Đề cương ôn thi học kì I Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2013-2014

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì I Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ HỌC KÌ I - LỚP 4
 Năm học : 2013-2014
Bài 1 : CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) 
A. TRẮC NGHIỆM : 
1. Trận Bạch Đằng diễn ra năm nào? 
a. Năm 937 
b. Năm 938 
c. Năm 939 
d. Năm 940
2. Em hãy nêu nguyên nhân diễn ra trận Bạch Đằng? 
TL : Nguyên nhân diễn ra trận Bạch đằng là : Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
3. Nêu những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng? 
TL: Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng là : Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
Bài 2 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
1. Các trận đánh trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất là : 
a. Phòng tuyến sông Như Nguyệt, Bạch Đằng.
b. Bạch Đằng, Chi Lăng 
c. Chi Lăng , phòng tuyến sông Như Nguyệt.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
 2. Em hãy trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân tống của nhân dân ta? 
TL : Đầu năm 981 quân tống theo hai đường thuỷ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
 3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? 
TL : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất đã giữ vững được nền độc lập nước nhà.
Đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh của dân tộc.
Bài 3 :CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
1. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2? 
a. Ngô Quyền 
b. Lê Hoàn 
c. Lý Công Uẩn 
d. Lý Thường Kiệt 
2.Em hãy kể lại trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt? 
TL : - Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
 - Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ Bắc tổ chức tiến công.
 - Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
 - Quân địch không chống cự nổi,tìm đường tháo chạy.
3.Nêu kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? 
TL : Sau hơn 3 tháng đặt chân lên nước ta, quân Tống chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hoà để mở lối thoát cho giặc, Quách Quý vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho quân rút về nước. Nền độc lập nước Đại Việt giữ vững. 
Bài 4 : NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
 1. Ghi chữ Đ vào ô trống trước ý đúng, ghi chữ S vào ô trông trước ý sai: 
 5 Nhà Lý quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt
 5 Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt, lập Hà đê sứ 
 5 Nhà Lý đạo phật rất phát triển, chùa được xây dựng ở nhiều nơi 
Có khi vua Trần tự mình trông coi việc đắp đê
 2. Điền các từ ngữ : đến đánh, đặt chuông lớn, oan ức, cầu xin, các quan, vua vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp.
TL : Vua Trần cho ...............................ở thềm cung điện để dân ..............................khi có điều gì .........................hoặc ......................... Trong các buổi yến tiệc, có lúc .......................và .......................... cùng nắm tay nhau, hát ca vui vẻ.
3. Nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần?
TL : Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
Bài 5 : NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
1.Nhân dân ta đắp đê để: 
a. Chống hạn 
b. Ngăn nước mặn 
c. Phòng chống lũ lụt. 
d. Làm đường giao thông 
2. Nhà Trần có những biện pháp gì trong việc đắp đê phòng lụt? 
TL : Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: 
Lập hà đê sứ.
Năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển.
Khi có lũ, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê.
3.Theo em, vì sao nhà Trần được gọi là “Triều đại đắp đê”? 
TL : Nhà Trần được gọi là “Triều đại đắp đê” vì : 
Nhà Trần đặt ra chức hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
Nhà Trần huy động nhân dân cả nước vào việc sửa đê, đắp đê và bảo vệ đê.
- Các vua nhà Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
TL : Vua Trần cho ...............................ở thềm cung điện để dân ..............................khi có điều gì .........................hoặc ......................... Trong các buổi yến tiệc, có lúc .......................và .......................... cùng nắm tay nhau, hát ca vui vẻ.

File đính kèm:

  • docNoi dung on tap lich su 4 cuoi ky I.doc