Đề cương ôn thi học kì I môn Khoa học Lớp 4

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì I môn Khoa học Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KHOA HỌC HK I - LỚP 4
I/ Bài 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường
* Câu1: Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: 
 Dựa vào các chất dinh dưỡng có trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành 4 nhóm: 
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. 
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất chất béo.
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất vi-ta-min, chất khoáng. 
 Ngoài ra, trong nhiều loại thức ăn còn chứa chất xơ và nước.
* Câu2: Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn,...
* Câu3: Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
II/ Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo
* Câu 4: Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, 
* Câu 5: Nêu vai trò của chất đạm: Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị hủy hoại trong hoạt động sống của con người.
* Câu 6: Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất béo: mỡ, dầu, bơ,....
* Câu 7: Nêu vai trò của chất béo đối với cơ thể: Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.
III/ Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
* Câu 8: Cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn vì:
 Không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Tất cả các chất mà cơ thể cần đều phải lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Để có sức khoẻ tốt ta phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
* Câu 9: Nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn mức độ, ăn ít hoặc hạn chế:
- Ăn đủ các nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng
- Ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm
- Ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo
- Ăn ít đường 
- Ăn hạn chế muối.
IV/ Bài 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
* Câu10: Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật vì :
Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thể thay thế được nhưng khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
* Câu 11: Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
V/ Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
* Câu12 : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Mây trắng
Mây đen
Hơi nước 	Mưa
Nước
* Câu13: Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: 
- Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây.
- Các giọt nước trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
- Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
VI/ Bài 24: Nước cần cho sự sống
* Câu14 : Nêu vai trò của nước trong đời sống và sinh hoạt của con người, động vật và thực vật:
- Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật. Mất từ mười đến hai mươi phần trăm nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết.
- Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hoà tan và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật.
- Nước giúp cơ thể thải các chất thừa, chất độc hại.
- Nước còn là môi trường sống của nhiều động vật và thực vật.
- Con người còn dùng nước vào việc tắm, rửa, vui chơi, giải trí
* Câu15 : Nêu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp:
- Ngành công nghiệp cần nhiều nước để sản xuất ra các sản phẩm.
- Ngành trồng trọt sử dụng nhiều nước nhất (lớn hơn từ 5 – 6 lần lượng nước sử dụng trong công nghiệp và sinh hoạt.
VII/ Bài 25: Nước bị ô nhiễm
* Câu16: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
- Nước bị ô nhiễm là nước có một trong các dấu hiệu sau: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
- Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
VIII/ Bài 26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
* Câu17: Nêu một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác, phân, nước thải bừa bãi ; vỡ ống nước, lũ lụt,
+ Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải của các nhà máy không qua xử lý, xả thẳng vào sông, hồ,
+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
+ Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầulàm ô nhiễm nước biển.
* Câu 18: Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: 
 Nguồn nước bị ô nhiễm là nơi các loại sinh vật sinh sống, phát triển và lan truyền các loại dịch bệnh như tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột, có 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
IX/ Bài 31: Không khí có những tính chất gì?
* Câu 19: Một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
* Câu 20: Nêu ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm bóng, làm bơm kim tiêm, bơm xe,...
X/ Bài 32: Không khí gồm những thành phần nào?
* Câu 21: Nêu thành phần chính của không khí: Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. Ngoài ra, trong không khí còn có khí các-bô-níc, hơi nước, khói, bụi, vi khuẩn,

File đính kèm:

  • docDE CUONG KHOA HOC.doc
Đề thi liên quan