Đề cương ôn tập thi học kì I - Môn Sinh học khối 9

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập thi học kì I - Môn Sinh học khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
TỔ : LÝ – HÓA – SINH – CN 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC KHỐI 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
Câu 1 : Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là:
a. Cặp gen tương phản b. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản
c. Hai cặp tính trạng tương phản d. Cặp tính trạng tương phản
Câu 2: Phép lai cho kết quả ở con lai không đồng tính là:
	a. P: BB ´ BB b. P: Bb ´ bb c. P: BB ´ bb d. P: bb ´ bb
Câu 3: Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp :
a. Quả tròn, chín sớm b. Quả dài, chín muộn
c. Quả tròn, chín muộn d. Cả 3 kiểu hình vừa nêu
Câu 4: Lai cà chua quả đỏ với cà chua quả vàng , F1 thu được 100 % quả đỏ. Kết luận nào sau đây đúng 
	a. Quả đỏ trội so với quả vàng . b. Quả vàng trội so với quả đỏ .
	c. Cặp bố mẹ đem lai dị hợp . d. Quả đỏ là trội ḥòan ṭòan so với quả vàng .
Câu 5: Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với :
	a. Cơ thể mang tính trạng lặn . 	c. Cơ thể mang tính trạng trội. 
	b. Cơ thể dị hợp .	d. Cả a , b và c .
Câu 6: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích . Kết quả thu được :
a. Toàn quả vàng 	 b. Toàn quả đỏ c. 1 quả đỏ : 1 quả vàng	d. 3 quả đỏ : 1 quả vàng
 Câu 7: Màu sắc của hoa mõm chó do 1 gen quy định. Theo dõi sự di truyền màu sắc hoa mõm chó, người ta thu được kết quả như sau :
P : Hoa đỏ X hoa trắng -> F1. 25,1% hoa đỏ ; 49,9% hoa hồng ; 25% hoa trắng. Điều giải thích nào là đúng cho phép lai trên ?
 a. 	Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng
 b.	Hoa hồng trội không hoàn toàn so với hoa trắng
 c.	Hoa trắng trội hoàn toàn so với hoa đỏ
 d.	Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng
Câu 8 : Trong giảm phân , các nhiểm sắc thể kép trong cặp tương đồng có sự tiếp hợp và bắt chéo với nhau vào kỳ nào ?
	a. Kỳ đầu I .	c. Kỳ đầu II . b. Kỳ giữa I .	d. Kỳ giữa II .Câu 9: ADN có những chức năng cơ bản nào ?
	a. Có 2 mạch đơn mang các cặp nucleotit . b. Mang thông tin di truyền .
	c. Truyền đạt thông tin di truyền . d. Cả b và c
Câu 10: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở:
a. Tế bào sinh dưỡng b. Tế bào sinh dục vào thời kì chín
c. Tế bào mầm sinh dục d. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng
Câu 11: Kì nào trong quá trình giảm phân II, các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào :
 a. Kì đầu b. Kì giữa c. Kì sau	 d. Kì cuối 
Câu 12: Bản chất hoá học của gen là :
 a. AND b. ARN c. Prôtêin	 d. NST 
Câu 13: Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là:
 a. mARN b. rARN c. tARN d. ARN
Câu 14: Loại ARN có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp Prôtêin là:
 a. mARN b. tARN c. rARN	 d. Cả ba loại ARN trên
Câu 15: Đặc điểm khác biệt của phân tử ARN so với phân tử ADN là:
 a.Đại phân tử b. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
c. Chỉ có cấu trúc một mạch d.Được tạo từ 4 loại đơn phân
 Câu 16: Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân trong trường hợp nào sau đây là đúng :
 a. A+T = G+X b. A=G ; T=X c. A+G = T+X d. A+X+T = G+X+T
Câu 17: Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện theo khuôn mẫu của:
a. Phân tử prôtêin b. Ribôxôm c. Phân tử ADN d. Phân tử ARN mẹ
Câu 18: Khi cho Ruồi giấm thân xám, cánh dài ( BV/bv ) lai phân tích thì thu được ở Fa tỉ lệ kiểu hình là:
 a. Toàn thân xám, cánh dài 
 b. Toàn thân đen, cánh cụt
 c. 3 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt 
 d. 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt
Câu 19: Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là:
 a. Đột biến gen b. Đột biến NST c. Biến dị tổ hợp d. Thường biến
Câu 20: Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng
 a. 46 chiếc b. 47 chiếc c. 45 chiếc d. 44 chiếc
Câu 21: Trong tế bào sinh dưỡng của người bệnh nhân Tơcnơ có hiện tượng:
a. Thừa 1 NST số 21 b. Thiếu 1 NST số 21
c. Thừa 1 NST giới tính X d.Thiếu 1 NST giới tính X
Câu 22: Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là:
 a. 2n + 1 b. Bội số của n ( Nhiều hơn 2n ) c. 2n – 1	 d. Cả a,b,c đều đúng
Câu 23. Dạng nào sau không phải là đột biến gen:
	a. Mất một cặp Nuclêôtic	b. Đảo đoạn NST
	c. Thêm một cặp Nucleôtic	d. Thay thế một cặp Nuclêôtic
 Câu 24: Ở chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P : Lông ngắn thuần chủng x Lông dài thuần chủng, kết quả F1 như thế nào trong các trường hợp sau :
 a. Toàn lông ngắn b. Toàn lông dài
 c. 1 lông ngắn : 1 lông dài d. 3 lông ngắn : 1 lông dài
Câu 25: Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là:
 a. Hai trứng được thụ tinh cùng lúc 
 b . Một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau
 c. Một trứng được thụ tinh với một tinh trùng
 d. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời
Câu 26: Moät gen töï nhaân ñoâi n laàn lieân tieáp seõ taïo ñöôïc bao nhieâu gen gioáng noù:
	a. 2 gen	b. n gen	c. 2n gen	d. n2 gen
Câu 27: Chieàu daøi moãi chu kyø xoaén treân phaân töû ADNø bao nhieâu?
20A0 c. 10A0 c. 34A0 d. 20A0
Câu 28: Ở động vật nếu số tinh bào bậc I và số noãn bậc I bằng nhau thì kết luận nào sau đây đúng:
 a. Số tinh trùng nhiều gấp đôi số trứng b. Số tinh trùng nhiều gấp 4 lần số trứng
 c. Số trứng nhiều gấp 4 lần số tinh trùng d. Số tinh trùng và số trứng bằng nhau.
Câu 29: Khi quan sát tiêu bản cố định NST của một loài thực vật. Nếu thấy tế bào có nhân hình tròn, không thấy rõ NST thì tế bào đó đang ở kì nào của quá trình phân chia tế bào:
a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa d. Kì sau
Câu 30: Khi quan sát tiêu bản cố định NST của một loài thực vật. Nếu thấy các NST tập trung ở giữa tế bào thành hàng thì tế bào đó đang ở kì nào của quá trình phân chia tế bào:
a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa d. Kì sau
Câu 31: .Khi quan sát tiêu bản cố định NST của một loài thực vật. Nếu thấy các NST phân thành hai nhóm về hai hướng cực tế bào thì tế bào đó đang ở kì nào của quá trình phân chia tế bào:
a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa d. Kì sau
Câu 32: Bộ NST của một bệnh nhân chỉ có 1 NST giới tính X. Người đó bị bệnh :
 a. Bạch tạng b. Câm điếc bẩm sinh c. Tơcnơ d. Đao
Câu 33: Đột biến làm mất khả năng tổng hợp diệp lục ở cây mạ là dạng đột biến :
 a. Đột biến gen b. Đột biến cấu trúc NST 
 c. Đột biến số lượng NST d. Cả a,b,c đều sai
Câu 34: Một bệnh nhân có da và tóc màu trắng, mắt màu hồng. Người đó bị đột biến gì :
 a. Đột biến gen b. Đột biến cấu trúc NST 
 c. Đột biến số lượng NST d. Cả a,b,c đều sai
Câu 35: Cùng một giống su hào thuần chủng, nhưng cây trồng ở luống được bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh đúng quy trình kỷ thuật thì có củ to hơn hẳn so với củ ở những cây trồng ở luống không làm đúng quy trình kỷ thuật. Đó là hiện tượng :
a. Đột biến gen b. Đột biến cấu trúc NST c. Đột biến số lượng NST d. Thường biến
Câu 36: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Khi quan sát trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể:
a. Dị bội (2n +1) b. Tam bội(3n) c. Tứ bội (4n) d. Dị bội (2n -1)
Câu 37: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng:
a. 16 b. 21 c. 28 d.35
Câu 38: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:
a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa d. Kì sau
Câu 39 : Quan sát hình thái NST ở tế bào sau. Tế bào này đang ở kì nào của quá trình nguyên phân :
 a. Kì đầu b. Kì giữa 
 c. Kì sau	 d. Kì cuối 
Câu 40:Quan sát hình thái NST ở tế bào sau. Tế bào này đang ở kì nào của quá trình nguyên phân :
 a. Kì đầu b. Kì giữa 
 c. Kì sau	 d. Kì cuối 
II. PHẦN TỰ LUẬN 
1. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng trên đậu Hà Lan như thế nào? Viết sơ đồ minh họa.
2. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng trên đậu Hà Lan như thế nào? Viết sơ đồ minh họa.
3. Thế nào là lai phân tích? Viết hai sơ đồ lai minh họa.
4. Mô tả cấu trúc NST ở kì giữa quá trình phân chia tế bào?
5. Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
6. Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình giảm phân. 
7. So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. 
8. Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người ( có vẽ sơ đồ minh họa). Tại sao trong cấu trúc dân số tị lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1?
9. Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học? Viết sơ đồ lai minh họa.
10. Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ADN ? Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?
11. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. Bản chất hóa học và chức năng của gen.
12. Đột biến gen là gì? Cho ví dụ? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
13. Đột biến cấu trúc NST là gì? Gồm những dạng nào? Những nguyên nhân nào gây ra đột biến cấu trúc NST ?
14. Đột biến số lượng NST là gì? Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST là (2n+1) và (2n-1). Có vẽ sơ đồ minh họa ?
NỘI DUNG THỰC HÀNH.
1. Vẽ các hình mô tả diễn biến NST ở kì đầu ( có chú thích) , kì giữa, kì sau, kì cuối của quá trình nguyên phân.
2. Mô tả diễn biến của NST trong 4 kì của quá trình nguyên phân.
3. Trình bày các thao tác lắp ráp mô hình cấu trúc không gian phân tử ADN.
 4. Một đoạn mạch ARN có trình tự các Nuclêôtic như sau: 
-A-U-U-X-G-U-A-
 Hăy xác định trình tự các Nuclêôtic trong đoạn gen đă tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. 
 5.Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: 
-A-T-T-X-G-T-A-
 Hăy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
6. Hoàn thành bảng so sánh dạng đột biến với dạng gốc sau:
Đối tượng quan sát
Mẫu quan sát
Kết quả
Dạng gốc
Dạng đột biến
Dột biến hình thái
Lông chuột (màu sắc)
Người (màu sắc)
Lá Lúa (màu sắc)
Thân, bông hạt lúa ( hình thái)
Đột biến NST
Cà độc dược ( quả )
Cà độc dược ( hình thái)
Củ cải

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap sinh 9 HK 1.doc
Đề thi liên quan