Đề cương ôn tập Sinh học 7 học kì II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 7 học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 7 HKII Câu1: Nêu đặc điểm chung của động vật. Trả lời: Động vật là một cơ thể sống Có cơ quan di chuyển Hầu hết đã có các hệ cơ quan đầy đủ Dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng (trừ trùng roi) Sinh sản vô tính (động vật nguyên sinh, ruột khoang, giun dẹp) và sinh sản hữu tính (các ngành còn lại) để duy trì giống nòi Câu 2: Ở động vật có những hình thức sinh sản nào? Nêu khái niêm, cho ví dụ. Trả lời: + Sinh sản vô tính: Khái niệm: Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. è Con con được tạo ra từ một cá thể, vì vậy nó thừa hưởng các đặc điểm từ một cá thể Ví dụ: Thủy tức à mọc chồi, tái sinh Trùng roi à phân đôi Hầu hết sinh sản vô tính ở động vật nguyên sinh, ruột khoang, giun dẹp + Sinh sản hữu tính: Khái niệm: Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). è Con con được tạo ra từ hai các thể và thừa hưởng các đặc điểm từ hai cá thể đó Ví dụ: Trùng giày à Tiếp hợp Giun đất (lưỡng tính) Chim (phân tính) Sinh sản hữu tính ở các ngành còn lại Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo và tập tính thích nghi cao của các nhóm động vật ở môi trường đới lạnh và đới nóng Trả lời: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC ĐỚI NÓNG Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò ĐĐ thích nghi Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò ĐĐ thích nghi Cấu tạo Bộ lông dày Giữ nhiệt cho cơ thể Cấu tạo Chân dài Hạn chế ảnh hưởng của cát nóng Mỡ dưới da dày Giữ nhiệt dự trữ năng lượng chống rét Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày Không bị lún, đệm thịt chống nóng Lông màu trắng (mùa đông) Dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù Bướu mỡ lạc đà Dự trữ mỡ (nước trao đôi chất) Màu lông nhạt giống màu cát Giống màu môi trường Tập tính Ngủ trong mùa đông Tiết kiệm năng lượng Mỗi bước nhảy cao và xa Hạn chế tiếp xúc với cát nóng Di cư tránh rét Tránh rét, tìm nơi ấm áp Di chuyển bằng cách quăng thân Hạn chế tiếp xúc với cát nóng Hoạt động vào ban đêm Tránh nóng ban ngày Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ Thời tiết ấm hơn để tận dụng nguồn nhiệt Khả năng đi xa Tìm nguồn nước Khả năng nhịn khát Tìm nguồn nước Chui rúc vào sâu trong cát Chống nóng Câu 4: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Nêu các biên pháp, cho vi dụ. Ưu điểm và nhược điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học. Trả lời: Biện pháp đấu tranh sinh học là: Biện pháp sử dụng thiên địch nhằm ngăn chặn hoặc làm giảm thiệt hại do các sinh vật khác gây ra. Gồm các biện pháp: Tiêu diệt những sinh vật gây hại - Sử dụng thiên địch Đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trững của sinh vật gây hại Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại Gây vô sinh diệt động vật gây hại Ưu điểm và nhược điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học: + Ưu điểm: Góp phần tiêu diệt các loài sinh vật gây hại Không gây ô nhiễm môi trường + Nhược điểm: Không thể tiêu diệt triệt để các loài sinh vật gây hại Nhiều loài thiên địch khi được du nhập không thích hợp với khí hậu sẽ phát triển kém Sự tiêu diệt sinh vật gây hại này lại tạo điểu kiện cho sinh vật khác phất triển Một số loài thiên địch vừa có ích vừa có hại Câu 5: Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học? Trả lời: Không bắt các động vật trong môi trường hoang dã về nuôi Trồng cây, xây dưangj môi trường sống của ác động vật Quyên góp, xây dựng các khu bảo tồn Tuyên truyền không chặt phá rừng Câu 6: Trình bày ý nghĩa và cây phát sinh giới động vật Trả lời: + Dựa vào cây phát sinh giới động vật cho ta biết ( ý nghĩa) Mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật Nhóm có vị trí càng gần nhau, cùng chung một gốc, có quan hệ họ hàng gần hơn nhóm ở xa Kích thước trên cây phát sinh lớn thì số lượng loài đông è Cây phát sinh phản ánh mối quan hệ họ hàng giữ các loài động vật (tác dụng)
File đính kèm:
- De cuong on tap sinh hoc HKII.doc