Đề cương ôn tập Sinh học 8 - Học kỳ 2

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 8 - Học kỳ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8 - HỌC KỲ 2 : 2008 - 2009
Câu 1:
Nêu tính chất của hooc môn?
Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
Câu 2:
 - Trình bày các nguyên tắc và biện pháp tránh thai.
Câu 3:
 - Thế nào là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho mỗi loại 2 ví dụ.
Câu 4:
 - Nêu cấu tạo và chức năng của da. 
Câu 5:
 - Nêu cấu tạo của hệ thần kinh.
 - Trung ương thần kinh của phản xạ có điều kiện là bộ phận nào của hệ thần kinh?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
Câu 1:
Nêu tính chất của hooc môn?
Hooc môn có 3 tính chất:
 + Tính đặc hiệu: Mỗi loại hooc môn chỉ ảnh hưởng đến 1 quá trình sinh lý ...
 + Có hoạt tính sinh học cao: Chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hậu quả rõ rệt.
 + Không mang tính đặc trưng cho loài: Hooc môn loài này cũng có tác dụng với loài khác.
Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
Nội tiết
Ngoại tiết
- Tuyến không có ống dẫn chất tiết
- Chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích
- Ví dụ: tuyến giáp; tuyến yên; trên thận ...
- Tuyến có ống dẫn chất tiết
- Chất tiết không đổ vào máu ( đổ ra ngoài )
Ví dụ: Tuyến nước bọt; tuyến mồ hôi; tuyến ruột ...
Câu 2:
 - Trình bày các nguyên tắc và biện pháp tránh thai.
 + Ngăn trứng chín và rụng: ( dùng thuốc tránh thai)
 + Ngăn trứng gặp tinh trùng: ( Dùng bao cao su, thắt ống dẫn trứng hoặc ống dẫn tinh)
 + Chống sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh (dùng dụng cụ tránh thai)
Câu 3:
 - Thế nào là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho mỗi loại 2 ví dụ.
PX có điều kiện
PX không điều kiện
- Trả lời các kích thích có điều kiện.
- Hình thành trong đời sống cá thể thông qua học tập, rèn luyện, không bẩm sinh, dễ mất nếu không được củng cố
Ví dụ: Thấy đèn đỏ ở ngã tư: dùng lại; Thấy người khác ăn chanh thì tiết nước bọt ...
- Trả lời các kích thích không điều kiện.
- Sinh ra đã có (bẩm sinh), không cần phải học tập, di truyền được , không bị mất
Ví dụ: Tình cờ chạm tay vào vật nóng thì rụt tay lại. Trời rét quá thì run ...
Câu 4:
 - Nêu cấu tạo và chức năng của da. 
 + Cấu tạo chính : Da có 3 phần: Lớp biểu bì ; Lớp bì ; lớp mỡ dưới da ( HS tự nhớ thêm cụ thể)
 + Chức năng: 	- Bảo vệ cơ thể ( Ngăn nước, vi khuẩn vào cơ thể, chống va chạm, 
	- Điều hòa thân nhiệt ( có dây thần kinh, mao mạch máu ... )
Câu 5:
 - Nêu cấu tạo của hệ thần kinh.
 + Trung ương : gồm não và tủy sông
 + Ngoại biên: Dây thần kinh và hạch thần kinh.
 - Trung ương thần kinh của phản xạ có điều kiện là bộ phận nào của hệ thần kinh?
 Là: vỏ chất xám của đại não

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi ky 2 Sinh 8.doc
Đề thi liên quan