Gân lá hình mạng
- Thân
- Thân cỏ, cột
- Thân gỗ, cỏ, leo
- Hạt
- Phôi có 1 lá mầm
- Phôi có 2 lá mầm
Vídụ
- Lúa, ngô, tre, hành...
- Xoài, me, ổi, cam...
Câu 3(3đ)Tại sao người ta nói “thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán”? 
Em làm gì để góp phần bảo vệ đa dạng thực vật ở nước ta ?
* Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:
+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối...góp phần tránh hạn hán. ( 0,5 đ)
+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng...góp phần hạn chế lũ lụt. ( 0,5 đ)
* Những việc em cần phải làm bảo vệ đa dạng thực vật ở nước ta là: 
- Không chặt phá, đốt rừng, ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. ( 0,5 đ)
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồnđể bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm. ( 0,75 đ)
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. ( 0,5 đ)
- Tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường sống của thực vật. Luôn có ý thức yêu thiên nhiên. ( 0,25 đ)	
Câu 4/ Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? Giải thích vì sao sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tháo nước ngay. (2 điểm)
* Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm là :
+ Điều kiện bên ngoài: đủ độ ẩm, không khí, nhiệt độ thích hợp . 
+ Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống tốt. 
* khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tháo nước ngay vì:
Để đảm bảo cho hạt có đủ không khí để hô hấp, hạt mới không bị thối, chết.
Câu 5/ Tại sao người ta lại nói " Rừng như một lá phổi xanh " của con người? (2 điểm)
+ Rừng cân bằng lượng khí carbonic và khí oxi trong không khí.
+ Rừng tham gia cản bụi,góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.
+ Tán lá rừng che bớt ánh nắng....góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát.
Câu 6/ Nguyên nhân nào khiến cho sự đa dạng thực vật ở Việt nam bị sụt giảm ?(1 điểm)
Nguyên nhân:
Nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống.
Câu 7/ Hình thành chuỗi thức ăn trong đó thể hiện liên tục động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt , người ăn động vật.(1đ)
Củ sắn – > Con chuột – > Con rắn – > Người
Câu7: Vẽ và chú thích cấu tạo một mũ nấm? Hình 51.3 trang 166 sách sinh 6	
Câu 8: Thế nào là phân loại thực vật? Nêu các bậc phân loại theo trật tự từ cao đến thấp?(1đ)
 Khái niệm về Phân loại thực vật:
Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là phân loại thực vật
Nêu các bậc phân loại theo trật tự từ cao đến thấp:
Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài 
Câu 9: Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín? Ngành thực vật hạt kín được chia làm mấy lớp, đó là những lớp nào? (2,5 điểm)
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển
- Có hoa, quả, hạt nằm trong quả được bảo vệ tốt. Hoa, quả có nhiều dạng khác nhau
- Môi trường sống đa dang
* Ngành thực vật hạt kín chia là 2 lớp đó là: lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm
Câu 10: Hút thuốc lá có hại như thế nào? Là học sinh em phải làm gì để tránh tác hại do chúng gây ra?
- Hút thuốc lá có chứa nhiều chất nicôtin gây ung thư phổi
- Trong thuốc lá có chứa Moocphin và hêrôin là những chất độc nguy hiểm, dễ gây nghiện
- Nghiện thuốc phiện có hại cho sức khỏe, bản thân, gia đình và xã hội.
* Là một học sinh em cần phải: tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc phiện; tham gia tuyên truyền vận động mọi người bỏ hút thuốc lá, phòng chống ma túy,....
 Câu 11: Đặc điểm chứng tỏ cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ tiến hoa hơn cây rêu? (1,5đ)
- Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn - Thân ngầm, hình trụ
- Rễ thật - Có mạch dẫn
Câu 12: Có thể nhận biết một cây thuộc lớp 2 lá mầm hay lớp 1 lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào? Cho ví dụ? ( 3 đ )
- Cây hai lá mầm: Rễ cọc, gân lá hình mạng, hoa có 4 cánh hoặc 5 cánh, thân gỗ, cỏ, leo; phôi hạt có hai lá mầm.
- Cây một lá mầm: Rễ chùm, gân lá hình cung hoặc song song hoa có 3 cánh hoặc 6 cánh, thân cỏ, cột; phôi hạt có một lá mầm.
Câu 13: Quả và hạt có những cách phát tán nào? Cho ví dụ. (1,5 điểm)
- Phát tán nhờ gió ví dụ hạt hoa sữa, quả bồ công anh
- Phát tán nhờ động vật ví dụ quả cây xấu hổ, quả ké đầu ngựa
- Tự phát tán quả đậu bắp, quả đậu đen
Câu14: Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợ gì? (1 điểm)
* Lợi ích của việc nuôi ong trong vườn cây ăn quả:
- Thu phấn cho cây trồng
- Thu được nhiều mật ong
Câu 15: Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín? Ngành thực vật hạt kín được chia làm mấy lớp, đó là những lớp nào? (2,5 điểm)
Đặc điểm chung của thực vật hạt kín:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng( rễ cọc, rễ chùm, thân, gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép,...); trong thân có mạch dẫn phát triển
- Có hoa, quả, hạt nằm trong quả
- Hoa quả có nhiều dạng khác nhau
- môi trường sống đa dạng
* Ngành thực vật hạt kín chia là 2 lớp đó là: lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm
Câu 16/ Vì sao thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu ? Biện pháp bảo quản(3đ)
- Do vi khuẩn có lối sống hoại sinh nên phân hủy các chất có trong thưc ăn làm ôi thiu,thối rửa . 
-Để bảo vệ thức ăn không bị ôi thiu tùy theo loại thức ăn mà bảo quản các cách như : để tủ lạnh ,phơi khô, ướp muối,hâm lại sau khi ăn còn, đậy kín. 
Câu 17/ Các cây sống ở môi trường đặc biệt có đặc điểm gì? Cho vài ví dụ (2đ)
 - Lá biến thành gai ví dụ cây xương rồng
Có rễ rất dài ví dụ cây cỏ lạc đà
Có rễ chống ví dụ cây đước
Có rễ thở ví dụ cây bần
Câu 17/ Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
a/ Thí nghiệm:	
Lấy 5 cốc có đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.
Cho vào mỗi cốc 10 hạt đỗ xanh( Riêng cốc 1 chọn những hạt giống tốt: Hạt chắc mẩy, không bị sâu bệnh, không bị sức sẹo 4 cốc còn lại cho vào những hạt giống xấu như: Bị mốc, bị sức sẹo, bị lép.........)
Sau thời gian 3-4 ngày ta có kết quả như sau:
Cốc 1 các hạt đều nẩy mầm 
Cốc 2, 3, 4, 5 không nẩy mầm
b/ Kết luận:
Cốc 1 do chọn những hạt giống tốt nên các hạt đều nẩy mầm
Cốc 2, 3, 4, 5 Các hạt không nẩy mầm vì các hạt trong 4 cốc đó hạt giống xấu Bị mốc, bị sức sẹo, bị lép.........)
sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.

File đính kèm:

  • docDe cung sinh 6 HKII tong hop bo de thi cua cac truong.doc
Đề thi liên quan