Đề cương ôn tập Sinh học 7, kì II

doc9 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 7, kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: CHIM BỒ CÂU
Đời sống
Cấu tạo ngoài và di chuyển
Cấu tạo ngoài 
Bảng 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài chim bồ câu
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Ý nghĩa thích nghi
 Thân: Hình thoi
 Giảm sức cản không khí khi bay.
 Chi trước: Cánh chim
 Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
 Chi sau: Ba ngón trước, một ngón sau, có vuốt
 Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
 Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng
 Làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên một diện tích rộng.
 Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp
 Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ
 Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
 Làm đầu chim nhẹ
 Cổ: Dài, khớp đầu với thân
 Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
Di chuyển
*Câu hỏi
Câu 1: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.
Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lộn ra làm thành cơ quan giao phối tạm thời. Trứng được thụ tinh trong. Mỗi lứa chỉ đẻ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc. Sau đó, chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng. Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố, mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (tiết ra từ diều chim bố, mẹ).
Câu 2: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.(Bảng 1)
Câu 3: So sánh kiểu vỗ cánh và kiểu bay lượn.
Kiểu bay vỗ cánh
Kiểu bay lượn
- Đập cánh liên tục
- Cánh đập chậm rãi và không liên tục
- Cánh dang rộng mà không cần đập
- Sự bay chủ yếu nhờ vào sự vỗ cánh
- Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió
BÀI 2: THỎ
Đời sống
Cấu tạo ngoài và di chuyển
Cấu tạo ngoài 
Bảng. Đặc điểm cấu tạo của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ lông
Bộ lông mao dày, xốp
Giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm
Chi (có vuốt)
Chi trước ngắn 
Đào hang di chuyển
Chi sau dài, khỏe
Bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi
Giác quan
Mũi thính
Lông xúc giác: Cảm giác xúc giác nhanh, nhạy
Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường 
Tai thính
Vành tai lớn dài cử động được theo các phía
Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù
Mắt (không tinh lắm)
Mi mắt cử động được, có lông mi
Bảo vệ mắt, giữ nước mắt. Làm màng mắt không bị khô
Di chuyển
Ø Thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song một số trường hợp vẫn thoát khỏi nanh vuốt của thú ăn thịt?
ð Khi bị rượt đuổi thỏ thường chạy theo hình chữ Z, còn thú ăn thịt chạy theo kiểu rượt đuổi nên dễ mất đà nên không thể vồ được thỏ. Lợi dụng khi kẻ thù bị mất đà lao theo một hướng khác mà thỏ có thể nhanh chóng lẩn vào bụi rậm. Với thân hình thon gọn, bộ lông dày, thỏ có thể len lỏi, thậm chí lách trong bụi cây có lá sắc nhọn. Với những ria xúc giác nhạy bén trên mép, thỏ nhanh chóng phát hiện ra những hang đá, hốc đất để kịp thời ẩn náu.
*Câu hỏi
1. Hãy cho biết vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74km/h, trong khi đó cáo xám: 64km/h; chó săn 68km/h; chó sói: 69, 23km/h, thế mà trong nhiều trường hợp thỏ hoang vẫn không thoát khỏi những loài hú ăn thịt kể trên?
ð Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt, song tuy chạy chậm nhưng thú ăn thịt dai sức hơn. Thỏ không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc di chuyển càng giảm do đó bị thú ăn thịt tốn công. 
2. Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng noãn thai sinh.
ð Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng. Con non được nuôi bằng sữa mẹ không lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên, có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Phôi được phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và có điều kiện sống thích hợp. Con non được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt hơn. Thân nhiệt con non ổn định nhờ thân nhiệt của bố mẹ.
BÀI 3: CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ
Bộ xương và hệ cơ 
1. Bộ xương
Ø Quan sát các phần bộ xương thỏ kết hợp với hình 47.1 (SGK). Đối chiếu với bộ xương thằn lằn đã học, nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
Đặc điểm
Bộ xương thằn lằn
Bộ xương thỏ
Giống nhau
 - Xương đầu
Cột sống: xương sườn, xương mỏ ác
Xương chi: + xương đai vai
 + xương chi trên
 + xương đai hông
 + xương đai vai
Khác nhau
- Đốt sống cổ 8 đốt
- Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành)
- Các chi nằm ngang
- Đốt sống cổ 7 đốt
- Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực (có cơ hoành)
- Các chi thẳng góc nâng cơ lên cao
2. Hệ cơ 
II. Các cơ quan dinh dưỡng
Bảng. Thành phần của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Vị trí
Các thành phần
Tiêu hóa
Chủ yếu trong khoang bụng
Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, ruột thẳng, ruột tịt (manh tràng), gan, túi mật, tụy
Hô hấp
Trong khoang ngực
2 lá phổi, khí quản, phế quản
Tuần hoàn
Tim trong khoang ngực (giữa hai lá phổi). Các mạch máu phân bó khắp cơ thể.
Tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch)
Bài tiết
Trong khoang bụng (sát sống lưng)
2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, đường tiểu
Sinh sản
Trong khoang bụng, phía dưới
Con cái: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung
Con đực: tinh hoàn, ống dẫn tinh, cơ quan giao phối
Thần kinh và giác quan
Ø Đặc điểm của các giác quan của thỏ?
ð Mắt thỏ không tinh lắm. Mi cử động được, có lông mi, vừa giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô, vừa bảo vệ cho mắt (đặc biệt khi con vật lẩn trốn kẻ thù trong bụi rậm, gai góc). Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía, đinh hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.
*Câu hỏi
Nêu các đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của Thỏ (một đại diện của lớp Thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp Động vật có xương sống đã học. 
Các hệ cơ quan
Đặc điểm cấu tạo thể hiện sự hoàn thiện
so với các lớp ĐVCXS đã học
Hệ tuần hoàn
Tim 4 ngăn hoàn chỉnh, có 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi, giàu ôxi đi nuôi cơ thể đảm bảo sự trao đổi chất mạnh
Hệ hô hấp
Cơ hoành tham gia vào cử động hô hấp. Phổi có nhiều phế nang 
(túi phổi nhỏ) với nhiều mạch máu dày đặc đảm bảo sự trao đổi khí dễ dàng
Hệ thần kinh
Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não và tiểu não che lấp các phần khác. Bán cầu não có nhiều nếp nhăn là trung khu của các phản xạ và tập tính phức tạp
Hãy nêu rõ tác dụng của cơ hoành qua mô hình thí nghiệm ở hình 47.5 SGK.
Hình A: Khi cơ hoành dãn ra, thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng (động tác thở ra)
Hình B: Khi cơ hoành co lại, thể tích lồng ngực tăng, áp suất giảm (động tác hít vào)
BÀI 4: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG
I. Các bộ móng guốc
	Bảng. Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú Móng guốc
Tên động vật
Số ngón chân phát triển
Sừng
Chế độ ăn 
Lối sống
Lợn
Chẵn (4 ngón)
Không có
Ăn tạp
Đàn 
Hươu
Chẵn (2 ngón)
Có
Nhai lại
Đàn
Ngựa 
Lẻ (1 ngón)
Không có
Không nhai lại
Đàn
Voi
Năm ngón
Không có 
Không nhai lại
Đàn
Tê giác
Lẻ (3 ngón)
Có
Không nhai lại
Đơn độc
Những câu trả lời lựa chọn
Chẵn
Lẻ 
Năm ngón
Không có
Có
Ăn tạp
Nhai lại
Không nhai lại
Đàn 
Đơn độc
Bộ Linh trưởng 
Bảng. Tóm tắt đặc điểm của bộ Linh trưởng
Khỉ
Vượn
Khỉ hình người
Đười ươi
Tinh tinh
Gôrila
Đặc điểm đặc trưng nhất
Có chai mông lớn, túi má lớn, đuôi dài
Có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi
Không có chai mông, túi má và đuôi
Không có chai mông, túi má và đuôi
Không có chai mông, túi má và đuôi
Vai trò của thú
Đặc điểm chung của thú
¯ Nêu đặc điểm chung của thú:
- Thú là lớp Động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Có lông mao bao phủ cơ thể 
- Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh và răng hàm
- Tim 4 ngăn
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
- Thú là động vật hằng nhiệt.
*Câu hỏi
1. Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ. 
 Đặc điểm: 
+ Số lượng ngón chân tiêu giảm
+ Đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc, được gọi là guốc
+ Di chuyển nhanh do diện tích tiếp xúc với đất hẹp, chân cao.
Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ:
Thú Guốc chẵn
Thú Guốc lẻ
- Có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
- Đa số sống đàn
- Nhiều loài nhai lại
VD: lợn, bò, hươu
- Có một ngón chân giữa phát triển hơn cả
- Có thể sống theo đàn, sống đơn độc
- Ăn thực vật, không nhai lại
VD: ngựa, tê giác
2. So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn.
Cấu tạo
Tập tính
Khỉ
Có chai mông lớn, túi má lớn, đuôi dài
Sống theo đàn
Vượn
Có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi
Sống theo đàn
Khỉ hình người
Không có chai mông, túi má và đuôi
Sống theo đàn hay đơn độc tùy loại
Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của Thú.
Cung cấp nguồn dược liệu quý như sừng, nhung (sừng non) của hươu nai, xương 
 (hổ, gấu, hươu nai), mật gấu
Cung cấp nguyên liệu để làm những đồ mĩ nghệ có giá trị như da, lông (hổ, báo), ngà voi, sừng (tê giác, trâu bò), xạ hương (tuyến xạ hương xạ, cầy giông, cầy hương)
Làm vật liệu thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang, khỉ)
Làm thực phẩm như gia súc (trâu, bò, lợn)
Cung cấp sức kéo quan trọng (trâu, bò, ngựa, voi)
Nhiều loại thú ăn thịt có ích như chồn, cầy, mèo rừng, vì đã tiêu diệt gặm nhấm 
 có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.
Vì những giá trị kinh tế quan trọng, nên thú bị săn bắt, buôn bán. Số lượng thú trong tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng, do đó cần có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ sinh vật hoang dã, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay.
BÀI 5: TIẾN HÓA VỀ SINH SẢN
Sinh sản vô tính
Ø Hãy cho biết, ở Động vật không xương sống, những đại diện nào có hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, hoặc mọc chồi.
Kiểu sinh sản
Tên động vật
Phân đôi
Amíp, trùng roi, trùng giày, trùng biến hình
Mộc chồi
Thủy tức, san hô
Sinh sản hữu tính
Ø Hãy so sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính.
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
Giống nhau
Đều là hình thức sinh sản để duy trì nòi giống
Khác nhau
Là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau
Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái để tạo ra hợp tử
Thường gặp ở những động vật có tổ chức cơ thể thấp
Gặp ở động vật có tổ chức ở cơ thể cao hơn
Thế hệ sau giống cơ thể mẹ ban đầu
Thế hệ sau khác thế hệ ban đầu
 Ø Hãy cho biết giun đất, giun đũa, cá thể nào là lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong.
Cơ thể
Hình thức thụ tinh
Lưỡng tính
Phân tính
Thụ tinh trong
Thụ tinh ngoài
Giun đất
ü
ü
Giun đũa
ü
ü
Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính 
Bảng. Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăn sóc con ở động vật
Tên loài
Thụ tinh
Sinh đẻ
Phát triển phôi
Tập tính bảo vệ trứng
Tập tính nuôi con
Trai sông
Thụ tình ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không
Ấu trùng tự đi kiếm mồi
Châu chấu
Thụ tinh trong
Đẻ trứng
Biến thái
Không
Ấu trùng tự đi kiếm mồi
Cá chép
Thụ tinh ngoài
Đẻ trứng
Trực tiếp (không nhau thai)
Không
Con non tự đi kiếm mồi
Ếch đồng
Thụ tinh ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không
Con non tự đi kiếm mồi
Thằn lằn bóng đuôi dài
Thụ tinh trong
Đẻ trứng
Trực tiếp (không nhau thai)
Không
Con non tự đi kiếm mồi
Chim bồ câu
Thụ tinh trong
Đẻ trứng
Trực tiếp 
(không nhau thai)
Làm tổ ấp trứng
Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi
Thỏ
Thụ tinh trong
Đẻ con
Trực tiếp (có nhau thai)
Đào hang, lót ổ
Nuôi con bằng sữa mẹ
Ø Dựa vào bảng đã điền, hãy nêu lợi ích của sự thụ tinh trong, đẻ con, phôi phát triển trực tiếp hoặc không có nhau thai, các hình thức bảo vệ trứng và nuôi con.
- Sự đẻ trứng kèm theo sự thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng với sự thụ tinh trong, bởi lẽ trong sự thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng thấp, sự phát triển của mầm phôi trong trứng thụ tinh được thực hiện trong môi trường nước (ngoài cơ thể mẹ) không được an toàn (điều kiện bên ngoài môi trường nước, thức ăn, kẻ thù). Còn ở sự thụ tinh trong, sự phát triển của trứng được an toàn hơn (trong cơ thể mẹ) và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ tinh cao hơn.
-Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
- Sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai) là tiến bộ hơn so với sự phát triển gián tiếp (sự biến thái) là rất rõ ràng vì: 
+ Trong quá trình biến thái, nòng nọc phát triển ở môi trường bên ngoài trứng, nên kém an toàn hơn. Nòng nọc phải tự kiếm thức ăn, do đó sự phát triển phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng trong môi trường. Trong khi đó ở sự phát triển trực tiếp nguồn chất dinh dưỡng nằm ngay trong khối noãn hoàng của trứng. Vì thế ở những động vật có xương sống có sự phát triển trực tiếp bao giờ lượng noãn hoàng trong trứng cũng lớn.
+ Sự đẻ con ở thú (thai sinh). Đó là sự dinh dưỡng của phôi nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài như ở sự đẻ trứng, dù rằng ở chim có sự ấp trứng, song ngay cả sự ấp trứng cũng vẫn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và sự ổn định của các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của phôi của môi trường ngoài không thể bằng được môi trường trong của cơ thể mẹ. 
*Câu hỏi
1. Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và sự phân biệt các hình thức sinh sản.
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
Phân đôi cơ thể
Mọc chồi
Thụ tinh ngoài
Thụ tinh trong
Là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau
Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) để tạo ra hợp tử
Cơ thể lớn đến một kích thước nhất định thì phân đôi cơ thể thành hai cơ thể con giống hệt mẹ
Một tế bào trên cơ thể lớn nhanh hơn bình thường và phát triển thành cơ thể con
Thụ tinh ngoài cơ thể mẹ
Thụ tinh trong cơ thể mẹ
2. Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính, cho ví dụ.
Sự đẻ trứng và thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn sự đẻ trứng có thụ tinh trong vì tỉ lệ thụ tinh thấp, không an toàn.
VD: cá chép đẻ trứng thụ tinh ngoài; thằn lằn đẻ trứng thụ tinh trong
Sự đẻ con tiến bộ hơn đẻ trứng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
VD: thỏ đẻ con; thằn lằn đẻ trứng
Sự phát triển trực tiếp tiến bộ hơn phát triển gián tiếp (biến thái) vì trong quá trình phát triển biến thái cơ thể con có nhiều giai đoạn ở ngoài môi trường nên kém an toàn hơn, lượng thức ăn cũng phụ thuộc vào môi trường ngoài không ổn định và đầy đủ.
VD: ếch phát triển qua biến thái; chim bồ câu phát triển trực tiếp 

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap Sinh hoc ki II lop 7.doc