Đề cương ôn tập Sinh khối lớp 8

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh khối lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I . Phần trắc nghiệm : ( 3 điểm )
Câu 1 . Trong cơ thể người ,cơ quan ngăn cách khoang ngực với khoang bụng là: Cơ hoành
Câu 2 . Cấu tạo tế bào gồm: Màng sinh chất , chất tế bào , nhân
Câu 3 . Bộ phận đóng vai trò điều khiển hoạt động sống của tế bào là : Nhân tế bào
Câu 4 . Hai chức nằng cơ bản của tế bào thần kinh là: . Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh 
 Câu 5 . Xương to ra nhờ : Sự phân chia tế bào màng xương
Câu 6 . Xương có chứa thành phần hóa học là: Chất hữu cơ và chất vô cơ . 
Câu 7 . Vai trò của hồng cầu là : Vận chuyển Ôxy và Cacbônic.
2. Tính chất cơ bản của cơ là: Co và dãn
3. Môi trường trong cơ thể bao gồm: Máu, nước mô và bạch huyết
4. Khớp được cử động dễ dàng nhờ 2 đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp là:
 Khớp động
2 . Mạch mang máu giàu ôxi từ tim đi đến các cơ quan là :Động mạch chủ 
3. Vì sao khi hoạt động quá sức và kéo dài cơ có hiện tượng mỏi:
Lượng ôxi cung cấp thiếu; Axit Lăctic tích tụ đầu độc cơ.
4. Thành phần cấu tạo của máu gồm:Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương
Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chống trong đoạn sau: Tim của người được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim Giữa các ngăn tim trên và dưới có: van nhĩ thất, giữa các tâm thất và động mạch có van động mạch, bảo đảm cho máu vận chuyển theo một vận tốc nhất định .
Câu 1: Nơi xảy ra các hoạt động của tế bào: Màng tế bào	;Tế bào chất;
Nhân tế bào
Câu 2: Vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là của: Nhân tế bào
Câu 3: Tính chất của nơron là: Cảm ứng và dẫn truyền
Câu 4: Cột sống của người có dạng : Chữ S
Câu 5: Yếu tố nào không có trong thành phần của huyết tương? Hồng cầu
Câu 7: Máu của vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ: Tâm nhĩ trái
Câu 8: Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ xảy ra ở : Phổi
Câu 9: Mạch máu có đường kính nhỏ nhất là: Mao mạch	
Câu 10: Các pha của một chu kỳ tim gồm : Thất co, nhĩ co, dãn chung
Câu 11: Trong chu kỳ tim, tim nghỉ ngơi hoàn toàn ở pha nào? Dãn chung
Câu 12: Chất gây hại cho tim mạch là: Rượu; Thuốc lá	;Heroin
1. Cơ thể người chia làm: 3 phần : Đầu, mình và chân tay 	
2.Mô nào có chức năng tạo ra khung xương nâng đỡ cơ thể : Mô xương 
3.Khớp xương có các loại : Khớp động, khớp bán động và khớp bất động
4.Nhóm máu chuyên nhận : AB
5. Máu từ tế bào về tim có màu đỏ thẩm vì : Máu mang nhiều CO 2	
7. Bộ xương của người tiến hoá theo hướng : Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động
II . Phần tự luận : 
Câu 1: Bạch cầu tạo ra hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể như thế nào?
- Hàng phòng thủ, bảo vệ cơ thể của bạch cầu là:
+ Bạch cầu hình thành chân giả bao lấy và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập
+ Tế bào limphô B: tiết ra kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn xâm nhập
+ Tế bào limphô T: tiết ra prôtêin đặc hiệu phá vỡ các tế bào bị nhiễm khuẩn
- Bạch cầu hoạt động theo cơ chế chìa khoá-ổ khoá, có nghĩa là kháng nguyên nào thì kháng thể ấy
Câu 3: Lấy một ví dụ về phản xạ và mô tả cơ chế của chúng?
Dưới kích thích của ngọn lửa, cơ quan thụ cảm ở da tay nhận kích thích và phát đi luồng xung thần kinh tới trung ương thần kinh theo xung hướng tâm. Từ trung ương thần kinh phát xung thần kinh theo dây li tâm đến bắp cơ làm cơ co gây phản xạ rụt tay lại
Câu 2 . Trình bày cơ chế của quá trình đông máu ? Cho biết cách truyền máu ? 
Trong máu có huyết tương và các tế bào máu ,bạch cầu , tiểu cầu , khi bị trầy sướt máu chảy ra khỏi mạch, tiểu cầu vỡ ra tạo Enzim kết hợp với chất sinh tơ và ion Ca++ trong huyết tương tạo thành tơ máu ( Tơ Fibrin ) bao lấy các tế bào máu tạo thành cục máu đông hàn kín vết thương . 
 - Cách truyền máu phải chọn đúng nhóm máu, truyền từ từ, kiểm tra máu không có mầm bệnh trước khi truyền .
Câu 3. Em hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi ?
Vì tim co dãn theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm 3 pha ( 0,8 giây ): Pha nhĩ co mất 0,1 giây và nghỉ 0,7 giây; pha thất co mất 0,3 giấy và nghỉ 0,5 giây; pha dãn chung mất 0,4 giây. 1 ,5đ 
Tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong một chu kỳ là 0,4 giây. Vậy trong một chu kỳ, tim vẫn có thời gian nghỉ nên tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi. 
Câu 4. Khi gặp người bị ngã gãy xương cánh tay, thì em cần làm gì để sơ cứu và băng bó cho người đó ?
Gặp người tai nạn gãy xương cánh tay, ta sơ cứu và băng bó như sau :
Sơ cứu : Đặt một nẹp gỗ hay tre vào 2 bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
- Băng bó cố định : Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương, băng từ trong ra cổ tay. Băng cần quất chặt và làm dây đeo cẳng tay vào cổ. 
Câu 1 (1,5 điểm): Phản xạ là gì? 
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường
Câu 3 (4 điểm): Nêu cấu tạo của một xương dài chức năng các thành phần cấu tạo?. Vì sao xương trẻ em có tính đàn hồi cao hơn xương người lớn?
a) * Đầu xương 
+ Sụn bọc đầu xương - giảm ma sát trong khớp xương
+ Mô xường xốp gồm các nan xương - phân tán lực tác dụng, tạo các ô chứa tuỷ đỏ xương
 * Thân xương
+ Màng xương - Gúp xương phát triển to về bề ngang
+ Mô xương cứng - Chịu lực đảm bảo vững chắc
+ Khoang xương - Chứa tuỷ đỏ ở trẻ em sinh hồng cầu , chứa tuỷ vàng ở người lớn.
b) Khi hầm xương động vật chất cốt giao bị phân huỷ, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi chất cốt giao nên xương bở.
Câu 2 (2,5 điểm): Tính công của cơ sinh ra khi ta vác một tải gạo 10kg đi một quãng đường 2,5km
Đổi 10kg = 10.10 = 100N, 2,5km = 2500m
Công của cơ là: A = 100.2500 = 250000J = 250kJ
Câu 1: Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông?
Máu chảy trong mạch không bao giờ đông là do:
Thành mạch và màng các TB máu trơn
Môi trường máu là môi trường lỏng
→ Tiểu cầu không bị vỡ → máu không đông
Chứng minh bộ xương người thích nghi với tư thê đứng thẳng và lao động?
Trình bày đúng các đặc đ thích nghi:
 - Hộp sọ (0,25đ) 
 - Xương chi trên(ngón cái,khớp) (0,25đ) 
 - Lồng ngực (0,25đ)
 - Cột sống (0,25đ) 
- Xương chi dưới (xương chậu,xương đùi,xương bàn chân,khớp)
Câu 4: Hãy trình bày cấu tạo của các loại mạch máu trong cơ thể
Nội dung 
Động mạch 
Tĩnh mạch 
Mao mạch 
 1. Cấu tạo 
 - Thành mạch 
 - Lòng trong 
 - Đặc đ khác
 Mô liên kết
- 3 lớp Cơ trơn
 Biểu bì
 ( Dày )
 - Hẹp 
 - Động mạch chủ lớn, nhiều động mạch nhỏ .
Mô liên kết 
- 3 lớp Cơ trơn 
 Biểu bì 
 ( Mỏng )
 -Rộng 
 - Có van 1 chiều
- 1 lớp biểu bì mỏng.
- Hẹp nhất.
 - Nhỏ phân nhánh nhiều .
Câu 9: ( 2 điểm ) Xương có tinh chất cứng rắn và dẻo dai là do đâu? 
- X­¬ng gåm 2 thµnh phÇn ho¸ häc lµ:
+ ChÊt v« c¬: muèi canxi.
+ ChÊt h÷u c¬ (cèt giao).
- Sù kÕt hîp 2 thµnh phÇn nµy lµm cho x­¬ng cã tÝnh chÊt ®µn håi vµ r¾n ch¾c
Câu 11: ( 2 điểm ) Một cung phản xạ là gì? Một cung phản xạ gồm mấy thành phần? 
 -Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.
Cung phản xạ gồm 5 thành phần:
+cơ quan thụ cảm.
+ nơron hướng tâm. 
+nơron trung gian. 
+nơron li tâm.
 +cơ quan phản ứng

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap Sinh Hoc 8.doc
Đề thi liên quan