Đề cương ôn thi học kì I sinh học 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì I sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ƠN THI HKI SINH HỌC 6 Câu 1: Trình bày cấu tạo trong của phiến lá? - Phiến lá gồm 3 phần: biểu bì, thịt lá và gân lá. * Biểu bì. -Lớp tế bào biểu bì trong suốt xếp sát nhau, có vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ phiến lá và để cho ánh sáng chiếu được vào phần thịt lá. -Trên biểu bì có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước. - Lỗ khí thông với khoang chứa khí ở bên trong. * Thịt lá. Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm nhiều lớp tế bào có những đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây. * Gân lá. Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm: mạch rây và mạch gỗ có chức năng vận chuyển các chất. Câu 2: Trình bày sơ đồ và khái niệm quang hợp? - Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí CO2 và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. - Từ tinh bột cùng với muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây (không cần ánh sáng). - Sơ đồ: Aùnh sáng Nước + Khí CO2 Tinh bột + Khí O2 (Rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) Chất diệp lục (Trong lá) (lá nhả ra ngoài môi trường) Câu 3: Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây? Viết sơ đồ tóm tắt hiện tượng hô hấp? Những cơ quan nào của cây tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài? Cây hô hấp vào thời gian nào trong ngày? Vì sao ban đêm khơng nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phịng ngủ đĩng kín cửa? -Hô hấp là quá trình cây lấy khí O2 để phân giải chất hữu cơ, tạo ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước. - Viết sơ đồ: Chất hữu cơ + khí oxi à năng lượng + khí cacbonic + hơi nước -Cây hô hấp suốt ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp. - Phải làm cho đất thoáng khí tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo nảy mầm và bộ rễ cây hô hấp tốt để góp phần nâng cao năng suất cây trồng. -Vì sao ban đêm khơng nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phịng ngủ đĩng kín cửa? -Trong phòng ngủ để nhiều cây hoặc hoa, ban đêm cây không quang hợp, chỉ có hoạt động hô hấp được thực hiện, cây sẽ lấy khí oxi của khơng khí trong phịng và thải rất nhiều khí cacbonic. Nếu đĩng kín cửa, khơng khí trong phịng sẽ thiếu khí oxi và rất nhiều khí cacbonic nên người ngủ dễ bị ngạt, cĩ thể chết. Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá? Hiện tượng thốt hơi nước qua lá giúp cho sự vận chuyển nước và muối khống từ rễ lên lá và giữ cho lá cây khơng bị đốt nĩng dưới ánh nắng mặt trời. Câu 5: Trình bày đặc điểm hình thái và chức năng của lá biến thành gai, lá vảy? Mỗi loại lá biến dạng này lấy 2 ví dụ? Tên lá biến dạng Đặc điểm hình thái của lá biến dạng Chức năng của lá biến dạng Tên vật mẫu Lá biến thành gai Lá có dạng gai nhọn Làm giảm sự thoát hơi nước Xương rồng, thanh long. Tua cuốn Lá ngọn có dạng tua cuốn Giúp cây leo lên Lá đậu hà lan Tay móc Lá ngọn có dạng tay móc Giúp cây bám để leo lên Lá mây,lá song Lá vảy Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt Che chở bảo vệ cho chồi của thân rễ Củ dong ta. Củ riềng. Lá dự trữ Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng Dự trữ chất hữu cơ cho cây Củ hành, củ kiệu. Lá bắt mồi Trên lá có rất nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút và tiêu hóa mồi Bắt và tiêu hóa mồi Cây bèo đất Lá bắt mồi Gân lá phát triển thành bình có nắp đậy, trên thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa sâu bọ. Bắt và tiêu hóa sâu bọ chui vào bình. Cây nắp ấm Câu 6: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? Nêu các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp, mỗi hình thức sinh sản lấy 1 ví dụ? -Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá). -Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá, … + Thân rễ: củ gừng, củ nghệ, củ dong ta, cỏ gà, cỏ may, cỏ gừng, cỏ tranh, cỏ gấu… + Thân bò: rau má, rau muống, khoai lang… + Rễ củ: củ khoai lang. + Lá: thuốc bỏng, trường sinh lá tròn, Hoa quỳnh, sống đời, dạ hương… + Thân củ: Khoai sọ, củ chuối, củ dền… Câu 7: Hãy trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa? *Các bộ phận của hoa. Hoa gồm các bộ phận chính : đài, tràng, nhị và nhụy. - Đài: + Vị trí: Là bộ phận nằm phía ngoài cùng của hoa. + Đặc điểm: Gồm các mảnh màu lục, giống lá, thường có hình tam giác dài hoặc ngắn. Mỗi hoa thường có 3 hoặc 4 hoặc 5 lá đài hoặc dính nhau lại thành hình ống. - Tràng + Vị trí: Nằm phía trong đài + Đặc điểm: Gồm nhiều mảnh có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm đĩa mật, các mảnh tràng hoa thường lớn hơn đài hoa à hấp dẫn sâu bọ giúp cho sự truyền phấn. Số lượng tràng hoa tương ứng với số lượng lá đài - Nhị + Vị trí: Đính trên đế hoa hoặc đính trên tràng (gặp ở hoa cánh hợp) + Đặc điểm: Gồm nhiều nhị. Mỗi nhị gồm chỉ nhị kéo dài và bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn (tế bào sinh dục đực). - Nhụy + Vị trí: Nằm ở giữa hoa, do các lá noãn hợp thành + Đặc điểm: Mỗi nhụy gồm: Đầu nhụy, Vòi nhụy, Bầu nhụy: Chứa noãn (tế bào sinh dục cái). * Chức năng các bộ phận của hoa. -Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. - Nhị là bộ phận sinh sản đực: Trong bao phấn chứa hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. - Nhụy là bộ phận sinh sản cái: Trong bầu nhụy chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. CHÚC CÁC EM THI ĐẠT KẾT QUẢ TỐT!
File đính kèm:
- de cuong sh6 hkI(1).doc