Đề cương ôn tập thi học kì II môn sinh 6

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập thi học kì II môn sinh 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HKII MÔN SINH 6
A. Câu hỏi trắc nghiệm:
I. Nhận biết:
1. Nhóm quả gồm toàn quả khô là:
A. Quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua.	B. Quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả cải.
C. Quả dừa, quả gấc, quả ổi, quả me.	D. Quả bông, quả thì là, quả me, quả đậu Hà Lan.
2. Ở vùng biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê để:
A. Chống gió bảo.	B. Chống rửa trôi đất.
C. Chống gió bảo, chống xói mòn, chống rửa trôi đất.	D. Chống xói mòn, chống gió bảo.
3. Nhóm quả gồm toàn quả thịt là:
A. Quả cải, quả cam, quả mận, quả bơ.	B. Quả dưa hấu, quả chanh, quả vải, quả ổi.
C. Quả me, quả đào, quả gấc, quả khế.	D. Quả dừa, quả cải, quả chuối, quả cam.
4. Trong các nhóm cây sau đây nhóm nào toàn cây hai là mầm:
A. cây ổi, cây bưởi, cây ngô, cây táo.	B. Cây đậu, cây dâm bụt, cây cam, cây bưởi.
C. Cây mít, cây lúa,cây ớt, cây huệ.	D. Cây xoài, cây cải,cây mía, cây cà chua.
5. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là:
A. Chất lượng của hạt, nước, không khí, độ ẩm.	B. Đúng kỹ thuật.
C. Chất lượng của hạt, nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.	D. Gieo hạt đúng thời vụ.
6. Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm phân biệt nhau chủ yếu là:
A. Kiểu rễ cọc hay rễ chùm.	B. số lá mầm của phôi.
C. Số cánh hoa.	D. Dạng thân.
II. Thông hiểu:
1. Cách dinh dưỡng của vi khuẩn:
A. Đa số sống kí sinh.	B. Đa số sống hoại sinh.
C. Đa số sống dị dưỡng, một số sống tự dưỡng.	D. Đa số sống dị dưỡng.
2. Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là:
A. Sống trên cạn.	B. Có sự sinh sản bằng hạt.
C. Có rễ thân lá.	D. Có hoa quả, hạt nằm trong quả.
3. Nhóm quả và hạt nào thích nghi với cách phát tán nhờ động vật:
A. Những quả và hạt có nhiều gai hoặc móc.	B. Quả và hạt có túm lông, có cánh.
C. Quả và hạt có nhiều gai hoặc móc, quả mà động vật thường ăn.	D. Làm thức ăn cho động vật.
4. Dương xỉ thuộc nhóm Quyết được nhận ra nhờ đặc điểm:
A. Sinh sản bằng bào tử.	B. Lá non cuộn tròn ở đầu có nhiều lông tơ trắng.
C. Túi bào tử ở mặt dưới lá già.	D. Thân không phân nhánh.
5. Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí cacbonic trong không khí:
A. Nhờ quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí ôxi.	
B. Nhờ quá trình hô hấp.
C. Nhờ có sự trao đổi khí.
D. Nhờ có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp.
6. Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, người ta có thể chia quả thành hai nhóm chính là:
A. Quả khô, quả thịt.	B. Quả khô, quả khô nẻ.
C. Quả thịt, quả hạch.	D. Quả mọng, quả khô.
III. Vận dụng:
1. Hãy chọn từ thích hợp: (bào tử, túi bào tử, mạch dẫn, cuộn tròn ở đầu, lá già, nguyên tản) điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- Lá non của cây dương xỉ bao giờ cũng ……………………………………
- Khác với rêu, bên trong thân và lá dương xỉ đã có …………………….. giữ chức năng vận chuyển nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng.
- Dương xỉ sinh sản bằng ………………………………… như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có …………………………… do bào tử phát triển thành.
2. Những đặc điểm cấu tạo của rêu khác cây có hoa là:
A. Cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo đơn giản.
B. Thân không phân nhánh,chưa có mạch dẫn, rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử.
C. Chưa có hoa, quả, hạt, sinh sản bằng bào tử.
D. Than thấp, nhỏ, than và lá chưa có mạch dẫn.
3. Vì sao trồng những cây họ đậu có tác dụng cải tạo đất?
A. Tạo nguồn phân xanh cho đất.
B. Làm cho đất tơi xốp.
C. Làm cho đất tốt.
D. Vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ đậu tạo thành các nốt sần có khả năng cố định đạm.
4. Dương xỉ khác rêu ở những đặc điểm:
A. Có rễ thật, có mạch dẫn.	B. Sinh sản bằng bào tử.
C. Chưa có hoa, quả, hạt,	D. Sống ở môi trường cạn.
5. Học sinh cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam?
A. Tham gia trồng cây gây rừng, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
B. Hạn chế khai thác rừng bừa bãi các loài thực vật quý hiếm.
C. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm.
D. Xây dựng các vườn thực vật, rừng quốc gia, khu bảo tồn.
6. Hãy thay thế các từ động vật, thực vật bằng tên con vật hoặc cây cụ thể:
là thức ăn
là thức ăn
Thực vật	 Động vật 	Người
7. Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt?
A. Sấy khô.	B. Ướp lạnh, sấy khô, đóng hộp.
C. Ướp lạnh.	D. Đóng hộp.
8. Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết:
A. Gió mạnh.	B. Đứng gió.
C. Quá lạnh	D. Thời tiết bất lợi.
B. Câu hỏi tự luận:
I. Nhận biết:
1. Điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
2. Quả mọng khác quả hạch ở điểm nào? Hãy kể tên 3 loại quả mọng, 3 loại quả hạch ở địa phương em?
3. Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?
II. Thông hiểu:
1. Thế nào là thực vật quý hiếm? Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?
2. Thụ phấn là gì? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào?
3. Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và dỗ đen trước khi quả chín khô?
III. Vận dụng:
1. Tại sao nói nếu không có thực vật thì cũng không có loài người “Em hãy liên hệ nhiệm vụ của em hiện nay?”.
2. Giải thích vì sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?
3. Tại sao người ta lại nói “Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người.
4. Tìm những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm?
☼ ☼ ☼ Chúc các em học và thi tốt ☼ ☼ ☼
TRẢ LỜI CÂU HỎI
A. Phần trắc nghiệm:
I. Nhận biết:
1.D;	2.C;	3.B;	4.B;	5.D;	6.B
II. Thông hiểu:
1.C;	2.D;	3.C;	4.B;	5.A;	6.A
III. Vận dụng:
1. Cuộn tròn ở đầu - mạch dẫn - bào tử - nguyên tản
2.B;	3.D;	4.A;	5.A;	7.B;	8.D
6. Cỏ ® Bò ® Người
B. Phần tự luận:
I. Nhận biết:
1. Bên ngoài: Nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.
Bên trong: Chất lượng hạt giống.
2.
- Quả mọng: Khi chín: mềm chứa đầy thịt quả, mọng nước.
- Quả hạch: Khi chín: mềm, ngoài thịt quả còn có hạch cứng bọc lấy hạt.
VD: Quả khô: me, đậu xanh, đậu bắp.
Quả thịt: đu đủ, cam, bưởi.
3. Cây có hoa có những loại cơ quan:
- Rễ: hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân: vận chuyển nước và muối khoáng, chất hữu cơ.
- Lá: thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ, trao đổi khí, thoát hơi nước.
- Hoa: thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả: bảo vệ và góp phần phát tán hạt.
- Hạt: nảy mầm thành cây con duy trì và phát triển nòi giống.
II. Thông hiểu:
1. Thực vật quý hiếm làn những loài thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức. Nguyên nhân: nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống.
2.
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Hoa tự thụ phấn có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
- Hoa giao phấn có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
3. Vì đỗ xanh và đỗ đen là loại quả khô nẻ nếu để cho quả chín khô thì vỏ sẽ nẻ cho hạt rơi ra ngoài.
III. Vận dụng:
1. Thực vật góp phần điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường, chống lũ lụt, hạn hán, bảo vệ nguồn nước ngầm, chống sụt lỡ đất, xói mòn.
- Thực vậy quang hợp hút khí CO2 nhả khí O2 cần cho sự hô hấp của động vật và con người, chế tạo chất hữu cơ cần thiết để nuôi sống mọi sinh vật trên trái đất.
- Tham gia trồng cây, bảo vệ, chăm sóc trồng, bảo vệ môi trường sống.
2. Rêu có rễ giả, chưa có mạch dẫn nên khả năng hút nước còn hạn chế, tham gia lấy nước theo cơ chế thấm qua bề mặt.
3. – Rừng có tác dụng làm cân bằng khí CO2 và khí O2 trong không khí.
- Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.
- Tán lá rừng che bớt ánh nắng, góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí.
4.
* Giống nhau:
- Bộ phận bao bọc và bảo vệ hạt là vỏ hạt
- Phôi gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
* Khác nhau:
Hạt cây một lá mầm
- Hạt gồm: vỏ, phôi, phôi nhũ
- Phôi: 1 lá mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ chứa ở phôi nhũ
Hạt cay hai lá mầm
- Hạt gồm: vỏ, phôi
- Phôi có: 2 lá mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ chứa ở hai lá mầm

File đính kèm:

  • docde cuong hk2 sinh 6.doc
Đề thi liên quan