Đề cương ôn thi giữa học kỳ I – môn sinh học 6

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi giữa học kỳ I – môn sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KỲ I – MÔN SINH HỌC 6
Câu 1:
Nêu đặc điểm chung của cơ thề sống? phân biệt vật sống và vật không sống? cho ví dụ
đặc điểm chung của cơ thề sống là:
Trao đổi chất với môi trường
Lớn lên và sinh sản
Cảm ứng
Phân biệt
Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, sinh sản ( VD: con gà, cây đậu…….)
Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên
Câu 2:
Nêu đặc điểm chung của thực vật? Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa
đặc điểm chung của thực vật là:
thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ để nuôi sống mình. 
Phần lớn không có khả năng di chuyển.
Phản ơngs chậm với kích thích của môi trường.
Phân biệt:
Thực vật không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả ( ví dụ cây dương xỉ…)
Thực vật có hoa: cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt ( ví dụ cây nhãn, cây bưởi…)
Cơ thể thực vật có hoa gồm 2 cơ quan: 
+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá. Có chức năng nuôi dưỡng cơ thể.
+ Cơ quan sinh sản : hoa , quả, hạt. có chức năng: sinh sản, duy trì, phát triển nòi giống.
Câu 3: Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm? Cho vd
Cây 1 năm: là cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm ( vd: cây lúa, cây ngô…)
Cây lâu năm: là cây ra hoa, kết quả nhiều lần trong vòng đời ( vd: cây nhãn, cây cam …)
Câu 4: Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi?
1 – Kính lúp
* Cấu tạo: kính lúp gồm 2 phần:
- Tay cầm bằng kim loại
- tấm kính trong lồi 2 mặt: có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 à 20 lần.
* Cách sử dụng:
- Để mặt kính sát mẫu vật.
2- Kính hiển vi:
* Cấu tạo: gồm 3 phần chính:
- chân kính
- thân kính gồm: 
+ Ống kính: ( thị kính, đĩa quay, vật kính)
+ Ốc điều chỉnh( ốc to, ốc nhỏ)
- Bàn kính
* Cách sử dụng:
- đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
- điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.
- sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
Câu 5:
Nêu hình dạng, kích thước và cấu tạo của tế bào thực vật
hình dạng và kích thước của tế bào
cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào.
Các tế bào có hình dạng và kính thước khác nhau.
+ Hình dạng: hình hạt, hình que, hình cầu, hình chữ nhật…….
+ Kích thức khác nhau: Tế bào mô phân sinh kích thước nhỏ, tế bào mô sợi dài.
Cấu tạo tế bào
Tế bào gồm:
vách tế bào ( chỉ có ở tế bào thực vật)
Màng sinh chất: Bao bọc ngoài tế bào
Chất tế bào: chứa các bào quan. Nơi diễn ra mọi hoạt động của tế bào.
Nhân: điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Ngoài ra còn có không bào: chứa dịch tế bào.
Câu 6: Mô là gì? Nêu các loại mô.
Mô là 1 nhóm tế bào có hình dạng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện cùng 1 chức năng nhất định.
Các loại mô: mô phân sinh ngọn, mô biểu bì…….
Câu 7: Trình bày sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật? ý nghĩa?
sự lớn lên của tế bào
tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất.
sự phân chia tế bào
Tế bào lớn lên với 1 kích thước nhất định thì phân chia .
Quá trình phân chia:
+ Đầu tiên 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+ Chất tế bào phân chia, xuất hiện 1 vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
+ Các tế bào con tiết tục lớn lên thành tế bào trưởng thành.
Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tế bào mới cho cơ thể thực vật.
3 – Ý nghĩa: Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Câu 8: Phân biệt rễ cọt và rễ chùm? Cho VD
Rễ cọc: có 1 rễ cái to khỏe đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn. ( ví dụ: cây rau cải, cây mít, cây đậu)
Rễ chùm: Gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc tỏa từ gốc thân thành chùm.
VD: Cây hành, tỏi, ngô,……..
Câu 9: Rễ có mấy miền, nêu chức năng của từng miền? Trong đó miền nào là quan trọng nhất? Vì sao. Nêu chức năng miền hút của miền rễ. nêu cấu tạo của miền hút.
Rễ có 4 miền:
Miền trưởng thành: có các mạnh dẫn làm nhiện vụ dẫn truyền.
Miền sinh trưởng: Làm cho rễ dài ra.
Miền chóp rễ: Che trở, bảo vệ cho đầu rễ.
Miền hút: Có các lông hút làm nhiệm vụ hất thụ nước và muối khoáng hòa tan.
Miền hút quan trọng nhất vì: Miền hút đảm nhận chức năng:
Bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ.
Hút nước và muối khoáng hòa tan.
Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
Chuyển nước và muối khoáng lên thân lá.
Chứa chất dự chữ.
Cấu tạo miền hút của rễ gồm 2 phần:
Vỏ: gồm biểu bì, thịt vỏ.
Trụ giữa gồm: Bó mạch ( gồm mạch dây và mạch gỗ) và ruột.
Câu 10: vì sao bộ rễ của cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều ?
bộ rễ của cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều vì:
Bộ rễ là cơ quan thu nhận chất dinh dưỡng ( nước và muối khoáng) cho cây. Cho nên khi cây càng lớn nhu cầu nước và muối khoáng càng cao thì bộ rễ cây phải phát triển ( số lượng rễ con nhiều) để hút đủ nước và muối khoáng phục vụ mọi hoạt động sống của cây 
Mặt khác khi cây càng lớn thì bộ rễ càng phải lan rộng mới giữ cây đứng vững.
Câu 11: cây cần nước và muối khoáng như thế nào
Nhu cầu nước của cây :
Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây .
Nhu cầu muối khoáng của cây:
Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hòa tan trong đất.
Cây cần 3 loại muuis khoáng chính là : Đạm, lân , kali
Câu 12: trình bày sự hút nước và muối khoáng của cây? Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây?
Rễ cây hút nước và muối khoáng
Rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ lông hút
Nước và muối khoáng trong đất nhờ lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới các bộ phận của cây.
những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây:
a, các loại đát trồng khác nhau:
- Đất đá ong: Nước và muối khoáng trong đất ít à sự hút của rễ khó khăn
- Đất phù sa: Nước và muối khoáng trong đất nhiều à sự hút của rễ thuận lợi.
- Đất đỏ bazan:
b, thời tiết khí hậu:
- Mùa đông băng giá ở những vùng lạnh à sự hút nước và muối khoáng bị ngừng trệ.
- TrỜI nắng, nhiệt độ cao à sự hút nước của cây tăng.
- Mùa mưa , đất ngập nước lâu ngày, rễ bị chết à cây mất khả năng hút nước và muuois khoáng.
Vậy đất trồng, thời tiết khí hậu ảnh hưởng tới sự hút nước và muối kháng của cây.
Câu 13: Có mấy loại rễ biến dạng? kể tên cho VD
Có 4 loại rễ biến dạng:
Rễ củ: củ khoai lang, củ cải…………
Rễ móc: trầu không, vạn niên thanh……
Rễ thở: Bụt mọc, đước……
Giác mút: tầm gửi, dây tơ hồng…….
Câu 14: trình bày cấu tạo ngoài của thân? Phân biệt chồi lá, chồi hoa
cấu tạo ngoài của thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngon, chồi nách ( gồm chồi lá và chồi hoa)
Phân biệt:
Chồi lá: Mang mầm lá, phát triển thành cành mang lá.
Chồi hoa: Mang mầm hoa, phát triển thành cành mang hoa.
Câu 15: Thân dài ra và to ra do đâu?
Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
Thân to ra do sự phân chia tế bào ở tầng phát sinh: tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
- Tầng sinh vỏ ( nằm trong thịt vỏ) hàng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và 1 lớp biểu bì và phía trong 1 lớp thịt vỏ.
- Tầng sinh trụ: ( nằm giữa mạnh rây và mạch gỗ ) hàng năm sinh ra phía ngoài 1 lớp mạc rây và phía trong 1 lớp mạnh gỗ.
Câu 16: Vòng gỗ hàng năm là gì? Tại sao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng màu:
Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ , đếm số vòng gỗ ta có thể xác định đực tuổi của cây.
- Phần gỗ mầu sẫm sinh ra khi thời tiết khắc nghiệt, thiết thức ăn.
- Phần gỗ mầu sáng sinh ra khi mùa xuân , khí hậu thuận lợi
Câu 17: Điền từ thíc hợp vào dấu ( .......)
- Mạch gỗ gồm .............( 1)................có chức năng ..............( 2)..........................
- Mạch rây gồm .............( 3)................có chức năng ..............( 4)..........................
(1) những tế bào có vách hóa gỗ dày, không có chất tế bào.
(2) vận chuyển nước và muối khoáng
(3) những tế bào sống, vách mỏng, 
(4) vận chuyển những chất hữu cơ đi nuôi cây.
Câu 18: cây trưởng thành, bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những lọai cây nào thì bấm ngọn ? Những lọai cây nào thì tỉa cành ?
cây trưởng thành:
- Bấm ngọn giúp cây phát triển nhiều cành, nhiều hoa , quả.
- Tỉa cành : Cây tập trung chất dinh dưỡng phát triển chiều cao.
* Những loại cây :
- Bấm ngọn: Những cây lấy hoa quả.
- Tỉa cành: những cây lấy gỗ , sợi.
Câu 19: Có mấy loại thân, mỗi loại thân cho 2 ví dụ.
Có 3 loại thân :
- Thân đứng gồm: Thân gỗ ( cây bàng, cây phượng......) thân cột ( cây dừa, cây cau...) thân cỏ ( cây lúa, ngô.........)
- Thân leo : Leo bằng thân quấn ( Mùng tơi, bìm bìm......) leo bằng tua cuốn ( mướp, bầu, bí,..........)
- Thân bò : rau má, khoai lang.
Câu 20: Kể tên 1 số thân biến dạng và chức năng của nó đối với cây? Cho ví dụ
- Thân củ: dự trữ chất dinh dưỡng ( ví dụ : cây khoai tây)
- Thân rễ: dự trữ chất dinh dưỡng ( ví dụ : cây giong ta)
- Thân mọng nước: dự trữ nước và quang hợp ( ví dụ : cây xương rồng)
Câu 21: Giải thích các câu sau:
1, Vì sao phải bón đủ phân, đúng lúc
Để cung cấp đầu đủ các loại muối khoáng cần thiết , phù hợp cho từng thời điểm sinh trưởng của cây, giúp cây trưởng thành và phát triển tốt nhất.
2, tại sao trời nắng nhiệt độ cao cần tưới nhiều nước cho cây
Vì trời nắng , nhiệt độ cao cây thoát hơi nước nhiều, do đó cần tưới nhiều nước cho cây để cung cấp đủ nhu cầu nước cần thiết cho cây.
3, Cày, cuốc, xới đất có lợi gì?
Tạo điều kiện cho đất tơi, xốp, thoáng khí. Rễ cây dễ dàng hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây.

File đính kèm:

  • docde cuong on thi 8 tuan sinh 6.doc
Đề thi liên quan