Đề cương ôn thi học kì 2 môn công nghệ 11

doc9 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì 2 môn công nghệ 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN TỰ LUẬN (2đ)
Câu 1: vì sao phải tìm hiều một số tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí?
Đảm bảo chọn vật liệu đúng theo yêu cầu sử dụng
Đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ,
Câu 2: hãy nêu các tính chất đặc trưng của vật liệu dùng trong cơ khí:
Độ bền
Là khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
Là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu.
Đại lượng đặc trưng: + σbk(N/mm2): bền kéo
 + σbn: bền nén
Độ dẻo:
Là khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. 
Đặc trưng cho độ dẻo là độ dãn dài tương đối d (%).Vật liệu cĩ độ dãn dài tương đối d càng lớn thì độ dẻo càng cao.
Độ cứng : 
Là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực thơng qua các đầu thử cĩ độ cứng cao được coi là ko biến dạng.
Các đơn vị đo:
 + Độ cứng Brinen (HB): gang xám 180÷240HB
 + Độ cứng Rocven (HRC): thép 45 40÷45HRC
 + Độ cứng Vicker (HV): hợp kim cứng 13500÷16500HV
Câu 3: hãy trình bày bản chất, ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
Bản chất: Đúc là rĩt kim loại lỏng vào khuơn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội ta nhận được sản phẩm cĩ hình dạng và kích thước của lịng khuơn đúc.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.
Đúc được các vật cĩ khối lượng từ vài gam tới vài tấn mà các phương pháp khác khơng thực hiện đc 
Phương pháp đúc cĩ độ chính xác cao mà các phương pháp khác khơng cĩ đc.
Nhược điểm Tạo ra các khuyết tật vật đúc: rỗ khí, rỗ xỉ, khơng đầy lịng khuơn, vật đúc bị nứt ...
Câu 4: trình bày các chuyển động khi tiện
Chuyển động cắt: Phơi quay trịn
Chuyển động tiến dao gồm:
Chuyển động tiến dao ngang Sng: cắt đứt phơi hoặc gia cơng mặt đầu của chi tiết
Chuyển động tiến dao dọc Sd: gia cơng dọc theo chiều dài của chi tiết
Chuyển động tiến dao phối hợp Schéo:dùng để gia cơng các mặt cơn và các mặt định hình.
Câu 5: máy tự động và dây chuyền tự động đem lại cho con người lợi ích gì?
Nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm
Thay thế con người ở những mơi trường độc hại và nguy hiểm, rất tiện lợi cho sức khoẻ,
Câu 6: hãy nêu các ví dụ về ô nhiễm môi trường do cơ khí gây ra
Việc đóng mở các cửa hút, cửa xả của động cơ xăng 2 kỳ công suất nhỏ là nhờ chi tiết nào?
A. Lên xuống của pit-tông
B. Các xu pap
C. Nắp xi lanh
D. Do các te
Thành xi lanh động cơ xe máy gắn tản nhiệt bằng:
A. Các bọng nước
B. Cánh tản nhiệt
C. Cánh quạt gió
D. Các bọng nước và các cánh tản nhiệt
Pit-tông của động cơ xăng 4 kỳ thường có hình dạng như thế nào?
A. Đỉnh bằng
B. Đỉnh lồi
C. Đỉnh lõm
D. Đỉnh tròn
Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, nếu bầu lọc tinh bị tắc thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. Dầu bôi trơn lên đường dầu chính không được lọc, các chi tiết được bôi trơn bằng dầu bẩn
B. Không có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, động cơ dễ bị hỏng
C. Vẫn có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, không có sự cố gì xảy ra
D. Động cơ có thể ngừng hoạt động
Dầu bôi trơn dùng lâu phải thay vì lý do gì?
A. Dầu bôi trơn bị loãng
B. Dầu bôi trơn bị đông đặc
C. Dầu bôi trơn bị cạn
D. Dầu bôi trơn bị bẩn và độ nhớt bị giảm
Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu nhớt vào nhiên liệu được dùng ở động cơ nào?
A. Động cơ 4 kỳ
B. Động cơ 2 kỳ
C. Động cơ Điêden
D. Động cơ xăng
Đầu pit-tông có rãnh để lắp xéc măng, các xéc măng được lắp như thế nào?
A. Xéc măng khí và xéc măng dầu được lắp xen kẽ.
B. Xéc măng khí được lắp ở trên, xéc măng dầu được lắp ở dưới.
C. Xéc măng khí được lắp ở dưới, xéc măng dầu được lắp ở trên.
D. Lắp tùy ý.
Trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận tạo nên sự tuần hoàn cưỡng bức trong động cơ là
A. Bơm nước
B. Van hằng nhiệt
C. Quạt gió
D. Ống phân phối nước lạnh
Một chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ, trục khuỷu và trục cam quay bao nhiêu vòng?
A. Trục khuỷu quay một vòng, trục cam quay một vòng
B. Trục khuỷu quay một vòng, trục cam quay hai vòng
C. Trục khuỷu quay hai vòng, trục cam quay một vòng
D. Trục khuỷu quay hai vòng, trục cam quay hai vòng
Ở động cơ điêden 4 kỳ, pit-tông ở vị trí ĐCD tương ứng với thời điểm nào?
A. Đầu kỳ nạp
B. Cuối kỳ nén
C. Đầu kỳ nén
D. Cuối kỳ nạp và cháy
Trong cấu tạo thanh truyền, đầu to thanh truyền được lắp với chi tiết nào?
A. Chốt pit-tông
B. Chốt khuỷu
C. Đầu trục khuỷu
D. Lỗ khuỷu
Trong nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức, van khống chế lượng dầu đóng lại để dầu đi qua két làm mát khi nào?
A. Áp suất dầu cao quá giới hạn cho phép.
B. Nhiệt độ dầu nằm trong giới hạn định mức.
C. Nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định mức.
D. Lượng dầu chảy vào đường dầu chính quá giới hạn.
Trong hệ thống truyền lực trên ôtô, lực được truyền từ động cơ đến bánh xe chủ động theo trình tự nào?
A. Động cơ → Hộp số → Ly hợp → Truyền lực các đăng → Truyền lực chính và bộ vi sai.
B. Động cơ → Ly hợp → Hộp số → Truyền lực các đăng → Truyền lực chính và bộ vi sai → Bánh xe.
C. Động cơ → Hộp số → Ly hợp → Truyền lực các đăng → Truyền lực chính và bộ vi sai → Bánh xe.
D. Động cơ → Ly hợp → Hộp số →Truyền lực các đăng → Truyền lực chính và bộ vi sai.
Động cơ đốt trong(ĐCĐT)-Hệ thống truyền lực(HTTL)-Máy công tác(MCT) làm việc bình thường khi:
A. Công suất MCT = Công suất ĐCĐT
B. Công suất MCT < Công suất ĐCĐT
C. Công suất ĐCĐT <= Công suất MCT
D. Công suất MCT > Công suất ĐCĐT
Trong động cơ điêden, nhiên liệu được phun vào xi lanh ở thời điểm nào?
A. Đầu kỳ nạp
B. Cuối kỳ nạp
C. Đầu kỳ nén
D. Cuối kỳ nén
Trong hệ thống cung cấp nhên liệu và không khí của động cơ Điêden, hòa khí được hình thành ở đâu?
A. Hòa khí được hình thành ở xi lanh
B. Hòa khí được hình thành ở vòi phun
C. Hòa khí được hình thành ở bầu lọc khí
D. Hòa khí được hình thành ở đường ống nạp
Trong hệ thông phun xăng, hòa khí được hình thành ở đâu?
A. Hòa khí được hình thành ở xi lanh
B. Hòa khí được hình thành ở vòi phun
C. Hòa khí được hình thành ở Bộ chế hòa khí
D. Hòa khí được hình thành ở đường ống nạp
Trong hệ thông nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, hòa khí được hình thành ở đâu?
A. Hòa khí được hình thành ở xi lanh
B. Hòa khí được hình thành ở vòi phun
C. Hòa khí được hình thành ở Bộ chế hòa khí
D. Hòa khí được hình thành ở bầu lọc khí
Nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng là:
A. Cung cấp hòa khí sạch vào xi lanh của động cơ và thải khí cháy ra ngoài.
B. Cung cấp hòa khí sạch vào xi lanh của động cơ theo đúng yêu cầu phụ tải và thải sạch khí cháy ra ngoài.
C. Cung cấp hòa khí sạch vào xi lanh của động cơ và thải không khí ra ngoài.
D. Cung cấp không khí sạch vào xi lanh của động cơ và thải khí cháy ra ngoài.
Khi nhiệt độ của dầu vượt quá giới hạn cho phép, dầu sẽ đi theo đường nào sau đây?
A. Các te → Bầu lọc dầu → Van khống chế dầu → Mạch dầu → Các bề mặt masát → Cácte
B. Các te→Bơm dầu → Bầu lọc dầu → Van khống chế dầu → Mạch dầu → Các bề mặt masát → Cácte
C. Các te →Bơm dầu →Van an toàn →Cácte
D. Các te → Bơm dầu →Bầu lọc dầu →Két làm mát dầu →Mạch dầu → Các bề mặt ma sát → Cácte
Nếu áp suất đầu trên đường ống dẫn dầu tăng, dầu sẽ đi theo đường nào sau đây?
A. Các te → Bầu lọc dầu → Van khống chế dầu → Mạch dầu → Các bề mặt masát → Cácte
B. Các te → Bơm dầu→Bầu lọc dầu → Van khống chế dầu → Mạch dầu → Các bề mặt ma sát → Cácte
C. Các te →Bơm dầu → Van an toàn → Cácte
D. Các te →Bơm dầu → Bầu lọc dầu →Két làm mát dầu → Mạch dầu → Các bề mặt ma sát → Cácte
Khi hệ thống bôi trơn làm việc bình thường, dầu đi theo đường nào sau đây?
A. Các te → Bầu lọc dầu → Van khống chế dầu →Mạch dầu → Các bề mặt masát → Cácte
B. Các te → Bơm dầu →Bầu lọc dầu →Van khống chế dầu →Mạch dầu → Các bề mặt ma sát →Cácte
C. Các te → Bơm dầu→Van an toàn → Cácte
D. Các te → Bơm dầu → Bầu lọc dầu → Két làm mát dầu → Mạch dầu → Các bề mặt ma sát → Cácte
Ở kỳ 2 của động cơ xăng 2 kỳ, giai đoạn “Quét-thải khí” được diễn ra
A. Ở đầu kỳ 2, khi cửa quét và cửa thải vẫn mở
B. Từ khi pít tông mở cửa thải cho tới khi pit-tông bắt đầu mở cửa quét
C. Từ khi pit-tông mở cửa quét cho đến khi pit-tông xuống tới ĐCD
D. Từ khi pit-tông ở ĐCT cho đến khi pit-tông bắt đầu mở cửa thải
Ở kỳ 1 của động cơ xăng 2 kỳ, giai đoạn “Quét-thải khí” được diễn ra
A. Từ khi pit-tông đóng cửa thải cho tới khi pit-tông lên đến ĐCT.
B. Từ khi pít tông mở cửa thải cho tới khi pit-tông bắt đầu mở cửa quét
C. Từ khi pit-tông mở cửa quét cho đến khi pit-tông xuống tới ĐCD
D. Từ khi pit-tông ở ĐCT cho đến khi pit-tông bắt đầu mở cửa thải
Ở kỳ 2 của động cơ xăng 2 kỳ, giai đoạn “nén và cháy” được diễn ra
A. Từ khi pit-tông đóng cửa quét cho tới khi pit-tông đóng cửa thải
B. Từ khi pit-tông mở cửa quét cho đến khi pit-tông xuống tới ĐCD
C. Từ khi pit-tông ở ĐCT cho đến khi pit-tông bắt đầu mở cửa thải
D. Từ khi pit-tông đóng cửa thải cho tới khi
pit-tông lên đến ĐCT.
Ở kỳ 2 của động cơ xăng 2 kỳ, giai đoạn “lọt khí” được diễn ra
A. Từ khi pít tông mở cửa thải cho tới khi pit-tông bắt đầu mở cửa quét
B. Từ khi pit-tông đóng cửa quét cho tới khi pit-tông đóng cửa thải
C. Từ khi pit-tông mở cửa quét cho đến khi pit-tông xuống tới ĐCD
D. Từ khi pit-tông ở ĐCT cho đến khi pit-tông bắt đầu mở cửa thải
Ở kỳ 1 của động cơ xăng 2 kỳ, giai đoạn “thải tự do” được diễn ra
A. Từ khi pít tông mở cửa thải cho tới khi pit-tông bắt đầu mở cửa quét
B. Từ khi pit-tông mở cửa quét cho đến khi pit-tông xuống tới ĐCD
C. Từ khi pit-tông ở ĐCT cho đến khi pit-tông bắt đầu mở cửa thải
D. Từ khi pit-tông đóng cửa quét cho tới khi pit-tông đóng cửa thải
Trong chu trình làm việc của động cơ xăng 2 kỳ, ở kỳ 2, trong xi lanh diễn ra các quá trình:
A. Cháy-dãn nở, thải tự do, nạp và nén
B. Quét-thải khí, lọt khí, nén và cháy
C. Quét-thải khí, thải tự do, nén và cháy
D. Cháy-dãn nở, thải tự do và quét-thải khí
Trong chu trình làm việc của động cơ xăng 2 kỳ, ở kỳ 1, trong xi lanh diễn ra các quá trình:
A. Cháy-dãn nở, thải tự do, nạp và nén
B. Quét-thải khí, lọt khí, nén và cháy
C. Quét-thải khí, thải tự do, nén và cháy
D. Cháy-dãn nở, thải tự do và quét-thải khí
Trong chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ, có một kỳ sinh công là
A. Kỳ1 	C. Kỳ3
B. Kỳ2 	D. Kỳ4
Pit-tông được làm bằng vật liệu gì?
A. Đồng hợp kim
B. Gang hợp kim
C. Nhôm hợp kim
D. Thép hợp kim
Đầu nhỏ thanh truyền được lắp vào đâu?
A. Cổ khuỷu 	C. Chốt khuỷu
B. Đuôi trục khuỷu 	D. Chốt pit-tông
Chốt pit-tông được làm bằng vật liệu gì?
A. Đồng
B. Nhôm
C. Gang
D. Thép
Xéc măng được lắp vào đâu?
A. Thanh truyền
B. Xi lanh
C. Pit-tông
D. Cổ khuỷu
Bánh đà được lắp vào đâu?
A. Cổ khuỷu
B. Đuôi trục khuỷu
C. Chốt khuỷu
D. Đuôi truc cam
Chi tiết nào không có trong trục khuỷu
A. Bạc lót
B. Chốt khuỷu
C. Cổ khuỷu
D. Má khuỷu
Chi tiết nào không phải của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
A. Bánh đà
B. Pit-tông
C. Xi lanh
D. Các te
Trên nhẵn hiệu của các loại xe máy thường ghi: 70, 100, 110 Hãy giải thích các số liệu đó.
A. Thể tích toàn phần: 70, 100, 110 cm3.
B. Thể tích buồng cháy: 70, 100, 110 cm3.
C. Thể tích công tác: 70, 100, 110 cm3.
D. Khối lượng của xe máy:70, 100, 110 kg.
Điểm chết dưới của (ĐCD) của pít-tông là gì?
A. Là vị trí mà ở đó pit-tông bắt đầu đi xuống.
B. Là điểm chết mà PT ở xa tâm trục khuỷu nhất.
C. Là điểm chết mà PT ở gần tâm trục khuỷu nhất.
D. Là vị trí tại đó vận tốc tức thời của PT bằng 0.
Điểm chết trên (ĐCT) của pít- tông là gì?
A. Là vị trí mà ở đó pit-tông bắt đầu đi lên.
B. Là điểm chết mà PT ở xa tâm trục khuỷu nhất.
C. Là điểm chết mà PT ở gần tâm trục khuỷu nhất.
D. Là vị trí tại đó vận tốc tức thời của PT bằng 0.
Trong một chu trình làm việc của động cơ xăng 4 kỳ, ở giữa kỳ nén, bên trong xi lanh chứa gì?
A. Không khí
B. Xăng
C. Hòa khí (Xăng và không khí)
D. Dầu điêden và không khí
Trong một chu trình làm việc của động cơ điêden 4kỳ, ở giữa kỳ nén, bên trong xi lanh chứa gì?
A. Không khí
B. Xăng
C. Hòa khí (Xăng và không khí)
D. Dầu điêden và không khí
Ở động cơ 4 kỳ, kỳ nào cả 2 xu pap đều đóng?
A. Hút, nén
B. Nổ, xả.
C. Nén, nổ.
D. Xả, hút
Trong một chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ, trục khuỷu quay bao nhiêu độ?
A. 3600
B. 1800
C. 5400
D. 7200
Trong một chu trình làm việc của động cơ 2 kỳ, trục khuỷu quay bao nhiêu độ?
A. 3600
B. 1800
C. 5400
D. 7200
Cơ cấu trục khuỷu có nhiệm vụ
A. Nhận lực đẩy của khí cháy, truyền lực cho trục khuỷu để biến chuyển động quay tròn của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của pit-tông ở kỳ cháy-giãn nở.
B. Nhận lực đẩy của khí cháy, truyền lực cho trục khuỷu để biến chuyển động quay tròn của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của pit-tông trong các kỳ nạp, nén và thải khí.
C. Nhận lực đẩy của khí cháy, truyền lực cho trục khuỷu để biến chuyển động tịnh tiến của pit-tông thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu trong kỳ cháy-giãn nở và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các kỳ nạp, nén và thải khí.
D. Nhận lực đẩy của khí cháy, truyền lực cho trục khuỷu để biến chuyển động tịnh tiến của pit-tông thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu trong các kỳ nạp, nén và thải khí.
Tỉ số truyền giữa trục cam và trục bơm cao áp trong động cơ xăng là tỉ số nào?
A. 0. 0840277777777778
B. 0. 0430555555555556
C. 0. 0423611111111111
D. Không có tỉ số truyền này
Hệ thống khởi động bằng tay thường áp dụng cho loại động cơ nào?
A. Động cơ 2 kỳ
B. Động cơ 4 kỳ
C. Động cơ xăng
D. Động cơ cỡ nhỏ
Người ta pha dầu bôi trơn vào xăng dùng cho động cơ 2 kỳ trên xe máy nhằm mục đích gì?
A. Bôi trơn xu-pap
B. Bôi trơn hệ thống làm mát
C. Bôi trơn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
D. Làm mát động cơ
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm các chi tiết chính nào?
A. Các te, thân máy
B. Trục khuỷu, pit-tông. thanh truyền
C. Két nước làm mát
D. Cơ cấu phối khí
Hệ thống truyền lực trên ô tô có thể không có cơ cấu nào?
A. Vi sai
B. Hộp số
C. Các đăng
D. Ly hợp
Cơ cấu phân phối khí xu-pap treo gồm các chi tiết nào?
A. Trục khuỷu, cặp bánh răng phân phối, cam, đũa đẩy, xupap.
B. Trục khuỷu, thanh truyền, pit-tông, xi-lanh, trục cam, bánh đà.
C. Xupap, lò so xupap, đũa đẩy, cò mổ, trục cò mổ, trục cam và cam, cặp bánh răng phân phối.
D. Trục khuỷu, thanh truyền, pit-tông, xi-lanh, xupap.
Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ
A. Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết
B. Cung cấp hòa khí sạch vào xi-lanh của động cơ
C. Đóng mở các cửa nạp, cửa thải đúng lúc
D. Giữ cho nhiệt độ các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép
Trong hệ thống truyền lực trên xe máy lực được truyền từ động cơ đến bánh xe theo trình tự nào?
A. Động cơ → Ly hợp →Hộp số → Xích(hoặc các đăng).
B. Động cơ → Ly hợp → Hộp số → Xích(hoặc các đăng) → Bánh xe.
C. Động cơ →Hộp số → Ly hợp → Xích(hoặc các đăng).
D. Động cơ → Hộp số → Ly hợp →Xích(hoặc các đăng) →Bánh xe.
Quá trình cháy của hỗn hợp trong xi lanh động cơ xăng được thực hiện do tác động nào?
A. áp suất cao trong xi lanh
B. Buzi bật tia lửa điện
C. Vòi phun xăng
D. Bộ chế hòa khí
Ở cuối kỳ nén, Buzi bật tia lửa điện tại thời điểm
A. Khi công tắc điện mở
B. Khi công tắc điện đóng
C. Khi đi ốt điều khiển mở
D. Khi đi ốt điều khiển đóng
Tỉ số nén của động cơ được tính bằng công thức
A. e = 
B. e =
C. e = VTP - Vbc
D. e = Vbc- VTP
Thể tích không gian giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit-tông khi pit-tông ở điểm chết dưới gọi là
A. Thể tích toàn phần VTP
B. Thể tích công tác VCT
C. Thể tích buồng cháy VBC
D. Thể tích một phần VMP
Thể tích không gian giới hạn bởi điểm chết trên và điểm chết dưới gọi là
A. Thể tích toàn phần VTP
B. Thể tích công tác VCT
C. Thể tích buồng cháy VBC
D. Thể tích một phần VMP
Động cơ nào thường dùng pit-tông làm nhiệm vụ đóng mở cửa nạp, cửa thải?
A. Động cơ xăng 4 kỳ
B. Động cơ Điêden 2 kỳ công suất nhỏ
C. Động cơ Điêden 4 kỳ
D. Động cơ xăng 2 kỳ công suất nhỏ

File đính kèm:

  • docDe Cuong Cong nghe Thi HK2 Truong THPT Tinh Bien20102011.doc