Đề cương ôn tập Sinh Học khối 9

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh Học khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên: Nguyễn Thị Thu Hiền
Lớp: 9/1
	ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC
	 2011-2012
I. Ưu thế lai:
1. Ưu thế lai là gì?
Là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng.
2. Giải thích cơ sở tế bào học của ưu thế lai?
Về phương diện di truyền, người ta cho rằng, các tính trạng số lượng (các chỉ tiêu về hình thái và năng suất) do nhiều gen trội quy định. Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1.
 * P: Aabb X aaBB
 F1: AaBb	
 * P: AAbbCC X aaBBcc
 F1: AaBbCc
3. Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở cơ thể lai F1 và giảm dần qua các thế hệ?
 Vì ở F1, cặp gen dị hợp là cao nhất, qua các thế hệ, tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng lên. 
4. Biện pháp duy trì ưu thế lai:
Dùng phương pháp nhân giống vô tính ( bằng giâm, chiết, ghép, vi nhân giống).
5. Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống?
 Vì tỉ lệ dị hợp ở cơ thể lai F1 giảm dần ở các thế hệ sau. Nếu nhân giống thì sang thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện tính trạng.
II. Thoái hoá do sự thụ phấn và giao phối gần:
1. Tại sao có sự thoái hoá do sự thụ phấn và giao phối gần?
Qua các thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại, biểu hiện thành tính trạng có hại, gây hiện tượng thoái hoá. 
(Các gen lặn ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp " các gen lặn có hại gặp nhau biểu hiện thành tính trạng có hại, gây hiện tượng thoái hoá. )
2. Mục đích của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần:
- Phát hiện ra các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
- Củng cố đặc tính mong muốn.
- Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp.
- Chuẩn bị lai các dòng để tạo ưu thế lai.
III. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật:
1. Mối quan hệ cùng loài:
- Hỗ trợ: Các sinh vật cùng loài tụ tập bên nhau thành nhóm để hỗ trợ nhau chống đỡ với những điều kiện bất lợi của môi trường.
 Vd: Quần thể rừng thông có tác dụng chống đổ ngã khi có gió bão.
 Quần thể bò rừng sống thành bầy đàn có khả năng chống lại kẻ thù tốt hơn, hỗ trợ nhau tìm được nguồn thức ăn.
- Cạnh tranh: các sinh vật cùng loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, bạn tình, ánh sáng khi gặp điều kiện bất lợi.
 Vd: Đồng lúa tranh nhau hút nước và muối khoáng từ đất.
 Đàn lợn tranh nhau thức ăn
- Liền rễ: các loài thực vật nối rễ với nhau để trao đổi nước, chất dinh dưỡng.
 Vd: Cây thông bị chặt phần thân hút nước và muối khoáng từ cây bị không bị chặt.
2. Mối quan hệ khác loài:
- Hỗ trợ:
 + Cộng sinh: sự hợp tác cùng phát triển của 2 loài sinh vật.
 Vd: Cộng sinh giữa hải quỳ và tôm ở nhờ
 Cộng sinh giữa tảo và nấm.
 + Hội sinh: sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó có 1 loài có lợi còn loài kia không lợi mà cũng không hại.
 Vd: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
 Địa y sống bám trên cành cây.
 + Hợp tác: giống cộng sinh nhưng 2 loài sinh vật trong mối quan hệ này không có quan hệ mật thiết với nhau, không nhất thiết phải sống chung mãi mãi.
 Vd: quan hệ giữa chim sáo và trâu. 
 Nhạn biển và cò cùng làm tổ cùng nhau.
Đối địch:
 + Cạnh tranh: các sinh vật khác loài tranh giành nhau về thức ăn, nước uống, môi trường sống, con cái
 Vd: Dê, bò tranh nhau ăn cỏ trên một cánh đồng
 Cỏ và lúa tranh nhau hút nước và muối khoáng từ đất.
+ Kí sinh, nửa kí sinh: sinh vật này sống trên cơ thể của sinh vật khác nhờ hút máu, chất dinh dưỡng.
 Vd: Giun kí sinh trong ruột người
 Ve trên động vật
+ Sinh vật ăn sinh vật khác: gồm các mối quan hệ: động vật ăn thực vật, động vật ăn con mỗi, thực vật bắt sâu bọ.
 Vd: Mèo ăn chuột
 Cây nắp ấm bắt côn trùng
+ Ức chế cảm nhiễm: sinh vật này ức chế sự phát triển của sinh vật khác
 Vd: Tảo giáp ức chế, gây tự vong cho nhiều loài tôm, cá bằng cách gây ra hiện tượng “nước đỏ”
IV. Quần thề sinh vật:
1. Quần thể sinh vật là gì?
Là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất đinh, có khả năng sinh sản tạo thành cá thể mới.
2. Đặc trưng của quần thể sinh vật:
- Tỷ lệ giới tính:
 + Là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái.
 + Tỷ lệ giới tính bảo đảm hiệu quả sinh sản.
- Thành phần nhóm tuổi:
 + Nhóm tuổi trước sinh sản: các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
 + Nhóm tuổi sinh sản: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.
 + Nhóm tuổi sau sinh sản: Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
Mật độ quần thể:
+ Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
+ Mật độ quần thể phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể, yếu tố thời tiết ( hạn hán, lụt lội).
V. Quần xã sinh vật:
1. Định nghĩa quần xã:
Là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong 1 không gian nhất định. 
2. Tính chất của quần xã sinh vật:
- Các quần thể trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
- Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
- Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.
3. Thế nào là cân bằng sinh học? Ý nghĩa của cân bằng sinh học.
- Là trạng thái mà số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học phù hợp với khả năng của môi trường.
- Ý nghĩa: Tạo sự cân bằng số lượng cá thể trong mỗi quần thể trong quần xã, hạn chế sự tăng nhanh của một số loài và giúp tăng số lượng của một số loài.
* Dẫn chứng: Khi gặp khí hậu thuận lợi, cây cối phát triển tươi tốt >> Số lượng sâu ăn lá tăng >> Số lượng chim sâu tăng >> Số lượng sâu giảm và số lượng chim lớn ăn chim sâu tăng.
VI. Hệ sinh thái:
1. Cho ví dụ về một hệ sinh thái. Phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó:
- Ví dụ: hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
- Thành phần cơ bản:
 + Thành phần vô sinh như: đất, nước, không khí, thảm mục
 + Sinh vật sản xuất là thực vật (cây gỗ các loại, cây bụi, dây leo, cây cỏ)
 + Sinh vật tiêu thụ là động vật ăn thực vật (hươu, nai, thỏ, sóc, khỉ,) và động vật ăn thịt (hổ, báo, sư tử, rắn, cáo,)
 + Sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm)
2. Thế nào là một lưới thức ăn? Cho một ví dụ.
- Lưới thức ăn bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. Lưới thức ăn gồm có: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
- Ví dụ:
 Dê Hổ
Cỏ Châu chấu gà Cáo Vi khuẩn, nấm
 Bọ rùa Ếch nhái Rắn Diều hâu
VII. Tác động của con người đối với môi trường:
1.Nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường?
* Do những hoạt động của con người:
- Hái lượm.
- Săn bắn động vật hoang dã.
- Đốt rừng lấy đất trồng trọt.
- Chăn thả gia xúc.
- Khai thác khoáng sản.
- Phát triểnn nhiều khu dân cư.
- Chiến tranh.
* Hậu quả:
- Xói mòn đất, lượng nước ngầm giảm .
- Gây lũ lụt, hạn hán.
- Mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của sinh vật, mất cân bằng sinh thái.
- Gây ô nhiễm môi trường.
2. Con người đã làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên
- Bảo vệ các loài sinh vật, nhất là các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Phục hồi và trồng rừng mới.
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
- Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
- Giáo dục ý thức tự giác của mọi người dân để cùng nhau bảo vệ môi trường.
VIII. Ô nhiễm môi trường:
1. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm do các chất khí thải (khí CO, SO2, CO2, NO2và bụi), từ hoạt động công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hoá chất) và sinh hoạt (nấu nướng, phương tiện giao thông có động cơ)
- Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh) và chất độc hoá học. Các chất độc này theo nước mưa ngấm xuống đất, chảy vào ao hồ, sông suối và một phần bốc hơi phát tán trong không khí.
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ: chủ yếu từ chất thải của việc khai thác, sử dụng chất phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân, nguyên tử Các chất phóng xạ này gây nhiều bệnh tật nguy hiểm cho con người và sinh vật.
- Ô nhiễm do các chất thải rắn (túi nilon, rác thải, cao su, đồ nhựa, bông băng bẩn, kim tiêm, thực phẩm hư hỏng, lá cây, đất, đá,)
- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: chủ yếu do các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, xác chết của động vật không được thu gom và xử lí hợp vệ sinh tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật gây hại phát triển (giun sán kí sinh, lị, tả, cúm,)
2. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
- Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy (khí).
- Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, năng lượng mặt trời) (khí).
- Tạo bể lắng và lọc nước thải (lỏng)
- Xây dựng nhà máy xử lí rác, chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học, xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng (khí, rắn, lỏng).
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm ra các biện pháp phòng tránh (rắn, lỏng, khí, phóng xạ, tác nhân sinh học).
- Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây (rắn, lỏng, khí, tiếng ồn).
- Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống (rắn, lỏng, khí, phóng xạ).
- Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao (rắn, lỏng, khí, phóng xạ).
- Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học, sản xuất lượng thực và thực phẩm an toàn (khí, lỏng).
- Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ở xa khu dân cư (rắn, lỏng, khí, tiếng ồn, phóng xạ)
- Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông (tiếng ồn).
- Chống chiến tranh (rắn, lỏng, khí, tiếng ồn, phóng xạ).
XI. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên:
Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
 Vì tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, nếu không biết cách sử dụng hợp lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt nhanh chóng.
2. Thế nào là nguồn năng lượng sạch?
Là năng lượng vĩnh cửu như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nhiệt từ trong lòng Trái Đất, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.
3. Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng:
- Diện tích rừng bị thu hẹp.
- Xói mòn đất, lượng nước ngầm giảm .
- Khả năng điều hoà khí hậu không tốt, khí hậu thay đổi, gây hạn hán, lũ lụt.
- Mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của sinh vật, mất cân bằng sinh thái.
- Gây ô nhiễm môi trường.
X. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã:
1. Biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã:
* Bảo vệ tài nguyên sinh vật:
- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn
- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật hoang dã.
- Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
- Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
* Cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá:
- Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng rừng gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất.
- Tăng cường công tác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lí.
- Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
- Thay đổi các loại cây trồng hợp lí.
- Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.
2. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã:
- Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh công cộng, vệ sinh công viên, trường học, đường phố...
- Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây.
- Tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.

File đính kèm:

  • docde cuong sinh hoc 9.doc
Đề thi liên quan