Đề cương ôn thi học kì II môn: Địa lí 8

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì II môn: Địa lí 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Câu 1: Trình bày tác động của nội lực và ngoại lực lên bề mặt Trái Đất?
TRẢ LỜI:
- Nội lực: gây nên động đất, núi lửa và xuất hiện các dãy núi cao.
- Ngoại lực: tạo nên sự đa dạng của địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực?
TRẢ LỜI:
- Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ chặt chẽ. Mỗi địa điểm trên Trái Đất đều chịu sự tác động đồng thời, thường xuyên liên tục của nội lực và ngoại lực. 
 Câu 3: Nêu đặc điểm của ba đới khí hậu trên Trái Đất?
TRẢ LỜI:
- Các đới khí hậu chính: nhiệt đới, ôn hòa, hàn đới
- Đới nóng (hay nhiệt đới) : 
+ Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. 
+ Đặc điểm: quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió thường xuyên thổi trong khu vực là gió Tín phong. Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến 2000mm.
- Hai đới ôn hoà (hay ôn đới) :
+ Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
+ Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Gió thường xuyên thổi trong khu vực là gió Tây ôn đới. Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1000mm.
- Hai đới lạnh (hàn đới) :
+ Giới hạn: từ hai vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc và Nam.
+ Đặc điểm: khí hậu giá lạnh và có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm.
Câu 4: Trình bày hoạt động nông nghiệp với mội trường địa lý?
TRẢ LỜI:
- Quan hệ giữa hoạt động nông nghiệp với môi trường địa lí:
+ Hoạt động nông nghiệp dữa trên những điều kiện của môi trường: khí hậu, đất, nước.
+ Cảnh quan thiên nhiên của các châu lục đã bị biến đổi một phần do hoạt động nông nghiệp.
Câu 5: Trình bày vấn đề tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam?
TRẢ LỜI:
- Nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng (thuỷ sản, khoáng sản – nhất là dầu mỏ và khí đốt, muối, du lịch – có nhiều bãi biển đẹp,).
- Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta (mưa, bão, sóng lớn, triều cường).
- Vấn đề ô nhiễm biển, suy giảm nguồn hải sản; vấn đề khai thác hợp lí, bảo vệ môi trường biển.
Câu 6: Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam được chia làm mấy giai đoạn? Đó là giai đoạn nào?
TRẢ LỜI:
- 3 giai đoạn.
- Giai đoạn tiền Cambri: (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ)
- Giai đọan cổ kiến tạo: (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ)
- Giai đọan tân kiến tạo: (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn)
Câu 7: Trình bày giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta?
TRẢ LỜI:
- Giai đoạn tiền Cambri: (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ)
+ Cách nay khoảng 542 triệu năm, Đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Khí quyển rất ít ô xi.
- Giai đọan cổ kiến tạo: (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ)
Câu 8: Hãy trình bày các giai đoạn hình thành khoáng sản của Việt Nam?
TRẢ LỜI:
- Các giai đoạn hình thành một số tài nguyên khoáng sản:
+ Giai đoạn Tiền Cambri: với các mỏ than chì, đồng, sắt, đá quýcó ở khu nền cổ Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum.
+ Giai đoạn Cổ kiến tạo: với các khoáng sản chính là apatit, than, sắt, thiếc, mangan, ti tan, vàng, đất hiếm, bô xít trầm tích, đá vôiphân bố rộng khắp lãnh thổ.
+ Giai đoạn Tân kiến tạo: chủ yếu là các mỏ dầu khí, than nâu, than bùn, bôxítcó ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa, các đồng bằng châu thổ, Tây Nguyên.
Câu 9:  Nêu những đặc điểm để chứng minh rằng Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, của khu vực Đông Nam Á?
TRẢ LỜI:
- Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Văn hóa: có nền văn minh lúa nước; tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực.
- Lịch sử: là lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
- Là thành viên của hiệp hội các nước đông nam Á (ASEAN) từ năm 1995. Việt Nam tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng
Câu 10:  Nước ta có bao nhiêu mùa rõ rệt ? 
TRẢ LỜI:
- Nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa:
+ Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 (gió thịnh hành, lượng mưa và phân bố mưa trong năm, đặc điểm thời tiết)
 + Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 (gió thịnh hành, lượng mưa và phân bố mưa trong năm, đặc điểm thời tiết)
Câu 11: Trình bày đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên? 
TRẢ LỜI:
- Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhưng cũng gặp không ít thiên tai (bão, lụt, hạn).
- Nằm gần trung tâm Đông Nam Á, nên thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 12: Cách khai thác và sử dụng khoáng sản hiện nay ở nước ta sẽ dẫn đến tình trạng nào? Ta phải có biện pháp gì?
TRẢ LỜI:
- Hiện nay một số khoáng sản nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí, gây ô nhiễm tai hại cho môi trường, đời sống nhân dân.
- Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi, do đó khai thác phải hợp lý, quản lý chặt chẽ tránh thất thoát, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả và tránh gây ô nhiễm khi khai thác, chế biến và sử dụng.
Câu 13: Chứng minh biển VN có tài nguyên phong phú?
Trả lời: 
- Thềm lục địa và đáy biển: có dầu mỏ, kim loại, phi kim loại.
- Lòng biển: Có nhiều hải sản như cá, tôm, rong biển
- Mặt biển: Thuận lợi giao thông bằng phương tiện tàu, thuyền.
- Bờ biển: nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho du lịch và hải cảng.
Câu 14:  Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú nhưng không phải là vô tận. Vậy chúng ta phải làm gì?
Trả lời:
- Bảo vệ khôi phục và phát triển tài nguyên sinh vật của đất nước bằng những biện pháp tích cực. 
- Không phá rừng, săn bắn chim, thú.
- Trồng cây gây rừng, nuôi dưỡng các loại chim thú quý hiếm. 
- Tuyên truyền và thực hiện nghiêm chỉnh luật lâm nghiệp. 
Câu 15:Khí hậu lạnh giá về về mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ảnh hưởng như thế nào đên nông nghiệp?
Trả lời:
- Mùa đông có mưa phùn, gió bấc. 
- Mùa đông lạnh giá đến sớm và kết thúc chậm nên thường thiếu nước canh tác và giá lạnh gây tai hại cho cây trồng nhiệt đới. 
- Nay nhờ thủy lợi với hệ thống kênh mương nội đồng đầy đủ nên mùa đông vẫn đủ nước canh tác. 
- Cái lạnh giá giúp dân ta trồng được các loại rau ôn đới: khoai tây, ngô đông, ngô đông xuân.
Câu 16: Hình dạng lãnh thổ nước ta có đặc điểm gì? Hình dạng ấy đã ảnh hưởng như thế nào tới các điều kiện tự nhiên và họat động giao thông vận tải?
Trả lời: 
a/ Đặc điểm: lãnh thổ nước ta kéo dài và bề ngang phần đất liền hẹp. Chiều dài Bắc- Nam tới 1.650km, bề ngang hẹp nhất theo chiều đông- tây, thuộc tỉnh Quảng Bình chưa tới 50km.Đường bờ biển uốn khúc hình chữ S dài 3.260km.
b/ Ảnh hưởng :
- Đối với thiên nhiên: Cảnh quan phong phú, đa dạng và sinh động. Có sự khác biệt rõ giữa các vùng, miền tự nhiên. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền làm tăng tính chất nóng ẩm của thiên nhiên.
- Đối với giao thông vận tải: Gặp nhiều trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do lãnh thổ dài, hẹp và nằm sát biển làm cho các tuyến đường dễ bị hư hỏng bởi thiên tai như bão, lụt, sóng biển đặc biệt là tuyến đường Bắc- Nam.
Câu 17: Trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á?
TRẢ LỜI:
- Đông Nam Á:
+ Là cầu nối giữa châu Á với châu Đại Dương.
+ Điạ hình chủ yếu là đồi núi, thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.
+ Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.
+ Tốc độ phát triển khá cao, song chưa vững chắc.
+ Nền nông nghiệp lúa nước.
+ Đang tiến hành công nghiệp hóa: phần đóng góp của nông nghiệp vào GDP giảm, của công nghiệp và dịch vụ tăng.
+ Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi: Các ngành sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
CHÚC CÁC EM THI TỐT !

File đính kèm:

  • docÔN THI HK II LỚP 8.doc
Đề thi liên quan