Đề cương ôn tập Sinh học khối 8

doc8 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò C­¬ng «n tËp sinh häc 8
Câu 1: Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào? 
- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất : 
+ Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào. 
+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết. (0,5đ)
- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí : 
+ Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào. (0,5đ)
+ Thải CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. (0,5đ)
- Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào, thải chất cặn bã (phân) ra ngoài. (1đ)
Câu 2: Cho biết sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào? (2đ)
*Trao đổi khí ở phổi:
+ Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu.
+ Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.
*Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Câu 3: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ? Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non? (3đ)
+ Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột ). (1đ)
+ Những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là: Gluxit (tinh bột, đường đôi), protein, lipit. (1đ)
Câu 4 .( 3 điểm ) 
Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào ? Trình bày quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ dày ? 
ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa :
-Tiết dịch vị
-Biến đổi lí học của thức ăn
-Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột 
* Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày :
Một phần tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều ở khoang miệng ) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu ,khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị . 
-Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành prôtêin chuỗi ngắn ( 3-10 a.a )
Câu 5 ( 3 điểm ) Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào ?Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ?
 -Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn nhỏ và lớn 
 - Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
 - Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh
Câu 6 ( 2 điểm ) 
Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ? Hô hấp có các giai đoạn chủ yếu nào ? 
-Vai trò của hô hấp với cơ thể : cung cấp o xi cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào cơ thể ,đồng thời thải loại co2 ra khỏi cơ thể 
-Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
+ Sự thở (thông khí ở phổi ) 
+Trao đổi khí ở phổi.
+Trao đổi khí ở tế bào
Câu 7 (3 điểm ) 
Các bạch cầu tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ? Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào ? 
-Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :
+Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện
+Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu lim phô B thực hiện.
+Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào lim phô T thực hiện
-Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em nhữnh loại bệnh:
Sởi ,lao , ho gà, bạch hầu , uốn ván , viêm gan B ....
Câu 8 ( 3 điểm ) 
Dung tích sống là gì ? Dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào ? Nêu các biện pháp luyện tập để có được một hệ hô hấp khỏe mạnh ?
-Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra.
-Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
-Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộcsự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
-Dung tích khí cặn phụ thuộc cào khả năng co tối đa của các cơ thở ra. Các cơ này cần luyện tập từ bé
* Biện pháo luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
-Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng
Câu 9 : Người có nhóm máu A có thể nhận và truyền cho những nhóm máu nào? Vì sao?(2điểm)
Người có nhóm máu A nhận được máu của người có nhóm máu O, A; Có thể truyền cho người có nhóm máu A , AB.(1điểm).
Vì: người có nhóm máu A, hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có α, chỉ có β. (1điểm)
Câu 10: Cơ quan tiêu hóa gồm có những bộ phận nào? Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì ? 
* Các cơ quan tiêu hóa:
Ống tiêu hóa: miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, hậu môn. (0,75điểm)
Tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột. (0,75điểm) 
* Vai trò của tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất bã trong thức ăn. 
Câu 12. ( 1 Điểm ). Nêu những biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?
Những biện pháp chống cong vẹo ở học sinh là :
- Ngồi học đúng tư thế, không nghiêng vẹo
- Mang vác đồ vật đều cả 2 vai, tay
- Không làm việc nặng quá sức chịu đựng của bản thân.
Câu 13. ( 2 điểm ).Trình bày quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày?
Quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày.
* Biến đổi lí học.
- Sự tiết dịch vị giúp hoà loãng thức ăn.
- Sự co bóp của dạ dày giúp thức ăn được đảo trộn và thấm đều dịch vị
* Biến đổi hoá học.
- sự hoạt động của enzim pepsin phân cắt prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn từ 3 – 10 axitamin.
Câu 14. ( 2 điểm). Tóm tắt quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào?
Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.
Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
* Sự trao đổi khí ở phổi.
- Nồng độ oxi ở phế nang cao hơn nồng dộ oxi ở mao mạch máu nên oxi từ phế nang khuyếch tán vào mao mạch máu.
- Nồng độ cacbôncic mao mạch máu cao hơn ở phế nang nên cacbônic khuyếch tán từ máu vào phế nang.
* Trao đổi khí ở tế bào.
- Nồng độ oxi ở mao mạch máu cao hơn ở tế bào nên oxi khuyếch tán từ máu vào tế bào.
- Nồng độ cacbônic ở tế bào cao hơn ở máu nên cacbônic khuyếch tán từ tế bào vào máu.
	Câu 16: Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm? (1,5 điểm)
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:
 + Các chất hữu cơ: gluxit, lipit, prôtêin, vitamin, axit nuclêic
 + Các chất vô cơ: Muối khoáng, nước
 - Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa
 + Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic
 + Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, mối khoáng, nước
 - Các tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột, tuyến vị
Câu 17: Trình bày các cơ quan trong hệ hấp của người và nêu chức năng của chúng? (1,5 điểm)
Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và 2 lá phổi
 - Các cơ quan của đường dẫn khí: Mũi Õ Họng Õ thanh quản Õ khí quản Õ phế quản. Chức năng dẫn khí vào và ra; làm ẩm, làm ấm không khí
 - Hai lá phổi: Chức năng trao đổi khí giũa cơ thể và môi trường ngoài.
Caâu 19. Phaûn xaï laø gì ? Cho VD vaø phaân tích cung phaûn xaï ñoù? (2ñ)
Phaûn xaï laø phaûn öùng cuûa cô theå traû lôøi caùc kích thích cuûa moâi tröôøng thoâng qua heä thaàn kinh.(0,5ñ)
- VD: Chaïm tay vaøo moät vaät noùng, giaät tay ra. (0,5ñ)
- Cô quan thuï caûm: da baùo vaät noùng qua nôron höôùng taâm veà trung öông thaàn kinh qua nôron trung gian. Trung öông thaàn kinh chæ ñaïo nôron li taâm qua nôron trung gian cho cô quan vaän ñoäng ruït tay laïi. (1ñ)
Caâu 20. Ñeå xöông vaø cô phaùt trieån caân ñoái chuùng ta caàn laøm gì ? Ñeå choáng cong veïo coät soáng trong lao ñoäng vaø hoïc taäp phaûi chuù yù nhöõng ñieåm gì ? (3ñ)
Ñeå heä cô phaùt trieån caân ñoái, xöông chaéc khoûe caàn:
+ Coù moät cheá ñoä dinh döôõng hôïp lí. (0,5ñ)
+ Taém naéng. (0,5ñ)
+ Reøn luyeän thaân theå vaø lao ñoäng vöøa söùc. (0,5ñ)
- Ñeå choáng cong veïo coät soáng phaûi chuù yù:
+ Khoâng mang vaùc vaät naëng vöôït quaù söùc chòu ñöïng. (0,5ñ)
+ Mang vaùc ñoà vaät phaân phoái ñeàu caû hai tay. (0,5ñ)
+ Khi ngoài hoïc hoaëc laøm vieäc caàn giöõ tö theá ngay ngaén. (0,5ñ)
Caâu 21 Vieát sô ñoà “Moái quan heä cho vaø nhaän giöõa caùc nhoùm maùu”. Caùc nguyeân taéc caàn tuaân thuû khi truyeàn maùu ? (2ñ)
Sô ñoà moái quan heä cho vaø nhaän giöõa caùc nhoùm maùu (1ñ)
 A A
O O AB	 AB
 B B
- Caùc nguyeân taéc caàn tuaân thuû khi truyeàn maùu: Xeùt nghieäm maùu, löïa choïïn nhoùm maùu cho phuø hôïp ñeå:
+ Traùnh tai bieán. (0,5ñ)
+ Traùnh nhaän maùu cuûa ngöôøi bò nhieãm taùc nhaân gaây beänh. (0,5ñ)
Câu 22 (1,0đ) : Giải thích vì sao xương người già dễ gãy và chậm phục hồi ?
giải thích : ở người già tỷ lệ chất hữu cơ giảm, xương giảm tính chất dẽo dai và bền chắc đồng thời trở nên xốp giòn nên khi bị va chạm xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm phục hồi 
Câu 23 (2,5đ) : Miễn dịch là gì ? phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Miễn dịch là khả năng của cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó mặc dù sống ở môi trường có nhiều vi khuẩn , vi rút gây bệnh (1,0 đ)
- Miễn dịch tự nhiên : tự cơ thể có khả năng không mắc một số bệnh ( miễn dịch bẩm sinh) hoặc một lần mắc bệnh đó (miễn dịch tập nhiễm ) (0,75 đ)
- Miễn dịch nhân tạo : do con người tạo ra cho cơ thể bằng tiêm chủng phòng bệnh hoặc tiêm huyết thanh 
Câu 24(2,0đ) : Trình bày khái niệm hô hấp và nêu vai trò của hô hấp đối với cơ thể .
- Hô hấp : là quá trình cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic (CO2) ra ngoài cơ thể 
- Vai trò : hô hấp cung cấp ôxi cho tế bào để oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào và thải loại khí cacbonic ra ngoài cơ thể 
Câu 25 (1,0đ) : Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: 
“ Nhai kỹ no lâu “
- Nhai kỹ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao (0,5 đ)
- Cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn 
Câu 26 (1,5đ) : Để đề phòng cảm nóng , cảm lạnh trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cần chú ý những điều gì ?
- đề phòng cảm nắng : đội mũ nón khi làm việc dưới nắng ; khi mồ hôi ra nhiều thì không được tắm ngay, không ngồi nơi lọng gió (0,5 đ)
- đề phòng cảm lạnh : giữ ấm cơ thể về mùa lạnh, không ngồi nơi hút gió
- rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể 
Câu 27 (2,5đ) : Huyết áp là gì ? Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch 
- huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch 
- các biện pháp phòng tránh :
+ khắc phục các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn 
 + không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá , hêrôin, rượu 
+ cần tiêm phòng các bệnh có hại cho hệ tim mạch 
 + hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch 
Câu 29 (1,0đ) : Gan đảm nhận vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người ?
- vài trò của gan là : tiết dịch mật , khử độc (0,5 đ) 
- điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định 
C©u 30 
 KÓ tªn vµ nªu chøc n¨ng c¸c hÖ c¬ quan trong c¬ thÓ ng­êi?
- C¸c hÖ c¬ quan : vËn ®éng, tuÇn hoµn, h« hÊp, tiªu ho¸, bµi tiÕt, thÇn kinh, néi tiÕt, sinh s¶n
C¸c hÖ c¬ quan
 Chøc n¨ng
HÖ vËn ®éng
vËn ®éng c¬ thÓ
HÖ tuÇn hoµn
V/c dinh d­ìng, oxy, chÊt cÇn thiÕt ®Õn tÕ bµo vµ c¸c chÊt th¶i, cacbonic tõ tÕ bµo ®Õn c¬ quan bµi tiÕt
HÖ h« hÊp
Trao ®æi khÝ
HÖ tiªu ho¸
TiÕp nhËn vµ biÕn ®æi thøc ¨n thµnh chÊt dinh d­ìng cung cÊp cho c¬ thÓ
HÖ thÇn kinh
TiÕp nhËn, tr¶ lêi kÝch thÝch cña m«i tr­êng. §iÒu khiÓn, ®iÒu hoµ ho¹t ®éng cña c¸c c¬ quan, hÖ c¬ quan trong c¬ thÓ
HÖ bµi tiÕt
Bµi tiÕt n­íc tiÓu
HÖ sinh s¶n
Thùc hiÖn sinh s¶n, duy tr× nßi gièng
HÖ néi tiÕt
§iÒu hoµ sinh lý trong c¬ thÓ
 C©u31 
 Ph©n biÖt hång cÇu , b¹ch cÇu vÒ cÊu t¹o vµ chøc n¨ng?
Ph©n biÖt hång cÇu, b¹ch cÇu
§Æc ®iÓm ph©n biÖt
Hång cÇu
B¹ch cÇu
CÊu t¹o
- Mµu hång
- H×nh ®Üa, lâm hai mÆt
- Kh«ng nh©n
-Trong suèt
- H×nh d¹ng thay ®æi
- Cã nh©n
Chøc n¨ng
KÕt hîp víi «xy vµ cacbonic
- Tham gia b¶o vÖ c¬ thÓ
C©u 32
	M¸u thuéc m« liªn kÕt hay kh«ng ? V× sao ?
- M¸u lµ m« liªn kÕt.
- V× nã cã vai trß cung cÊp dinh d­ìng vµ c¸c chÊt cÇn thiÕt kh¸c cho tÕ bµo c¸c c¬ quan trong c¬ thÓ ®¶m b¶o sù thèng nhÊt c¸c hÖ c¬ quan trong c¬ thÓ.
 C©u 33
	B»ng kiÕn thøc ®· häc h·y gi¶i thÝch:
a.V× sao x­¬ng ®éng vËt ®­îc hÇm (®un s«i l©u) th× bë
b.V× sao m¸u ch¶y trong m¹ch kh«ng ®«ng
c.Bè cã nhãm m¸u A, hai ®øa con mét ®øa cã nhãm m¸u A, mét ®øa cã nhãm m¸u O. §øa con nµo cã huyÕt t­¬ng lµm kÕt dÝnh hång cÇu cña bè ? V× sao ?
a. Khi hÇm x­¬ng ( lîn , bß...) chÊt cèt giao bÞ ph©n huû v× vËy n­íc hÇm x­¬ng th­êng s¸nh vµ ngät, phÇn x­¬ng cßn l¹i lµ chÊt v« c¬ kh«ng cßn ®­îc liªn kÕt bëi cèt giao nªn x­¬ng bë.
b.M¸u ch¶y trong m¹ch kh«ng ®«ng v× :
- Cã mét lo¹i b¹ch cÇu tiÕt dÞch chèng ®«ng m¸u(b¹ch cÇu ­a kiÒm)
- M¹ch m¸u cã líp biÓu b× tr¬n,m¸u l­u th«ng dÔ dµng , tiÓu cÇu kh«ng bÞ vì.
c.- §øa con cã nhãm m¸u O cã huyÕt t­¬ng lµm kÕt dÝnh hång cÇu cña bè. 
 -V× hång cÇu cña bè cã kh¸ng nguyªn A, huyÕt t­¬ng cña con cã kh¸ng thÓ anpha.
Câu 34: Tiêu hóa ở khoang miệng?
-Biến đổi lí học: tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
 Tác dụng: làm mềm, nhuyễn thức ăn, ngấm thức nước bọt, tạo viên thức ăn
-Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt.
 Tác dụng: biến đổi 1 phần tinh bột chin thành đường mantozơ
Câu 35:Cơ thể có khả năng chống mất máu bằng cách nào? Do thành phần nào của máu tham gia?
-Cơ thể chống hút máu bằng cách hình thành khối máu đông bịt kín vết thương. 
-Thành phần của máu tham gia là tiểu cầu vỡ ra sinh ra các enzim biến chất sinh tơ máu thành tơ máu, tơ máu ôm lấy các tế bào máu tạo thành khối máu đông.
Câu 36: Cách sơ cứu cho người bị thương ở trong long bàn tay?
-Dùng ngón tay bịt kín vết thương trong vài phút (cho tới khi thấy máu không còn chảy ra nữa)
-Sát trùng vết thương bằng cồn i-ốt
-Khi vết thương nhỏ, có thể dùng băng dán
-Khi vết thương lớn, cho ít bong vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại.
-Nếu sau khi băng vẫn còn chảy máu cần đưa ngay tới bệnh viện để cấp cứu./.
Câu 37:Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể như thế nào?Giải thích khi bị giẫm gai chân sưng đỏ rồi chuyển sang mủ trắng?
-Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể:
+Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn.
+Tế bào limphô B: tiết kháng thể vô hiệu quả kháng nguyên.
+Tế bào limphô T: phá hủy tế bào bị bệnh.
-Khi giẫm gai, vi khuẩn xâm nhập tại ổ viêm làm chân sưng đỏ. Khi đó mạch máu nở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm, hình thành chân giả, bắt và nuốt vi khuẩn vi khuẩn vào tế bào rồi tiêu hóa, Mủ trắng là xác chết của bạch cầu để lại.
tiên của bạch cầu là bảo vệ cơ thể gồm bạch cầu mônô và trung tính hình thành chân giả, bắt và nuốt vi khuẩn.
Câu 38:Thế nào là thực bào?Kháng nguyên là gì?Kháng thể là gì?
*Thực bào: Khi các vi sinh vật xâm nhập vào 1 mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu
*Kháng nguyên: là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virut hay trong nọc độc ong, rắn.
*Kháng thể:là những phân tử protein do cơ tể tiết ra chống lại các kháng nguyên.
Câu 39: Cấu tạo và tiêu hóa thức ăn ở thực quản và dạ dày?
*Thực quản:
-Cấu tạo: thành thực quản tạo bởi cơ vòng
-Tiêu hóa: không có biến đổi về mặt hóa học hay lí học.
*Dạ dày:
-Cấu tạo:
+Dạ dày hình túi, dung tích 3 lít
+Thành dạ dày 4 lớp: màng bọc, lớp cơ, lớp viêm nạc, lớp dưới viêm nạc.
+Lớp cơ dày, khỏe gồm 3 lớp: cơ dọc, cơ vòng, cơ xiên
+Lớp viêm nạc có nhiều tuyến dịch vị.
-Tiêu hóa:
+Biến đồi lí học: sự tiết dịch vị, sự co bóp dạ dày.
 Tác dụng: hòa loãng thức ăn, đảo trộn thức ăn thấm đều dịch vị.
+Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim pepsin
Câu 40: Tác nhân gây hại cho hệ hô hấp?
Bụi, khí độc (nitơ ôxit, lưu huỳnh ôxit, cacbon ôxit), chất độc (nicôtin, nitrôzamin), sinh vật gây bệnh.
42Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của hồng cầu và huyết tương?
Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu bao gồm: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Vai trò của huyết tương 
Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch
Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
Vai trò của hồng cầu : Vận chuyển oxy và cacbonic
9/ Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
 - Sự thực bào do các bạch cầu trunh tính và đại thực bào thực hiện
 - Sự tiết ra kháng thể vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu Limphô B thực hiện
 - Sự phá hủy các tế bào đã nhiễm bệnh do các tế bào Limpho T thực hiện
11/ Các nhóm máu ở người? Nguyên tắc truyền máu?
 Ở người có các nhóm máu sau: Nhóm máu O, A, B và AB
 Nguyên tắc truyền máu: Khi truyền máu cần chú ý:
	+ Xét nghiệm để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp tránh tái biến (hồng cầu người cho gây kết dính trong huyết tương người nhận gây tắt mạch)
+ Tránh nhận máu đã nhiễm các tác nhân gây bệnh.
Câu 3. Giải thích tại sao thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn thành cơ tâm thất. Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải.
Thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn thành cơ tâm thất vì tâm nhĩ chỉ phải co bóp đẩy máu xuống tâm thất đường đi ngắn. Còn tâm thất dày vì máu phải đi đến các cơ quan. Tành cơ tâm thất trái dày nhất vì tâm thất trái phải co bóp đẩy máu đi đến mọi nơi trên cơ thể.
Câu 5. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi tác nhân có hại?
- Làm ấm không khí là do lớp mao mạch máu dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt là ở mũi và phế quản.
- Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí.
- Tham gia bảo vệ phổi.
+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhầy do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.
+ Nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.
+ Các tế bào limphô ở các hạch Amiđan, tuyến V.A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm.
Câu 6: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Trả lời
- Lớp niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông ruột cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt trong của nó.
- Ruột non rất dài( Tới 2,8- 3m ở người trưởng thành) dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hoá
- Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
Câu 2: Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trả lời
Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường cũng như khi thở ra gắng sức phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tầm vóc.
- Giới tính.
- Tình trạng sức khoẻ, bệnh tật.
- Sự luyện tập
Cau25.Các bước tiến hành băng bó khi chảy máu tĩnh mạch và mao mạch:
Bước 1: Dùng ngón cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút (cho đến khi máu không chảy ra nữa)
Bước 2: Sát trùng vết thương bằng cồn iốt
Bước 3: 
Khi vết thương nhỏ có thể dùng băng dán
Khi vết thương lớn, cho ít bông vào giữa miệng gạt rồi đặt vào miệng vết thương và dùng băng buột chặt lại
Lưu ý : khi băng xong nếu vết thương còn chảy máu phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Các bước tiến hành băng bó khi chảy máu động mạch
Bước 1: Dùng ngón tay cái dò tìm động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạch để làm máu ngừng chảy vài phút.
Bước 2: Buộc garô: Dùng dây cao su hay vải mềm buột chặt ở vị trí gần sát vết thương nhưng cao hơn vết thương về phía tim, với áp lực buột đủ làm cầm máu
Bước 3: Sát trùng vết thương đặt bông và gạt lên miệng vết thương rồi băng lại.
Bước 4: Đưa bệnh nhận đến bệnh viện cấp cứu. 
Câu 2: Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau?
Giống nhau:
Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào
Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp
Khác nhau:
Ở thở, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên ko dãn nở về phía 2 bên
Ờ người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap sinh 8 moi nhat.doc