Đề cương ôn tập sinh học lớp 10 nâng cao năm học 2006-2007
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập sinh học lớp 10 nâng cao năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Thạch Thành 3 đề cương ôn tập sinh học lớp 10NÂNG CAO năm học 2006-2007 Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1.Sự sinh trưởng của tế bào diễn ra chủ yếu ở pha hay kì nào A.Kì đầu B. Pha S C.Kì giữa D.Pha G2 E . Pha G1 Câu 2. Sự nhân đôi của AND va nhiễm sắc thể diện ra ở: A. Pha G1 B. Pha G2 C. Ki đầu D. Pha S Câu3. Phân bào có tơ là hình thức phân bào ở : A. Tế bào thực vật B. Tế bào nhân thực C. Tế bào vi khuẩn Câu4. Pha sáng quang hợp diễn ra tại: A. Chất nền của ti thể B. Chất nền của lục lạp C. Các hạt(Grana) D. Tế bào chất Câu5. õi được tạo ra Câu 1. Đặc điểm chung của tất cả các loài sinh vật: A. Chúng đều có một tổ tiên B. Chúng đều được cấu tạo từ tế bào C. Chúng sống trong một môi trường giống nhau D. Cả B, C đúng Câu 2. Các cấp tổ chức sống của thế giới sống: A. Nguyên tử phân tử bào quan tế bào mô cơ quan hệ cơ quan cơ thể quần thể quần xã hệ sinh thái B. Phân tử nguyên tử bào quan tế bào mô cơ quan hệ cơ quan cơ thể quần thể quần xã hệ sinh thái C. Nguyên tử phân tử bào quan tế bào cơ quan mô hệ cơ quan cơ thể quần thể quần xã hệ sinh thái D. Nguyên tử phân tử tế bào bào quan mô cơ quan hệ cơ quan cơ thể quần thể quần xã hệ sinh thái Câu 3. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống: A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc B. hệ thống mở, tự điều chỉnh C. Thế giới sống liên tục tiến hoá D. Cả A, B và C đúng Câu 4. Những giới sinh vật nào thuộc các sinh vật nhân thực: A. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật B. Giới khởi sinh, giới nấm, giới nguyên sinh, giới động vật C. Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật D. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật Câu 5. Giới sinh vật nào gồm các nhóm sinh vật: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh A. Giới khởi sinh B. Giới nguyên sinh C. Giới nấm D. Giới động vật Câu 6. Giới sinh vật nào có các đặc điểm: là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, phần lớn thành tế bào chứa kitin, sống dị dưỡng A. Giới khởi sinh B. Giới nguyên sinh C. Giới nấm D. Giới thực vật Câu 7. Điểm khác nhau giữa động vật và thực vật là: A. Giới thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng ,có khả năng quang hợp, sống cố định, phản ứng chậm B. Giới động vật gồm những sinh vật dị dưỡng ,có khả nănđịi chuyển, phản ứng nhanh C. Giới thực vật gồm 4 ngành chính, còn giới động vật chia làm 7 ngành chính D. Cả A, B, C đều đúng Câu 8. Tại sao các nguyên tố C, H, O, N được coi là các nguyên tố sinh học cơ bản: A. Cấu tạo và chiếm tỉ lệ thích hợp trong cơ thể sống B. Có tính chất lí, hoá phù hợp với cơ thể sống C. Có thể kết hợp với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên nhiều loại phân tử hữu cơ D. Cả A, B, C đều đúng Câu 9. Đặc điểm của các nguyên tố vi lượng là: A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tế bào B. Tham gia vào thành phần các enzim C. Có vai trò khác nhau với từng loại sinh vật D. Cả A, B, C đều đúng Câu 10. Vai trò của nước đối với sự sống là: A. Điều hoà thân nhiệt sinh vật và môi trường B. Dung môi hoà tan C. Tạo lực hút mao dẫn, giúp vận chuyển nước trong thực vật D. Cả A và C đúng Câu 11. Tại sao nhiệt độ không khí lại tăng lên một chút khi trời bắt đầu đổ mưa: A. Các liên kết hiđrô được hình thành đã giải phóng nhiệt vào không khí B. Các liên kết hiđrô bị phá vỡ nên giải phóng nhiệt vào không khí C. Sự thay đổi về mật độ các phân tử nước khi chúng ngưng kết D. Nước liên kết với các phân tử khác có trong không khí làm giải phóng nhiệt Câu 12. Tại sao khi hạ nhiệt độ xuống 00C tế bào sẽ bị chết: A. Các enzim mất hoạt tính , mọi phản ứng sinh hoá trong tế bào không được thực hiện B. Nước trong tế bào đóng băng, phá huỷ cấu trúc tế bào C. Liên kết hiđrô giữa các phân tử nước bền vững, ngăn cản sự kết hợp với các phân tử các chất khác D. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với tế bào không thực hiện được Câu 13. Tại sao khi muốn nước bay hơi người ta phải cung cấp năng lượng: A. Phá vỡ liên kết đồng hoá trị của các phân tử nước B. Phá vỡ liên hiđrô giữa các phân tử nước C. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước D. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước Câu 14. Lactôzơ có ở đâu: A. Mía và nho B. Sữa động vật C. Mạch nha D. Cả A, B và C đều đúng Câu 15. Tập hợp nào gồm toàn đường đôi: A. Saccalôzơ, Mantôzơ, Lactôzơ B. Glucôzơ, Mantôzơ, Lactôzơ C. Saccalôzơ, Mantôzơ, Lactôzơ, Fructôzơ D. Saccalôzơ, Glucôzơ, Lactôzơ, Fructôzơ Câu 16. Sản phẩm thu được khi thủy phân Saccalôzơ: A. Glucôzơ vàFructôzơ B. Glucôzơ và galactôzơ C. Fructôzơ và galactôzơ D. Galactôzơ và hectôzơ Câu 17. Chức năng chủ yếu của cacbonhyđrat là: A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào B. Tham gia cấu tạo màng tế bào C. Kết hợp với Prôtêin vận chuyển các chất qua màng tế bào D. Cả A, B đúng Câu 18. Thuật ngữ nào bao hàm các thuật ngữ còn lại: A. Lipít B. Triglixerit C. Sterôit D. Phôtpho lipít Câu19. Chức năng của lipít: A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào B. Tham gia xây dựng cấu trúc tế bào C. Tham gia vào thành phần hoocmônvà vitamin D. Cả A, B và C đúng Câu20. Loại lipít nào cấu tạo nên thành tế bào thực vật: A. Dầu mỡ B. Kitin C. Tinh bột D. Xenlulôzơ Câu21. Chức năng chính của Phôtpho lipít: A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào B. Tham gia cấu tạo màng tế bào C. Tham gia vào thành phần hoocmon sinh dục D. Cả A, B đúng Câu22. Điểm khác nhau giữa lipít và cacbonhyđrat là: A. Lipít không tan trong nước, còn cacbonhyđrat tan trong nước B. Lipít cung cấp nhiều năng lượng hơn cacbonhyđrat khi thủy phân C. Phân tử lipít có ít ôxi hơn phân tử cacbonhyđrat D. Cả A, B và C đúng Câu23. Chuỗi đơn cấu tạo nên prôtêin A. Nuclêôxôm B. Polypeptit C. Polynuclêôtít D. Cả A, B đúng Câu24. Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi yếu tố nào: A. Nhóm R của các axit amin B. Nhóm amin của các axit amin C. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin D. Liên kết péptít Câu25. Hêmôglôbin là loại prôtêin có đặc điểm: A. Vận chuyển O2 và CO2 B. Có dạng hạt và tạo nên hồng cầu C. Có cấu trúc bậc 4 D. Cả A, B và C đúng Câu26. Tế bào động vật tiết ra inteferon chống lại sự nhiễm vi rút minh họa cho chức năng: A. Chức năng bảo vệ B. Chức năng điều hòa C. Chức năng xúc tác D. Chức năng cấu trúc Câu27. Hoocmôn insullin do tuyến tụy tiết ra có thể tăng giảm lượng glucôzơ trong máu minh họa cho chức năng: A. Bảo vệ B. Điều hòa C. Xúc tác D. Vận chuyển Câu28. Đơn phân của prôtêin là: A. Nuclêôtít B. axit amin C. Glucôzơ D. Hêmôglôbin Câu29. Axit nuclêic là: A. Hợp chất hữu cơ có tính axit được chiết suất từ nhân tế bào C. Hợp chất đại phân tử B. Một chất mang thông tin di truyền D. Cả A, B và C đúng Câu30. Sự giống nhau về cấu tạo của các nuclêôtit trong phân tử AND là: A. H3PO4 B. C5H10O5 C. Bazơ Nitơ D. Cả A, B và C đúng Câu31. Các liên kết hoá học trong phân tử AND là: A. Liên kết hyđrô B. Liên kết hoá trị C. Liên kết péptít D. Cả A, B đúng Câu32. Tính đa dạng của phân tử AND do: A.Số lượng Nucleotit, thành phần các Nuclêotit B. Trình tự sắp xếp các Nuclêotit C.Cấu trúc không gian của ADN D. Cả A,B,C đúng Câu33. Các phân tử AND khác nhau là khác nhau bởi: A.Số lượng Nucleotit, thành phần các Nuclêotit B. Trình tự sắp xếp các Nuclêotit C.Cấu trúc không gian của ADN D. Cả A,B,C đúng Câu34. Đơn phân của ARN A. Ribônuclêôtít B. Nucliôxôm C. Axit amin D. Cả A, B đúng Câu35. Chức năng của tARN: A. Tham gia cấu tạo nên ribôxôm B. Vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin C. Truyền thông tin di truyền từ AND tới ribôxôm D. Chứa thông tin di truyền Câu36. Điểm giống nhau giữa AND, prôtêin, cacbonhyđrat, lipit là: A. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B. Tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào C. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị D. Cả A, B và C đúng Câu37. Chức năng nào dưới đây của AND là không đúng: A. Mang thông tin di truyền qui định sự hình thành các tính trạng của cơ thể B. Mang các gen tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin C. Mang thông tin di truyền vào các ribôxom để tổng hợp prôtêin D. Nhân đôi để duy trì thông tin di truyền ổn định qua các tế bào và cơ thể Câu38. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ: A. Lớp kép photpholipit và prôtêin B. Peptitđôglican C. Xenlulôzơ D. Kitin Câu39. Vật chất di truyền của tế bào vi khuẩn A. AND dạng thẳng kết hợp với Histon B. AND trần, dạng vòng C. ARN D. Plasmit Câu40. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn: A. Bảo vệ tế bào B. Giữ ổn định hình dạng tế bào vi khuẩn C. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường D. Cả A và C đúng Câu41. Dấu hiệu phân biệt tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực: A. Có hay không có Ribôxôm B. Có hay không có thành tế bào C. Có hay không có các bào quan bao bọc bởi lớp màng D. Có hay không có lông và roi Câu42. ưu thế của tế bào có kích thước nhỏ: A. Tế bào có tỉ lệ s/v lớn giúp trao đổi chất với môi trường thuận lợi B. Tế bào nhỏ giúp vận chuyển nhanh chóng các chất trong tế bào C. Tế bào nhỏ có khả năng phân chia nhanh chóng D. Cả A, B và C đúng Câu43. Nhận định nào là không đúng với Ribôxôm: A. Được bao bọc bởi màng đơn B. Thành phần hoá học gồm ARN và prôtêin C. Là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào D. Định ở mạng lưới nội chất hạt Câu44. Ribôxom có nhiều trong tế bào chuyên tổng hợp chất nào? A. Prôtêin B. Cacbonhyđrat C. Lipit D. Cả A và B đúng Câu45. Chức năng của nhân tế bào: A. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào B. Mang thông tin di truyền C. Tổng hợp prôtêin D. Cả A và B đúng Câu46. Một bào quan cấu tạo là một hệ thống ống, xoang dẹt thông với nhau là bào quan: A. Lưới nội chất hạt B. Lưới nội chất trơn C. Bộ máy gôngi D. Nhân tế bào Câu47. Chức năng của lưới nội chất: A. Tổng hợp prôtêin B. Vận chuyển nội bào C. Điều hoà hoạt động tế bào D. Cả A và B đúng Câu48. Loại tế bào nào có mạng lưới nội chất phát triển: A. Tế bào gan B. Tế bào bạch cầu C. Tế bào thần kinh D. Tế bào biểu bì Câu49. Mạng lưới nội chất trơn phát triển trong loại tế bào: A. Tế bào gan B. Tế bào bạch cầu C. Tế bào cơ D. Tế bào biểu bì Câu50. Prôtêin được chuyển ra ngoài theo trình tự: A. Màng nhânLưới nội chất trơn Lưới nội chất hạtbộ máy gôngi B. Màng nhânLưới nội chất hạt Lưới nội chất trơnbộ máy gôngiMàng sinh chất C. Màng nhânLưới nội chất trơn bộ máy gôngimàng sinh chất D. Lưới nội chất trơn Lưới nội chất hạtLizômôm Màng sinh chất Câu51. Bộ máy gôngi được cấu tạo từ các bộ phận: A. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và thông với nhau B. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau C. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và không thông với nhau D. Một hệ thống túi dẹt tách biệt nhau và xếp song song với nhau Câu52. Chức nang của bộ máy gôngi: A. Tổng hợp glicoprôtêin, polysaccarit, hoocmôn B. Tạo lizôxôm C. Bài tiết sản phẩm độc hại D. Cả A, B và C đúng Câu53. Chức năng của lục lạp: A. Chuyển hoá năng lượng mặt trời thành hoá năng trong chất hữu cơ B. Sản xuất cacbonhyđrat từ các nguyên liệu O2 và CO2 C. Điều hoà tổng hợp prôtêin riêng của lục lạp D. Cả A, C đúng Câu54. Đặc điểm ti thể trong tế bào: A. Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP B. Được bao bọc bởi màng kép C. Trong cấu trúc có AND và Ribôxôm D. Cả A, B và C đúng Câu55. Đặc điểm giống nhau giữa lục lạp và ti thể là: A. Tham gia chuyển hoá năng lượng trong tế bào B. Có màng kép bao bọc C. Trong cấu trúc có AND và Ribôxôm D. Cả A, B và C đúng Câu56. loại tế bào nào dưới đây nhiều ti thể A. Tế bào gan B. Tế bào tim C. Tế bào cơ D. Cả A, C đúng Câu57. Chức năng chủ yếu của lục lạp A. hô hấp B. quang hợp C. phân giải D. Cả A, B và C đúng Câu58. Đặc điểm của lizôxôm trong tế bào là: A. Có màng đơn bao bọc, có nhiều enzim thuỷ phân B. Có ở tế bào nhân thực C. Tham gia tiêu hoá nội bào D. Cả A, B và C đúng Câu59. Chức năng chính của lizôxôm trong tế bào: A. Phân huỷ chất độc B. Tiêu hoá nội bào C. Bảo vệ tế bào D. Cả A, B đúng Câu60. Loại tế bào nào chứa nhiều lizôxôm A. Tế bào cơ B. Tế bào bạch cầu C. Tế bào hồng cầu D. Tế bào thần kinh Câu61. Trong quá trình biến thái của ếch, đuôi nòng nọc rụng ra nhờ yếu tố nào? A. Enzim thuỷ phân của bộ máy gôngi B. Enzim thuỷ phân của lizôxôm C. Enzim thuỷ phân của perôxixôm D. Enzim thuỷ phân của gliôxiôm Câu62. Vận chuyển nội bào tổng hợp prôtêin và lipit là chức năng của bào quan: A. Lục lạp B. Bộ máy gôngi C. Ti thể D. Mạng lưới nội chất Câu63. Đóng gói, chế biến, phân phối các sản phẩm prôtêin, lipit là chức năng của bào quan: A. Lizôxôm B. Ti thể C. Bộ máy gôngi D. Mạng lưới nội chất Câu64. sắc tố và chất thải độc hại được chứa ở: A. Lizôxôm B. Lục lạp C. Ti thể D. Bộ máy gôngi Câu65. Các bào quan trong tế bào giữ ở vị trí nhất định là nhờ: A. Màng sinh chất B. Thành tế bào C. Lưới nội chất D. Khung xương tế bào Câu66. Cấu trúc nào liên quan đến sự vận động của tế bào: A. Vi ống, vi sợi, lông và roi, trung thể B. Vi ống, vi sợi, lông và roi, khung tế bào C. Vi ống, lông và roi, trung thể, khung tế bào D. Vi sợi, lông và roi, trung thể, khung tế bào Câu67. Cấu tạo màng sinh chất cơ bản gồm: A. Lớp phân tử kép photpholipit được xen kẽ bởi các phần tử prôtêin và lượng nhỏ polysaccarit B. Hai lớp phân tử prôtêin và một lớp phân tử lipit ở giữa C. Các phântử lipit xen kẽ đều đặn với các phân tử prôtêin D. Hai lớp phân tử photpholipit trên có các lỗ nhỏ được tạo bởi các phân tử prôtêin xuyên màng Câu68. Trong cấu truc màng sinh chất loại prôtêin chiếm số lượng nhiều nhất có chức năng: A. Làm nhiệm vụ vận chuyển B. là kháng thể C. Tạo nên enzim D. Là hoocmôn Câu69. Chức năng của màng sinh chất A. Ghép nối các tế bào thành mô nhờ prôtêin màng B. Thu nhận truyền thông tin giữa các tế bào C. Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường và bảo vệ tế bào D. Cả A, B và C đúng Câu70. Tại sao màng sinh chất còn gọi là “màng khảm động” A.Màng được cấu tạo chủ yếu từ hai lớp phôtpholipit trên đó có thêm prôtêin và chất khác B.Các phân tử phôtpholipit không đứng yên tại chỗ mà di chuyển trong màng.. C.Các phân tử phôtpholipit đứng yên ,còn prôtêin và các phân tử khác di chuyển trong màng. D.Cả A,B đúng. Câu71. Thành tế bào thực vật có cấu tạo từ chất A. Xenlulôzơ B.Colesterôn C. Kitin D. Hêmi xenlulôzơ Câu72. Sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường diễn ra theo phương thức nào A. Vận chuyển thụ động B. Vận chuyển chủ động C. Nhập, xuất bào D. Cả A, B và C đúng Câu73. Vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào là: A.Quá trình vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao B. Quá trình vận chuyển các chất tiêu tốn năng lượng C. Quá trình vận chuyển các chất mang tính chọn lọc D. Cả A, B và C đúng Câu74. Khi vận chuyển chủ động qua màng tế bào, mỗi loại prôtêin vận chuyển như thế nào: A. Vận chuyển một lúc hai chất cùng chiều B. Vận chuyển một chất riêng C. Vận chuyển một lúc hai chất cùng chiều D. Cả A, B và C đúng Câu75. Thế nào vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào? A. Quá trình vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp B. Quá trình vận chuyển các chất có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ màng C. Quá trình vận chuyển các chất mà không tiêu tốn năng lượng D. Cả A, B và C đúng Câu76. Các con đường khuếch tán qua màng sinh chất A. Khuếc tán qua lỗ màng không mang tính chọn lọc B. Khuếch tán qua kênh prôtêin mang tính chọn lọc C. Khuếc tán qua lỗ màng mang tính chọn lọc D. Cả A, B đúng Câu77. Cho tế bào hồng cầu vào nước cất hiện tượng gì xảy ra A. Tế bào hồng cầu không thay đổi B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, sau nhỏ lại Câu78. Sự ẩm bào là: A. Là hiện tượng màng tế bào hấp thụ các chất lỏng B. Là hiện tượng các thể lỏng không lọt quacác lỗ màng, khi tiếp xúc với màng thì được màng tạo nên bóng bao bọc lại và tiêu hoá tronglizôxôm C. Là hiện tượng các thể lỏng bị tế bào hút vào ngược chiều građien nồng độ D. Cả A, B và C đúng Câu79. Thực bào là: A. Là hiện tượng các phân tử lớn không lọt qua lỗ màng,khi tiếp xúc với màng đươc màng tạo nên bóng bao bọc và tiêu hóa trong lizoxôm. B. Là hiện tượng các phân tử lớn bị tế bào hút vào ngược chiều građien nông độ. C.Là hiền tượngcác chât rắn đươc màng phân hủy thành chât đơn giản vào tế bào. D.Cả A,B đúng. Câu80.Năng lượng là: A.Đại lượng đặc trưng cho khả năng sing công. B.Là sản phẩm của các chât đốt. C.Là sự tích lũy ánh sáng mặt trơi dưới dạng hóa năng. D.Cả A,B,C đúng. . Câu81.Các trạng thái tồn tại của năng lượng: A.Thế năng. B.Động năng C. Hóa năng và quang năng. D. Cả A,B đúng. Câu82. Chuyển hóa năng lượng là : A. Là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho hoạt động sống . B. Sự biến đổi từ thế năng sang động năng và ngược lại . C. Là sự biến đổi năng lượng trong quá trình tuần hoàn vật chất . D. Cả A, B , C đúng Câu83. ATP là : A. Hợp chất hóa học cấu tạo từ ađênin , đường ribôzơ , ba nhóm phốt phát. B. Là hợp chất cao năng (vì liên kết giữa hai nhóm phốt phát cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng) C. Là hợp chất tham gia vào tất cả các phản ứng hóa học trong tế bào. D. Cả A, B đúng. Câu84. Thế nào là trao đổi chất : A. Là cơ thể lấy các chất từ môi trường tạo nên sinh chất và thải những chất cặn bã . B. Là cơ thể lâý các chất và năng lượng từ môi trường cung cấp cho hoạt động sống . C. Là tế bào tổng hợp chất mới phân giải chất cũ giải phóng năng lượng . D. Cả A ,B, C đúng. . Câu85. Quá trình cơ bản trong trao đổi chất : A. Xây dựng và phân giải chất hữu cơ trong tế bào. B. Đồng hóa và dị hóa. C. Tích lũy và giải phóng năng lượng cho tế bào. D. Cả A,B ,C đúng. Câu86. Năng lượng được sử dụng vào: A.Tổng hợp chất cần thiết trong tế bào. B.Vận chuyển các chất qua màng. C.Sinh công cơ học D.Cả A,B,C đúng. Câu87. Các dạng tồn tại của Enzim: A. Hòa tan trong TBC B.Liên kết thành chuổi trong tế bào. C. Liên kết chặt chẽ với các bào quan xác định trong tế bào. D. Cả A,B đúng. Câu88. Sản phẩm của một phân tử aêtyl-CoA bị ôxi hóa hòa tòan trong Crep: A. Hai phân tử CO2 . B. Một phân tử ATP. C. Một phân tử FADH2 và ba phân tử NADH. D. Cả A,B,C đúng. Câu89. ở thú hô hấp ngoài diễn ra ở đâu: A. ở phổi B. Diễn ra ở tế bào. C. Diễn ra ở mang và da. D. Cả A,B,C đúng. Câu90. Các cấp phân loại được sắp xếp từ thấp đến cao là: A. Chi-loài -họ -bộ-lớp-ngành-giới. B. loài-chi-họ-bộ-lớp-ngành-giới. C. loài-chi-bộ-họ-lớp-ngành-giới. D. Loài-chi-họ-bộ-nghành-lớp-giới Câu91 . Năng lượng trong ATP truỳên cho chất khác bằng cách: A.Truyền trực tiếp cho chât khác. B. Chuyền nhóm photphát cuối cùng. C. Cả A,B đúng. D. Cả A,B sai. Câu92.Vai trò của các nguyên tố chủ yếu trong tế bào là gì? A.Tham gia vào các hoạt động sống B. Cấu tạo nên các chất hữu cơ của tế bào C.Truyền đạt thông tin đoạn thẳng D. Cả a,b,c đều đúng Câu93.Vai trò của nước đối với sự sống là gì: A. Dung môi hòa tan B. Điều hòa thân nhiệt C. Tạo lực hút mao dẫn D. Cả a, b, c đều đúng Câu94. ATP cấu tạo từ: A. Đường ribôzơ, H3PO4, bazơ nitơ. B. Đường ribôzơ, ađênin, 3 nhóm phôtphat. C. Đường đêoxizibôzơ, H3PO4, bazơ nitơ. D. Đường đêoxizibôzơ, H3PO4, axitamin. Câu95. Đại phân tử cacbonhiđrat được cấu tạo từ các nguyên tố nào? A. C, H,O B. C, H,O,N,P C. C, H,O đôi khi có S,P D. C, H,O đôi khi có N,P Câu96.Chất nào không thuộc cacbonhiđrat? A. Đường đơn B. Đường đôi C. Đường đa D. lipit Câu97. Hợp chất nào không phải là chất hữu cơ: A. Khí cacbonic B. Muối cacbonat C.Đường Glucô D.Cả a,b, đều đúng Câu98. Năng lượng truyền cho chất khác: A.Tuyền trực tiếp cho chất khác. B.chuyển nhóm phôtphát cuối cùng. C.Cả A,B đúng. D.Cả A,B sai. Câu99. Năng lượng sau khi giải phóng sử dụng vào các hoạt động: A. Tổng hợp nên các chất cần thiết cho tế bào. B. Vận chuyển các chất qua màng. C. Sinh công cơ học. D. Cả A, B, C đúng Câu100. Trong cấu trúc của enzim có điểm nào đáng chú ý để thực hiện chức năng xúc tác: A. Có trung tâm hoạt động B. Có lực hút với cơ chất C. Có cấu trúc hợp với cơ chất D. Cả A,B,C sai Câu101. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim A. Nhiệt độ B. Độ PH C. Nồng độ cơ chất D. Cả A, B, C đúng Câu102. Nồng độ cơ chất ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim A. Cơ chất nhiều enzim hoạt động mạnh B. Cơ chất quá nhiều sẽ kìm hãm sự hoạt động của enzim C. Cơ chất ít enzim không hoạt động D. Cả A và B đúng Câu103. Hô hấp là A. Quá trình chuyển đổi năng lượng diễn ra trong tế bào B. Là quá trình cây xanh nhận CO2 và thải O2 C. Quá trình động vật hấp thụ O2 và thải CO2 D Cả A, B, C đúng Câu104. Sự kiện xảy ra trong quá trình hô hấp A. Năng lượng trong chất hữu cơ được giải phóng chuyển sang dạng dễ sử dụng B. Các chất hữu cơ chuyển đổi từ chất này sang chất khác C. Các chất hữu cơ bị phân giải thành CO2 và H2O D. Cả A và B đúng Câu105. Tốc độ củâ quá trình hô hấp phụ thuộc vào yếu tố A. Phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào B. Sự điều khiển thông qua hệ enzim hô hấp C. Phụ thuộc vào khối lượng chất hữu cơ và khí hậu D. Cả A, B đúng Câu106. Thế nào là đường phân A. Là quá trình biến đổi phân tử glucô xảy ra ở tế bào chất B. Là quá trình biến đổi Cácbonhiđrat trong tế bào C. Là quá trình biến đổi đường Mantôzơ và Sacalôzơ D. Cả A, B, C đúng Câu107. Kết quả đường phân một phân tử glucôzơ A Tạo ra hai phân tử axit Piruvic và hai phân tử ATP với hai phân tử NADH B. Tạo ra 6 phân tử nước và 6 phân tử CO2 C. Một phân tử FADH2 và 3 phân tử NADH D. Cả A, B, C đúng Câu108. Chất nào không phải là cacbonhyđrat A. Đường đơn B. Đường đôi C. Đường đa D. Lipit Câu109. Những chất hữu cơ quan trọng trong tế bào A. cacbonhyđrat, Lipit, prôtêin, xenlulôzơ B. cacbonhyđrat, Lipit, axit nuclêic, glicôzen C. cacbonhyđrat, Lipit, prôtêin, axit nuclêic D. cacbonhyđrat,Lipit , prôtêin, axit amin Câu110. Hợp chất nào có đơn vị cấu trúc là glucôzơ A. Phôtpholipit B. Tinh bột C. Mantôzơ D. Cả B và C Câu111. Đường fructôzơ thuộc loại đường A. Đường đơn B. Đường đôi C. Đường đa D. Hecxôzơ Câu112. Loại lipit nào có vai trò cấu tạo nên màng sinh học A. Mỡ B. Dầu C. Phôtpholipit D. Sterôit Câu113. Vỏ tôm, cua được cấu tạo chủ yếu từ: A. Xenlulôzơ B. Kitin C. Tinh bột D. Phôtpholipit Câu114. Các axit amin trong chuỗi polipéptít liên kết với nhau bằng liên kết A. Hóa trị B. Hiđrô C. Péptít D. Cao năng Câu115. Cấu trúc xoắn anpha của mạch pôlipéptít là cấu trúc không gian của bậc A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 3 D. Bậc 4 Câu116. Cấu trúc bậc bốn của prôtêin: A. Chỉ có ở một số loại prôtêin được hình thành từ hai chuỗi pôlipeptit giống nhau B. Chỉ có ở một số loại prôtêin được hình thành từ hai chuỗi pôlipeptit khác nhau C. Chỉ có ở một số loại prôtêin được hình thành từ hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc bậc 3 giống hoặc khác nhau D. Có ở tất cả các loại prôtêin Câu117. Chức năng của prôtêin không đúng A. Là hoocmôn điều hòa cơ thể B. Là kháng thể bảo vệ cơ thể C. Là enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hóa D. Có khả năng thực hiện nhân đôi đảm bảo ổn định Câu118. Prôtêin là thầnh phần cấu tạo nên lông, tóc, móng ở động vật minh họa cho chức năng A. Cấu tạo nên tế bào B. Chức năng bảo vệ C. chức năng xúc tác D. chức năng điều hòa Câu119. Phân tử hêmôglôbin có khả năng kết hợp với O2 (CO2) mang tới các tế bào minh họa cho A. Chức năng xúc tác B. Chức năng vận chuyển C. Chức năng cấu trúc D. Chức năng điều hòa Câu120. Cấu trúc của prôtêin có thể bị biến tính bởi yếu tố: A. Liên kết có cực của các phân tử nước B. Nhiệt độ C. Sự có mặt của O2 D. Sự có mặt của CO2 Câu121. Một đơn phân của ADN gồm những chất: A. 1 bazơ nitơ, H3PO4, C5H10O5 B. C5H10O4, H3PO4, axit amin C. C5H10O4, H3PO4, 1 bazơ nitơ D. H3PO4, C5H10O5, axit amin Câu122. Các đơn phân (nuclêôtit) liên kết tạo thành chuỗi poly nuclêôtit bằng liên kết A. Liên kết hyđrô B. Liên kết cộng hóa trị C. Liên kết ion D. Cả A, B, C sai Câu123. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn tới: A. A=T, G=X B. A=G, T=X C. A+T=G+X D. (A+T)/(G+X)=1 Câu124. Một ADN có số vòng xoắn là 120 vậy số nuclêôtit của nó là: A. 1200 B. 2400 C. 2400 cặp D. 4080 Câu125. Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi: A. Tính bền vững của các liên kết cộng hóa trị B. Tính yếu trong các liên kết hyđrô C. Cấu trúc không gian của ADN D. Đường kính của ADN Câu126. ADN có cấu trúc không gian xoắn kép dạng vòng kín được thấy ở: A. Vi khuẩn B. Lục lạp C. Ty thể D. Cả A, B, C đúng Câu127. Một ADN có tổng số nuclêôtit là 3000, gen đó dài: A. 4080 A0 B. 3600 A0 C. 5100 A0 D. Cả A, B, C đúng Câu128. ADN thấy ở: A. Plasmit của vi khuẩn B. Ty thể, lục lạp C. Trong cấu trúc NST có nhân D. Cả A, B, C đúng Câu129. Các bazơNitơ xuất hiện trong ARN: A. A, T, G, X B. A, U, G, X C. T, T, U, G, X D. T, U, G, X Câu130. Phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc: A. Nguyên tắc đa phân B. Nguyên tắc bổ xung C. Nguyên tắc bán bảo toàn D. Cả A và B đúng Câu131. Chức năng của ADN là:
File đính kèm:
- DE CUONG SINH .doc