Đề cương ôn tập Sinh 8 - Học kì 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh 8 - Học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ề CƯƠNG ÔN TẬP SINH 8 HỌC KÌ 1 Câu 1: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể: Cơ thể cấu tạo từ tế bào. Mà các hoạtđộng sống của cơ thể có cơ sở là các hoạt động sống của tế bào: + sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. + Sự sính sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể + Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường ngoài à tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào Câu 3: Phản xạ là gì? Cho ví dụ về phản xạ.Từ ví dụ đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.? - Phản xạ là phản ứng của cơ thể nhằm trả lời với các kích thích từ môi trường bên ngoài và môi trường trong cơ thểdưới sự điều khiển của hệ thần kinh - Ví dụ: để tay vao nước nóng 1000C, ta thấy da cảm thấy nóng Phân tích: kích thích nóng tác động vào cơ quan thụ cảm à nơron hướng tâm tiếp nhận kích thích và phát xung thần kinh truyền tới nơron trung gianà não nhận được xung thần kinh, truyền xung thần kinh cho nơron li tâm đến cơ quan vận động à rụt tay lại Câu 4:Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương? - Phần vô cơ: chủ yếu là muối canxi à giúp xương gắn chắc - Phần hữu cơ : cốt giao à giúp xương dẻo dai (đàn hồi) Câu 5: Đặc điểm tế bào nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ? - Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài. - Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ. Câu 6: Khái niệm mỏi cơ? Giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ. Câu 7: Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân. Cột sống cong 4 chổ (2 chữ S ) => Cân bằng trước sau, trái phải, Lồng ngực phát triển ra 2 bên và phía trước . Xương chậu, xương đùi lớn => Sức gánh lớn sự . Xương gót lớn phát triển về phía sau,tạo sự cân bằng cho ống chân => thẳng gốc Câu 8: Trình bày thành phần cấu tạo của máu? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu Gồm 55% là huyết tương và 45% là các tế bào máu: - Huyết tương gồm: 90% là nước, 10% là các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác, chất thải của tế bào, muối khoáng - Các tế bào máu gồm: + Hồng Cầu: màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân + Bạch cầu: có 5 loại: ưa kiềm, ưa axit, trung tính, limpho và môno: Trongsuốt, kích thước khá lớn, có nhân + Tiểu cầu: chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu. +Chức năng: -Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. - Hồng cầu cận chuyển O2 và CO2. Câu 9: Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào ? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào ? -Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô, bạch huyết. -Một số thành phần của máu thấm qua thành mạch, tạo thành nước mô, nước mô vận chuyển õi +chất dinh dưỡng cho tế bào, rồi nhận từ tế bào cacbonic & chất thải, vận chuyển theo 2 đường, 1 đường theo mạch bạch huyết, 1 đường theo mạch máu cùng đổ về tim rồi đến phổi tiếp tục trao đổi khí. Câu 10.Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế : - Thực bào : các bạch cầu trung tính, đại thực bào hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn. - Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên : TB lim phô B. - Phá huỷ các TB đã bị nhiễm : TB lim phô T Câu 11: Vẽ sơ đồ và trình bày cơ chế đông máu? Câu 12. Sơ đồ quan hệ cho và nhận máu: Câu 13: Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã tạo ra từ đâu và như thế nào? Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu. Sự hỗ trợ của hệ mạch: + Động mạch: Nhờ sự co dãn của động mạch. + Tĩnh mạch: Nhờ sự co bóp của cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào và của tâm nhĩ khi giãn ra, van 1 chiều. Câu 14: Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người? - Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải CO2 ra khỏi cơ thể Câu 15: Các nhóm trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm? Được chia làm 2 nhóm: - Dựa vào thành phần cấu tạo hóa học chia các chất trong thức ăn thành 2 nhóm: + Chất hữu cơ:-Gluxit -Lipit -Protein -Axit nucleic +Các chất vô cơ:-Vitamin - Muối khoáng - Nước -Dựa vào sự biến đổi về mặt hóa học của các chất trong thức ăn qua quá trình tiêu hóa người ta chia làm 2 nhóm: + Các chất bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiếu hóa:-Gluxit -Lipit -Protein - Axit nuleic Các chất không bị biến đổi và mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa: :-Vitamin - Muối khoáng - Nước Câu 16: Trình bày cấu tạo của dạ dày? Nêu sự biến đổi thức ăn trong dạ dày? Câu 17: Trình bày sự tiêu hoá của ruột non? Câu 18: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? - Ruột non dài 2,8m - 3m - Niêm mạc có: + Nếp gấp + Lông ruột + Lông cực nhỏ => Giúp diện tích bề mặt hấp thụ đạt 400 - 500 m2 - Lớp niêm mạc có màng mao mạch dày đặc --> Chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu được dễ dàng.
File đính kèm:
- DE CUONG ON TAP SINH 8 HOC KI 1.doc