Đề cương ôn thi cuối năm môn Lịch sử Lớp 4

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi cuối năm môn Lịch sử Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ CUỐI NĂM- LỚP 4
1. Cuối thời Trần tình hình đất nước ta như thế nào? Khoanh vào ý đúng:
a.Vua quan ăn chơi sa đoạ
b. Dân chúng rơi vào cảnh bần cùng, khốn khổ.
c. Đê điều vững chắc, nhà nông được mùa nhiều năm.
d.Một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước
e. Việc học hành được chú ý.
h. Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
k. Giặc Cham- pa phía nam thường ra quấy nhiễu.
2. Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần trong hoàn cảnh nào? Năm nào? Đổi tên nước là gì? Dời đô về đâu?
 - Năm 1400, trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly- một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ
 - Đổi tên nước là Đại Ngu, dời thành về Tây Đô ( Vĩnh Lộc, Thanh Hoá )
3.Nêu 1 số cải cách của ông Hồ Quý Ly sau khi lên ngôi?
 -Qui định lại số ruộng cho quan lại, quí tộc
 - Qui định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quí tộc 
 - Thay thế các quan cao cấp của dòng họ Trần bằng người thực sự tài giỏi, các quan phải thường xuyên xuống thăm dân
 - Năm có nạn đói, các nhà giàu phải bán thóc cho dân và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân
4. Cuộc K/c chống quấn Minh của Hồ Quý Ly vào năm 1406 thất bại, là do:
a. Quân và dân đều đồng lòng mưu trí đánh giăc nhưng quân Minh quá mạnh
b.Nhân dân không phục Hồ Quý Ly
c. Không đoàn kết toàn dân mà chỉ dựa vào quân đội
5.Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược :
 a. Nam Hán c. Mông - Nguyên
 b. Tống d. Minh
6.Em hãy sắp xếp theo thứ tự các ý sau để thuật lại diễn biến của trận Chi Lăng:
Khi ngựa của giặc đang bì bõm vượt qua đồng lầy, quân ta đang mai phục hai bên sườn núi đã lập tức theo hiệu lệnh của loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy, bắn tên và phóng lao vun vút vào kẻ địch.
Tướng Liễu Thăng bị giết. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ đang lũ lượt chạy phía sau.
Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
Phục binh của ta từ hai bên sườn núi, lòng khe nhất tề xông ra tấn công bộ binh giặc.
 7. Vì sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm nơi phục kích quân giặc?
A. Vị trí của ải Chi Lăng gần biên giới với Trung Quốc.
B. Aỉ Chi Lăng có cảnh quan đẹp.
C. Aỉ Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, khe sâu, rừng cây um tùm, đường đi nhỏ hẹp
8.Trong trận Chi Lăng quân ta đã dùng mưu kế ntn?
Giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công .
9. Chọn các từ ngữ cho sẵn dưới đây rồi điền vào chỗ trống trong bảng cho thích hợp.
(Hồng Đức, Đại Việt, Thăng Long, Lê Thánh Tông, năm 1428 )
a. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế đóng đô ở ..
b. Tên nước ta dưới thời Hậu Lê là 
c. Nước ta ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất dưới đời vua
d. Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế vào......................................................
e. Bản đồ đầu tiên của nước ta có tên là bản đồ ............................................
10. Nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước chặt chẽ qua việc:
a. Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua. 
b. Vua có uy quyền tuyệt đối
c. Soạn Bộ luật Hồng Đức, vẽ bản đồ đất nước
10. Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì?
Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ chủ quyền quốc; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
11.Những sự kiện cụ thể nào nói về tổ chức giáo dục thời Hậu Lê?
Thời Hậu Lê giáo dục có quy củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và kì thi Hội; nội dung học tập là nho giáo,... 
12.Điền vào chỗ trống trong đoạn sau cho thích hợp với chính sách khuyến khích học tập thời Hậu Lê:
 Nhà Hậu Lê đặt ra lễ....................................., lễ.................................và khắc tên tuổi người ...................................vào bia đá dựng ở ..........................để.............................những người có tài.
13. Nối ý bên trái với ý bên phải cho phù hợp để thấy văn học và khoa học thời Hậu Lê rất phát triển: 
 Tác phẩm Tác giả
 Quốc âm thi tập Lê Thánh Tông
 Hồng Đức quốc âm thi tập Ngô Sĩ Liên
 Dư địa chí Nguyễn Trãi
 Lam Sơn thực lục 
 Đại Việt sử ký toàn thư
14. Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước vào đầu thế kỷ XVI, khoanh vào ý đúng nhất:
 a. Nhà Hậu Lê suy yếu
 b.Vua bày trò ăn chơi xa xỉ
 c. Do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến
15. Cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến vào đầu thế kỷ XVI đã gây ra những hậu quả gì? 
Cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực, đất nước bị chia cắt. Đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau, vợ xa chồng, con không thấy bố. Sản xuất không phát triển. 
16. Nối ý A với ý B cho phù hợp. Đầu thế kỷ XVI đất nước bị chia cắt thành:
 A B A B
 Nam triều Nhà Mạc Tiếp theo là: Đàng trong Sông Gianh trở ra
 Bắc triều Nhà Lê Đàng ngoài Sông Gianh trở vào
17.Vào cuối thế kỉ XVI, vua chúa nào đã đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang?
	A.Vua Lê	B. Chúa Trịnh 	
 C. Mạc Đăng Dung D. Chúa Nguyễn
18.Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào?
- Từ TK XVI các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển nam trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long
- Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển
19.Em hãy cho biết trong những chi tiết được nêu ra dưới đây, chi tiết nào không phù hợp với Hội An:
 a. Là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong 
 b. Được các nhà buôn Nhật góp phần xây dựng nên 
 c. Có các phường Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Buồm
 d. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới
20.Thăng Long, Phố Hiến ở thế kỷ XVI-XVII Nối ý A với ý B cho thích hợp:
 A B
 Thăng Long So với nhiều thành thị ở Á châu nhưng lại đông dân hơn
 Có trên 2000 nóc nhà của các cư dân từ nhiều nước đến ở
 Phố Hiến Người Trung Quốc, người Nhật Bản rất đông,Nơi đây buôn bán tấp nập
 Những ngày phiên chợ đông không thể tưởng tượng được
 Có các phường Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Buồm
19. Nguyễn Huệ đã có công đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh mở đầu cho việc thống nhất đất nước vào năm:
A. 1768 B. 1786 C 1788 
21. Kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh?
- Quân của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão vào Thăng Long, đến Nam Dư. Quân Trịnh bỏ thuyền lên bờ tản mát. Quân Tây Sơn ập đến. Quân Trịnh không kịp xuống thuyền phần bị giết phần bỏ chạy. Quân Tây Sơn băng băng tiến về Thăng Long đánh mạnh vào trận địa của quân Trịnh.
- Trịnh Khải phất cờ thúc quân đánh trả nhưng tướng sĩ không dám tiến. Lợi dụng cơ hội ấy, quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào quân Trịnh, quân Trịnh đại bại.
22.Nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long. Khoanh vào ý đúng nhất:
a. Quân Trịnh bạc nhược, chủ quan.quân 
b.Tây Sơn tiến như vũ báo, quân Trịnh không kịp trở tay
c.Cả ý a và ý b
23.Mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang xâm lược nước ta năm nào?
A. 1786	 B. 1788	C. 1789 D. 1782
24.Tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh?
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 quân đạo tiến ra Thăng Long
- Đêm mùng 3 Tết, quân ta vây kín đồn Hà Hồi, Quang Trung bắc loa gọi, tướng sĩ dạ rầm trời, quân Thanh hoản sợ xin hàng
- Mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi cuộc chiến diễn ra rất ác liệt, quân giặc chết nhiều, đồn Ngọc Hồi bị mất
- Mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị cùng đám tàn quân chạy về phương Bắc. Quân ta toàn thắng
25. Năm1789, Nguyễn Huệ- Quang Trung có công lao gì?
Đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc
26.Hằng năm, ở Gò Đống Đa, nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại thắng quân Thanh. Đó là ngày: 
 a. 2 Têt	 c. 4 Tết	
b. 3 Tết d. 5 Tết
 27. Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm vì:
a. Chữ Nôm dễ học hơn chữ Hán
b. Chữ Hán là chữ của nước ngoài
c. Vua Quang Trung muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc
d. Cả a và b đều đúng
 28. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung:	 
 Vua.đã có nhiều chính sách nhằm phát triển và.. của đất nước. Tiêu biểu là “ chiếu..”, “ chiếu lập học” và đề cao..
29. Các chính sách về kinh tế và văn hoá có tác dụng như thế nào?
- Thúc đẩy kinh tế phát triển
- Thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển
30.Hoàn thành bài tập sau để biết hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn:
 Sau khi ..........................qua đời, triều đại Tây Sơn...........................Lợi dụng thời cơ đó, ..................
Đã huy động lực lượng tấn công nhà........................Năm.........triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là ....................., định đô ở ............................
31. Nêu 1 vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị?
 - Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước
 - Tăng cường lực lượng quân đội ( với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc...)
 - Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối
32. Mô tả đôi nét về kinh thành Huế?
- Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, một toà thành rộng lớn dài hơn 2 km bên bờ sông Hương. Đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó
- Thành có 10 cửa chính ra vào. Nằm giữa kinh thành là Hoàng thành. Cửa chính vào Hoàng thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ sen. Một chiếc cầu bắc qua dẫn đến điện Thái Hoà nguy nga tráng lệ. Quanh điện Thái Hoà là hệ thống cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc.
33.Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hố thế giới vào ngày, tháng, năm nào?
 a. Ngày 12- 11- 1993 b. Ngày 5- 12- 1999
 c. Ngày 11- 12- 1993 d. Ngày 7- 12- 1995

File đính kèm:

  • docOn tap lich su 4 cuoi ky II 33 cau.doc