Đề cương ôn tập Sinh vật 9 – Kì II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh vật 9 – Kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Binh Tho School – Class: 9/5 Name: _____________________ Member of: 21 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 9 – HKII Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Ghi nhớ: Môi trường sống của SV bao gồm tất cả những gì bao quanh SV. Vd:+ Cá la hán có môi trường sống là nước. + Gà có môi trường sống là đất – không khí. + Sán lá gan có môi trường sống kí sinh trong sinh vật Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới SV. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: + Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống) Vd: gió, nước, không khí, + Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: à nhân tố sinh thái con người Vd: săn bắt, đốt phá rừng, trồng và bảo vệ rừng, à nhân tố sinh thái các SV khác Vd: ĐV, TV, kí sinh trùng, vi sinh vật, vi khuẩn Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể SV đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Bài tập: Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của: Vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn to từ 0oC đến +99oC, có điểm cực thuận là +55oC. Vi khuẩn suối nước nóng Mức độ sinh trưởng Giới hạn chịu đựng Điểm gây chết (0oC) Điểm gây chết (99oC) Điểm cực thuận 55oC ! Khoảng thuận lợi " Giới hạn trên Giới hạn dưới Xương rồng sa mạc có giới hạn to từ 0oC đến +56oC, có điểm cực thuận là +32oC. XR Mức độ sinh trưởng Giới hạn trên Giới hạn dưới ! Khoảng thuận lợi " Điểm cực thuận 32oC 1 Giới hạn chịu đựng Điểm gây chết (56oC) Điểm gây chết (0oC) Bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT Ghi nhớ: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống TV, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của TV. Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có nhóm cây ưa sáng và có nhóm cây ưa bóng. Vd: + Cây lá lốt: ưa bóng: cây nhỏ, lá to xếp ngang, màu lá sẫm, mọc dưới tán cây to khác, nơi có ánh sáng yếu. + Cây lúa: ưa sáng: lá nhỏ, dài, màu xanh nhạt, hơi nghiêng để tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào lá. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống ĐV, tạo điều kiện cho ĐV nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng là nhân tố quyết ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của ĐV. Có nhóm ĐV ưa sáng và nhóm ĐV ưa tối. Vd: + Trâu, bò, heo, gà, dê hoạt động vào ban ngày trong khi cáo, sóc, tu hú, hoạt động vào ban đêm nhiều hơn. + Chiều tối: thằn lằn phơi nắng, bề mặt hấp thụ nhiều năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Trưa đầu giờ chiều: nằm hướng tránh ánh nắng chiếu vào cơ thể. Bài tập: Vì sao các cành dưới của cây sống trong rừng lạ sớm bị rụng? Do các cành phía dưới tiếp nhận ít ánh sáng nên quang hợp kém, tổng hợp được ít chất hữu cơ lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và rụng sớm. Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT Ghi nhớ: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của SV. Đa số các loài sống trong phạm vi to 0 – 50oC. Tuy nhiên, cũng có một số SV nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở to rất thấp hoặc rất cao. SV được chia thành 2 nhóm: + SV hằng nhiệt Vd: con người, hổ, chó, trâu, bò, chim, + SV biến nhiết Vd: cá, rắn, bò cạp, ếch, nhái, cóc, Vd: + Do xương rồng sống ở sa mạc với to cao nên lá tiêu biến thành gai để giảm sự thoát nước. + Gấu sống à nóng: kích thước nhỏ, lông mỏng và thưa. à lạnh: kích thước lớn, lông dày và dài, có hiện tượng ngủ đông. Bài tập: So sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn. Ưa ẩm Chịu hạn - Nơi ẩm ướt – thiếu ánh sáng: phiến lá rộng và mỏng, mô giậu kém phát triển. - Nơi ẩm ướt – nhiều ánh sáng (ven bờ ruộng, bờ ao): phiến lá hẹp, mô giậu phát triển. - Khô hạn: cơ thể mọng nước, thân hoặc lá cây tiêu giảm biến thành gai. Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT Bài tập: Các SV cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? Hỗ trợ: khi SV sống với nhau thành từng nhóm tại nơi có diện tích (thể tích) hợp lý và có nguồn sống đầy đủ. Cạnh tranh: khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, con đực tranh giành con cái, 2 Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT Ghi nhớ: Quần thể SV bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Vd: + Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. + Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một cái ao. + Các cá thể chuột đực và cái trên một cánh đồng. Bài 48: QUẦN THỂ NGƯỜI Bài tập: Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể SV khác không có? Con người có lao động và tư duy, nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể và cải tạo thiên nhiên. Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT Ghi nhớ: Quần xã SV là tập hợp nhiều quần thể SV thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Vd: + Quần xã rừng mưa nhiệt đới + Quần xã rừng ngập mặn ven biển Bài tập: Thế nào là cân bằng sinh học ? Cho ví dụ minh hoạ Cân bằng sinh học trng quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể SV trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định và phù hợp vói khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Vd: + Cây xanh tốt à sâu ăn lá phát triển à chim ăn sâu lá phát triển à số lượng sâu giảm + Thời tiết ẩm à muỗi phát triển à dơi, thạch sùng ăn muỗi phát triển à số lượng muỗi giảm Bài 50: HỆ SINH THÁI Bài tập: Vẽ lưới thức ăn: - Cây cỏ à bọ rùa, châu chấu - Ếch nhái à bọ tùa, châu chấu - Rắn à ếch nhái, châu chấu - Cáo à gà - Nấm, địa y Cây cỏ Bọ rùa Ếch nhái Vi khuẩn Hổ Cáo Rắn Diều hâu Gà Châu chấu 3 Ôn tập về chuỗi thức ăn: theo SGK/ 151 Cây cỏ à Chuột à Cầy à Đại bàng Lá cây à Sâu à Bọ ngựa à Rắn Ôn tập về lưới thức ăn: theo SGK/ 151 Cây cỏ Sâu Cầy Đại bàng Vi SV Chuột Hổ Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VÓI MÔI TRƯỜNG Bài tập: Nêu những biện pháp để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên Hạn chế phát triển dân số tăng quá nhanh. Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Bảo vệ các loài sinh vật. Phục hồi và trồng rừng mới. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. Hoạt động khoa học góp phần cải tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người. Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Bài tập: Nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật khi ăn rau quả? Do người trồng rau quả đã sử dụng thuốc không đúng cách. 4 Vd: Dùng sai loại thuốc, thuốc không đảm bảo chất lượng, dùng quá liều hoặc không tuân thủ quy định về thời gian thu hoạch rau quả sau khi phun thuốc hoặc thu hoạch quá sớm sau khi phun thuốc và bán cho người tiêu dùng. Thi toát nhen mí poà
File đính kèm:
- De cuong on HKII.doc