Đề cương ôn tập Vật lý- Học kỳ II lớp 7, 8, 9

doc9 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 11273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Vật lý- Học kỳ II lớp 7, 8, 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP VẬT LÝ- HỌC KỲ II
Lớp 8 - Năm học: 2012-2013
A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Bài 15: Cơng suất:
- Cơng suất là gì?
- Viết cơng thức và nêu đơn vị từng đại lượng trong cơng thức.
- Ý nghĩa của cơng suất ghi trên máy mĩc hay các thiết bị 
Bài 16: Cơ năng:
- Khi nào vật cĩ cơ năng?
- Cơ năng của một vật là gì?
- Cơ năng cĩ mấy dạng? Nêu cụ thể từng dạng: cho ví dụ
Bài 19 + 20: các chất được cấu tạo như thế nào?
Bài 21: Nhiệt năng:
- Nhiệt năng là gì? Khi nhiệt độ tăng thì nhiệt năng của vật như thế nào?
- Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng? Cho ví dụ
- Nhiệt lượng là gì? Đơn vị đo nhiệt lượng
Bài 22: Dẫn nhiệt
- Dẫn nhiệt là gì?
- Khả năng dẫn nhiệt của các chất.
Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
- Đối lưu là gì: Cho ví dụ 
- Bức xạ nhiệt là gì? Cho ví dụ
- Cĩ mấy cách truyền nhiệt? Kể ra
Bài 24: Cơng thức tính nhiệt lượng :
- Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng , độ tăng nhiệt độ và chất làm vật.
- Nhiệt dung riêng là gì?
- Viết cơng thức tính nhiệt lượng cần thu vào để vật nĩng lên 
Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt 
- Viết phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp cĩ 2 vật trao đổi nhiệt cho nhau.
B/ BÀI TẬP:
*Trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng của mỗi bài học.
*Làm tất cả các bài tập trong sách bài tập.
*Làm các bài tập liên quan đến các cơng thức:
A = F.s , P = A/t, H = Ai/A , Q = m.c.Δt , Qthu = Qtoả
 *Biết suy ra các đại lượng cần tìm từ các cơng thức trên.
* Biết vận dụng kiến thức về cơ năng, cấu tạo chất, các hình thức truyền nhiệt để giải thích một số hiện tượng xảy ra trong thực tế.
C/ MỘT SỐ BÀI TỰ LUẬN THAM KHẢO:
1.(2đ) Một cái máy khi hoạt động với cơng suất 2000W thì nâng được vật nặng 80kg lên cao 10m trong 6 giây.
 a, Tính cơng mà máy thực hiện được trong thời gian nâng vật?
 b, Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc.
2.(1,5đ) Một con ngựa kéo một cái xe với một lực khơng đổi 80N và đi được 4,5km trong nửa giờ. Tính cơng và cơng suất trung bình của con ngựa?
3.(1,5đ) Một dịng nước chảy từ đập ngăn cao 45m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dịng nước là 100m3/ ph và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Tính cơng suất của dịng nước?
4.(1đ) Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đĩ là dạng năng lượng nào?
5.(1đ) Khi trời cĩ giĩ, các em nhỏ thường chơi trị làm chong chĩng quay. Trong trường hợp này, dạng năng lượng nào của khơng khí trong khí quyển đã được sử dụng?
6.(1đ) Khi quan sát luồng ánh nắng chiếu vào nhà, ta thấy cĩ rất nhiều hạt bụi chuyển động hỗn độn . Hãy cho biết nguyên nhân chuyển động của các hạt bụi đĩ và giải thích?
7.(2đ) Nung nĩng một thỏi sắt rồi thả vào cốc nước lạnh . Hỏi:
a. Nhiệt năng của thỏi sắt và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đĩ là gì?
b, Cĩ thể nĩi nước trong cốc đã thu một nhiệt lượng khơng? Tại sao.
8.(1đ) Mở một lọ nước hoa trong lớp học . Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa . Hãy giải thích tại sao?
9. (1đ)Tại sao vào mùa lạnh , khi sờ vào miếng đồng ta thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Cĩ phải nhiệt độ của miếng đồng thấp hơn nhiệt độ của miếng gỗ khơng?
10.(1,5đ) Cĩ 2 ấm đun nước khối lượng như nhau , một làm bằng nhơm, một làm bằng đồng.
a, Nếu đun cùng một lượng nước bằng 2 ấm này trên những bếp toả nhiệt như nhau thì nước ở ấm nào sơi trước ? Tại sao.
b, Nếu sau khi nước sơi, ta tắt lửa đi thì nước ở ấm nào nguội nhanh hơn? Tại sao.
11.(1đ) Để đun sơi 3 lít nước từ 200C cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/ kg.K .
12.(1đ)Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nĩng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/ kg.K .
13.(2đ) Một ấm nhơm cĩ khối lượng 400g chứa 1 lít nước . Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sơi nước trong ấm , biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 200C, nhiệt dung riêng của nhơm và của nước lần lượt là 
C1 = 880 J/ kg.K ; C2 = 4200 J/kg.K
14.(2đ) Đổ 300g nước đang sơi vào 500g nước ở nhiệt độ 300C. Tinh nhiệt độ khi cĩ cân bằng nhiệt?
15.(2đ) Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 1000C vào 2,5kg nước . Nhiệt độ khi cĩ sự cân bằng nhiệt là 300C. Hỏi nước nĩng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và mơi trường bên ngồi? Biết nhiệt dung riêng của đồng và của nước lần lượt là C1 = 380J/kg.K ; C2 = 4200J/kg.K
ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP VẬT LÝ- HỌC KỲ II
Lớp 7 - Năm học: 2012-2013
A/ Kiến thức cơ bản:
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát:
- Vật nhiễm điện là gì?
- Làm thế nào để một vật nhiễm điện?
Bài 18: Hai loại điện tích:
- Cĩ mấy loại điện tích? Kể ra
- Các vật mang điện tích đặt gần nhau chúng tương tác với nhau như thế nào?
- Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
Bài 19: Dịng điện – nguồn điện
- Dịng điện là gì?
- Tác dụng của nguồn điện là gì? Nêu vài nguồn điện mà em biết và chỉ rõ các cực ghi trên nguồn điện.
Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện- Dịng điện trong kim loại
- Vật liệu dẫn điện là gì? Cho ví dụ
- Vật liệu cách điện là gì? Cho ví dụ
- Nêu bản chất dịng điện trong kim loại.
Bài 21: Sơ đồ mạch điện – Chiều dịng điện
- Các kí hiệu của một số bộ phận của mạch điện
- Sơ đồ mạch điện là gì? 
- Mạch điện và sơ đồ mạch điện có quan hệ với nhau như thế nào ?
- Theo qui ước , dịng điện cĩ chiều như thế nào? So sánh với chiều dịng điện trong dây kim loại
- Trong sơ đồ mạch điện dịng điện được biểu diễn như thế nào?
Bài 22 + 23: Các tác dụng của dịng điện
- Dịng điện cĩ những tác dụng nào?
- Biểu hiện của từng tác dụng. Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng.
Bài 24: Cường độ dịng điện:
- Nêu được tác dụng của dịng điện càng mạnh thì số chỉ của am pe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nĩ càng lớn.
- Đơn vị đo cường độ dịng điện là gì? 
- Đo cường độ dịng điện bằng dụng cụ nào?
- Cách sử dụng dụng cụ đo cường độ dịng điện như thế nào?
Bài 25: Hiệu điện thế:
- Nêu được giữa 2 cực nguồn điện cĩ hiệu điện thế
- Nêu kí hiệu, đơn vị đo , dụng cụ đo hiệu điện thế.
- Cách sử dụng dụng cụ đo hiệu điện thế như thế nào?
- Số vơn ghi trên mỗi nguồn điện cho ta biết gì?
Bài 26: Hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện
- Số vơn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho ta biết gì?
- Hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện cĩ mối quan hệ như thế nào với cường độ dịng điện qua dụng cụ đĩ.
Bài 27: TH: Đo I và U đối với đoạn mạch nối tiếp
- Mạch điện mắc nối tiếp là gì?
- Biết vẽ sơ đồ mạch điên gồm cĩ 2 bĩng đèn mắc nối tiếp
- Biết cách tính cường độ dịng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
Bài 28: TH: Đo I và U đối với đoạn mạch song song
- Mạch điện mắc song song là gì?
- Biết vẽ sơ đồ mạch điên gồm cĩ 2 bĩng đèn mắc song song
- Biết cách tính cường độ dịng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song.
Bài 29 : An tồn khi sử dụng điện
- Giới hạn nguy hiểm đối với dịng điện khi đo qua cơ thể người.
- Nêu qui tắc an tồn khi sử dụng điện.
B/ Một số bài tập tham khảo:
1. Trong phân xưởng dệt , người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Hãy giải thích tác dụng của việc làm trên ?
2. Cọ xát một thước nhựa vào một mãnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mãnh len cĩ bị nhiễm điện khơng ? Nếu cĩ thì điện tích trên mãnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa ? Vì sao
3. Hạt nhân nguyên tử vàng cĩ điện tích +79e. Hỏi :
a, Trong nguyên tử vàng cĩ bao nhiêu êlectrơn bay xung quanh hạt nhân ?
b, Nếu nguyên tử vàng nhận thêm 2e nữa hoặc mất 2e thì điện tích hạt nhân cĩ thay đổi khơng ? Tại sao.
4. Trong các thiết bị sau đây . Hãy cho biết thiết bị nào chỉ cĩ thể hoạt động được khi cĩ dịng điện chạy qua: tủ lạnh, bếp ga, quạt trần, máy vi tính, xe đạp, ti vi, đồng hồ chạy bằng dây cĩt, đồng hồ điện tử, các máy cơ đơn giản.
5. Quan sát mạch điện dưới đây và cho biết: 
A, Các phần tử nào của mạch điện mắc nối tiếp với nhau? 
B, Số chỉ của ampe kế cho biết điều gì?
C, Số chỉ các vơn kế cho biết điều gì?
6: a, Vẽ sơ đồ mạch điện kín với 2 bĩng đèn cùng loại được mắc song song , cơng tắc đĩng.
 b, Mạch điện trên , nếu tháo bớt 1 bĩng đèn thì bĩng cịn lại cĩ sáng khơng? Sáng mạnh hay yếu hơn lúc trước?
7: Cĩ một mạch điện gồm pin, bĩng đèn, dây nối và cơng tắc. Cơng tắc đĩng, đèn khơng sáng. Nêu những trường hợp cĩ thể làm cho mạch hở và cách khắc phục.
8. Cho mạch điện sau:
a. Số chỉ các vơn kế V,V1, V2 và Ampe kế A cho biết điều gì?
b.Cĩ nhận xét gì về số chỉ các vơn kế V, V1, V2 ? Giải thích.
c. Khĩa K ngắt, số chỉ các vơn kế và ampe kế là bao nhiêu?
9. Làm các bài tập 27.10 ¨27.14, 28.16¨28.20 SBT
ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP VẬT LÝ- HỌC KỲ II
Lớp 9 - Năm học: 2012-2013
A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Khái niệm và cách tạo ra dịng điện xoay chiều
Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều?Máy phát điện trong kỹ thuật?Nêu các tác dụng của dịng điện xoay chiều.
Nêu các cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện?Cơng thức tính cơng suất hao phí ? Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế ? Máy tăng thế, máy giảm thế ? Cơng thức? 
Nêu hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Mối quan hệ giữa gĩc khúc xạ và gĩc tới khi tia sáng truyền từ khơng khí sang nước, từ nước sang khơng khí .
Nêu cách nhận biết thấu kính hội tụ ? Trình bày cách vẽ ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ .
Nêu đặc điểm ảnh của một vật tao bởi thấu kính hội tụ ? Cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ.
Nêu cách nhận biết thấu kính phân kì ? Trình bày cách vẽ hai tia sáng đặt biệt qua thấu kính phân kì?
Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì?Cách dụng ảnh của một vật qua thấu kính phân kì. 
Nêu cấu tạo của máy ảnh?Ảnh của một vật trên phim của máy ảnh? 
Nêu cấu tạo mắt? So sánh mắt với máy ảnh? Tại sao mắt phải điều tiết ? Điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng cực cận, khoảng cực viễn? Nêu các tật của mặt cận, mắt lão?Cách khắc phục?Kính lúp là gì?Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp?
Nêu các ví dụ về nguồn phát ra ánh sáng trắng và ánh sáng màu?Cách tạo ra ánh sáng màu bằng cách lọc màu ?Nêu cách phân tích ánh sáng trắng ? Cơng dụng của lăng kính?
 12.Nêu các hiểu biết của em về màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu? 
 13. Nêu các tác dụng của ánh sáng.Mỗi tác dụng cho một ví dụ minh họa
 14. Phát biểu định luật bảo tồn năng lượng? Cho ví dụ minh họa?
B/ BÀI TẬP THAM KHẢO:
1. a/ Vì sao để vận tải điện năng đi xa người ta phải dùng máy biến thế?
 b/ Trên cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì cơng suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây sẽ giảm đi bao nhiêu. 
 2. Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp 500 vịng, cuộn thứ cấp 50000 vịng để truyền đi cơng suất điện là 1000000W, hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 2000V.
	a/ Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp. 
	b/ Điện trở của đường dây tải điện là 200Ω . Tính cơng suất hao phí. 
3. Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp1500 vịng, hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 6,6kV hạ xuống cịn 220V.
	a/ Tính số vịng dây cuộn thứ cấp. 
	b/ Điện trở của đường dây tải điện là 200Ω, cường độ dịng điện truyền tải trên đường dây là 50A . Tính cơng suất hao phí.
4. Một máy phát điện cĩ cơng suất 60kW, hiệu điện thế tại trạm phát điện đạt 1000V. Điện trở dây tải điện là 5Ω..
 a/ Tính cơng suất hao phí trên đường dây tải .
 b/ Nêu biện pháp đơn giản để giảm cơng suất hao phí xuống 200 lần.
5. Để các thiết bị của khu dân cư hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 220V thì tại đĩ phải đặt một trạm biến thế làm giảm hiệu điện thế 15 lần.
 a/ Hỏi hiệu điện thế nơi cung cấp là bao nhiêu? Biết cơng suất tiêu thụ trung bình của khu dân cư là 6,6kW và điện trở của dây tải điện là 5Ω.
 b/ Tính cơng suất hao phí trên dường dây?
 6. Máy biến thế cĩ 2 cuộn dây : Nếu đặt vào 2 đầu cuộn thứ nhất một hiệu điện thế U1= 10V thì hiệu điện thế lấy ra ở cuộn thứ hai là U2 = 80V.Nếu đặt vào 2 đầu cuộn thứ hai một hiệu điện thế U1/ = 200V thì hiệu điện thế lấy ra ở 2 đầu cuộn thứ nhất U2/ là bao nhiêu?
7. Hình vẽ sau : M là vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh đồng xu trong nước . A là vị trí thực của đồng xu, PQ là mặt nước . Đường truyền của tia sáng từ đồng xu đến mắt là AIM. Hãy cho biết mắt sẽ nhìn thấy ảnh của đồng xu ở vị trí nào? Trả lời bằng phương pháp vẽ ảnh.
 M
 I
 A
8. Trong các hình vẽ sau, xy là trục chính của thấu kính . S là điểm sáng, S/ là ảnh. Với mỗi trường hợp . Hãy xác định:
- Quang tâm , tiêu điểm bằng phép vẽ. Nêu cách vẽ
- Loại thấu kính, tính chất ảnh của S/.
	SŸ
 S Ÿ 
 S/ Ÿ S/Ÿ 
 S Ÿ
 S/Ÿ
9. .xy là trục chính của thấu kính, AB là vật , A/B/ là ảnh của AB qua thấu kính . Hãy chỉ rõ:
- Loại thấu kính 
 - Vị trí quang tâm và các tiêu điểm. 
 B 
 B/	 B
 B B/
 A A/ A A/	 A	 A/ 
 B/
10. Biết M/N/ = 4cm là ảnh của MN= 10cm qua một thấu kính . MN cách M/N/ một khoảng 15cm.
A, Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí đặt thấu kính , loại thấu kính và các tiêu điểm?
B, Tính khoảng cách từ vật đến thấu kính ?
	 N
 N/
	 	 ·M/
 M 
11.Đặt một vật AB, cĩ dạng hình mũi tên dài 1 cm, vuơng gĩc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 12cm. Thấu kính cĩ tiêu cự 4cm.
	a/ Hãy dựng ảnh của vật theo đúng tỉ lệ. 	b/ Tính chiều cao của ảnh. 
	c/ Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì đặc điểm của ảnh lúc này thế nào?
12.Một vật AB đặt trước một thấu kính tạo ảnh A/B/ . Biết AB cách A/B/ là 24cm và tiêu cự của thấu kính đĩ là 14/3 cm như hình vẽ.
	A, Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí thấu kính , loại thấu kính và các tiêu điểm của thấu kính?
 B, Tính khoảng cách từ vật AB đến thấu kính.
 B
 B/
 A A/ (r)
13.Vật sáng AB cĩ độ cao h được đặt vuơng gĩc với trục chính của thấu kính phân kì tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính và cĩ vị trí tại tiêu điểm F.
	a/ Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho.
	b/ tính chiều cao h’ của ảnh theo h, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính theo d. 
14. Đặt một vật AB, cĩ dạng hình mũi tên dài 0,8 cm, vuơng gĩc với trục chính của thấu kính phân kì . Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 8 cm. Thấu kính cĩ tiêu cự 4cm.
	a/ Hãy dựng ảnh của vật theo đúng tỉ lệ. 	b/ Đĩ là ảnh thật hay ảnh ảo.	c/ Tính chiều cao của ảnh. 
15. Người ta chụp ảnh của một chậu cây cao 1m, đặt cách máy ảnh 2m. Phim cách vật kính của thấu kính của máy 6cm. Tính chiều cao của ảnh trên phim.
16.Một người đứng cách cột điện 20m. Cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới mắt người ấy là 2cm thì ảnh của cột điện trong màng lưới mắt sẽ cao bao nhiêu cm?
17.Một người đứng ngắm một cái cửa cách xa 5m. Cửa cao 2m. Tính độ cao của ảnh cái cửa trên màng lưới mắt. Cĩ thể thủy tinh như một thấu kính hội tụ cách màng lưới 2cm.
18.Vật kính của một máy ảnh cĩ tiêu cự 8cm. Máy ảnh được hướng để chụp ảnh một vật cao 40cm, đặt cách máy 1,2m.
	a/ Hãy dựng ảnh của vật trên phim	b/ Tính độ cao của ảnh trên phim. 
19. Đặt vật AB vuơng gĩc với trục chính cua thấu kính phân kì cĩ tiêu cự 30cm ta thu được ảnh ảo A’B’ cao 3cm, vuơng gĩc với trục chính cách thấu kính 10cm.
	a/ Hãy vẽ hình xác định độ lớn, vị trí của vật AB theo đúng tỉ lệ. b/ Tính vị trí và độ lớn của vật. 
20.Một người chỉ nhìn rõ những vật ở cách mắt từ 15cm đến 50cm.
	a/ Mắt người đĩ bị tật gì?
	b/ Người ấy phải đeo thấu kính loại gì? Tiêu cự của kính là bao nhiêu? Biết kính đeo cách mắt 1,5cm. Khi đeo kính phù hợp thì người đĩ sẽ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt bao nhiêu.
21. Mắt của một người cĩ điểm cực cận cách mắt 60cm. Hỏi:
A, Mắt người này bị tật gì? Vì sao? Để khắc phục tật này người đĩ cần đeo loại thấu kính gì?
B, Khi đeo kính trên , người này muốn thấy rõ vật ở vị trí gần nhất cách mắt 20cm. Tính tiêu cự của kính? Biết rằng kính đeo sát mắt.
22.Cĩ thể dùng thấu kính hội tụ cĩ tiêu cự 10cm làm kính lúp được khơng? Vì sao? Nếu dùng được thì kính lúp đĩ cĩ số bội giác bằng bao nhiêu? Khi quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp nĩi trên thì phải đặt vật trong khoảng nào trước thấu kính
.23. Một người dùng kính lúp cĩ tiêu cự 10cm để quan sát một vật nhỏ cao 0,5cm, vật đặt cách kính 6cm.
 a/ Hãy dựng ảnh của vật qua kính lúp và cho biết tính chất của ảnh?
 b/ Tính khoảng cách từ ảnh đến kính?
 c/ Ảnh của vật cao bao nhiêu?
24. Dùng kính lúp cĩ tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ. Muốn cĩ ảnh ảo lớn gấp 5 lần thì:
 a/ Người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu?
 b/ Tính khoảng cách từ ảnh đến vật?
25. Một vật AB đặt vuơng gĩc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cho ảnh A/B/ ( hình vẽ). Biết AB= 7,5cm, A/B/ = 2,5cm và AA/= 16cm
a. Bằng phép vẽ , hãy xác định vị trí thấu kính, loại thấu kính và các tiêu điểm của thấu kính?
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính , tiêu cự của thấu kính?
c. Nếu cố định thấu kính và cho vật dịch chuyển về phía thấu kính một khoảng 6cm thì ảnh dịch chuyển một khoảng là bao nhiêu?
 B
	 A A/ (r)
	 B/ 

File đính kèm:

  • docLY 7-8-9 - LIEN.doc
Đề thi liên quan