Đề cương ôn thi học kì II môn: ngữ văn – lớp 11 năm học: 2010 – 2011

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì II môn: ngữ văn – lớp 11 năm học: 2010 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKII
Môn: Ngữ văn – Lớp 11
Năm Học: 2010 – 2011

I. PHẦN CHUNG (Cho cả hai ban)
Câu 1 (3 điểm): Vận dụng kiến thức về xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ). (Học sinh cần nắm rõ cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống, nghị luận về một tư tưởng & đạo lý)
A. Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
* Khái niệm:
 	+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống: nghị luận về một sự việc hiện tượng xảy ra trong đời sống, xã hội. Đó là sự việc hiện tượng có ý nghĩa đáng được xã hội biểu dương hay đáng bị lên án.
	+ Bàn về tình hình ô nhiễm môi trường
	+ Bàn về tệ nạn ma túy
	+ Bàn về hiện tượng ATGT
 * Cách làm bài:
A. Mở Bài
	- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
B. Thân Bài
	1. Giới thiệu khái niệm từ ngữ.
	 Nêu rõ thực trạng của hiện tượng (những biểu hiện cụ thể đã diễn ra).
	2. Phân tích
	a. Tính chất của hiện tượng (đúng – sai; tốt – xấu), mức độ phổ biến; tầm ảnh hưởng.
	b. Nguyên nhân làm phát sinh ra hiện tượng đó.
	Ÿ Chủ quan (do nhận thức, ý thức).
	Ÿ Khách quan.
	3. Bày tỏ thái độ, ý kiến người viết về hiện tượng.
	4. Đề ra biện pháp giải quyết: căn cứ vào nguyên nhân. (Áp dụng cho hiện tượng tiêu cực)
	Ÿ Kiến nghị đối với nguyên nhân khách quan.
	Ÿ Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cá nhân. (Đối với nguyên nhân chủ quan)
C. Kết Bài
	- Đánh giá chung hiện tượng.
	- Rút ra bài học cho người, cho bản thân.
B. Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng tư tưởng, đạo lý.
	+ Vấn đề về tư tưởng: Là vấn đề liên quan đến nhận thức của con người: về lẻ sống, về học tập, về đạo lý …
+ Về đạo lý: Bàn về những phẩm chất tốt đẹp cảu con người: lòng trung thưc, lòng tự trọng, lòng vị tha, lòng nhân ái, lòng thủy chung …
* Cách làm bài:
A. Mở Bài
	- Giới thiệu về vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
B. Thân Bài
	1. Giải thích vấn đề nghị luận.
	2. Phân tích mặt đúng
	3. Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề nghị luận.
	4. Nêu ý nghĩa, rút ra bài học về nhận thức và hành động.
C. Kết Bài
	- Khẳng định lại về vấn đề.
	- Nêu ý nghĩa về vấn đề. 
Câu 2 ( 5 điểm): Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
Hầu trời (Tản Đà)
Vội vàng (Xuân Diệu)
Tràng giang (Huy Cận)
Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
Từ ấy (Tố Hữu)
Chiều tối (Hồ Chí Minh).

II. PHẦN RIÊNG (Ban cơ bản) 
Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (1 điểm)
 Vận dụng hiểu biết về lý thuyết để làm bài tập thực hành Tiếng Việt:
Nghĩa của câu (SGK/6, 18)
Đặc điểm loại hình tiếng Việt (SGK/56)
Câu 4a. Theo chương trình chuẩn (1 điểm): Tái hiện kiến thức về tác phẩm văn học Việt Nam và văn học nước ngoài:
	* Lưu Biệt Khi Xuất Dương.
	1. Tác giả:
	- Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê tại Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
	- Nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn.
	2. Hoàn cảnh ra đời:
	- Viết vào 1905 trong buổi chia tay với bạn bè lên đường sang Nhật.
	3. Ý nghĩa:
	- Lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi, tư thế đẹp đẽ và khát vọng cháy bỏng của nhà chiến sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.
	4. Nghệ thuật:
	- Giọng thơ tâm huyết thoáng đạt, sôi sục ý chí cứu nước.
	- Hình ảnh thơ kì vĩ, ngang tầm với vũ trụ.

	* Tôi Yêu Em
	1. Tác giả:
	- A. Pu-skin (1799 – 1837) là nhà thơ vĩ đại của nước Nga.
	2. Ý nghĩa:
	- Dù trong hoàn cảnh và tình yêu thế nào con người vẫn phải sống chân thành, mãnh liệt, cao thượng và vị tha.
	3. Nghệ thuật:
	- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm xúc.
	- Giọng thơ chân thực, sinh động.

	* Người Trong Bao
	1. Tác giả:
	- A.Sê-khốp (1860 – 1904) là nhà văn kiệt xuất nước Nga.
	2. Hoàn cảnh ra đời:
	- Sáng tác vào 1898 trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta trên bán đảo Crưm
	3. Ý nghĩ của cái bao:
	- Nghĩa thật: Vật hình túi dùng để đựng đồ vật.
	- Nghĩa chuyễn: Lên án mạnh mẽ lối sống thu mình trong bao và tác hại cảu nó đối với xã hội.
	4. Ý nghĩa truyện:
	- Thể hiện cuộc sống con người với cái bao và khác vọng được sống hòa mình, loại bỏ lối sống hèn nhát.
	5. Nghệ thuật: 
	- Xây dựng nhân vật điển hình, biểu tượng cho xã hội. giọng điệu chậm rãi, ưu buồn.
	


* Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy Quyền
	1. Tác giả.
	- Vich-to-Huy-go (1802 – 1805) nhà văn thiên tài ở nước Pháp, là danh nhân văn hóa.
	2. Vị trí đoạn trích:
	- Nằm ở cuối phần thứ nhất, Phăng-tin thị trưởng Ma-đơ-len rơi vào tay Gia-ve trước khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái của mình.
	3. Ý nghĩa: 
	- Quyền uy mà người cầm quyền khôi phục chỉ là người cầm quyền, trên đời chỉ có một điều: đó là thương yêu nhau.
	* Quan niệm của Huy-gô:
	- Ngườ cầm quyền là con người lí tưởng, được tất cả mọi ngườ hướng tới. Đó là người hiện thân của cái đẹp, cái thiện, cùng chia sẻ, nếm trải mọi nỗi đau, bất hạnh của con người.
4. Nghệ thuật:
	- Huy-go thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật.
	- Truyện giàu xung đột kịch tính.
5. Nhân vật chính trong tác phẩm: Giăng-văn-giăng
	- Chính là “người cầm quyền khôi phuc uy quyền”
	- Khái niệm “người cầm quyền” hiểu theo cách thông tường là người tập trung tất cả quyền lực về mình. Hiểu theo một cách trọn vẹn là người được tất cả mọi người hướng tới, đỉnh cao của cái đẹp,cái thiện, sẵn lòng hi sinh vì người khác. Giăng-văn-giăng là một người như thế, chính Gia-ve phải run sợ trước lời nói của Giăng-văn-giăng: “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”.
	
* Một Thời Đại Trong Thi Ca
	1. Tác giả:
	- Hoài Thanh (1909 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo.
	2. Vị trí:
	- Phần cuối của tiểu luận “ Một thời đại trong thi ca”.
	3. Tinh thần thơ mới của Hoài Thanh:
	- So sánh bài hay với bài hay
	- So sánh giữa thơ cũ với thơ mới
	- So sánh nguyên tắc đại thể
	“Ngày trước chữ ta
	 Bây giờ chữ tôi”
	Chữ “tôi” ngày trước phải ẩn sau chữ “ta”, chữ “tôi” bây giờ theo ý nghĩa tuyệt đối.
	4. Ý nghĩa:
	- Đoạn văn thể hiện sự nhận thức tinh tế về tinh thần thơ mới, động lực thúc đẩy của thi ca Việt Nam hiện đại.
	5. Nghệ thuật:
	- Lập luận chặt chẽ, đi từ khái quát đến cụ thể, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, phản ảnh tư duy khoa học thể hiện sự am hiểu của tác giả.
	- Sử dụng biện pháp đối chiếu, so sánh đạt hiệu quả cao.

	* Ba Cống Hiến Vĩ Đại Của Các-Mác
	1. Tác giả:
	- Ăng-ghen (1820 – 1895) là nhà triết học, nhà lí luận, nhà hoạt động cách mạng. Ông là người Đức, sống ở Anh và mất tại đây. 1844 ông kết thân với Các-Mác.
	- Các-Mác (1818 – 1883) là nhà triết học, nhà lí luận, nhà hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản. Ông là người Đức, do công việc nên ông dời hẳn sang Luân Đôn và qua đời ngày 14.03.1883.

	2. Những cống hiến vĩ đại của Các-Mác:
	+ Thứ nhất: “Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”
	+ Thứ hai: Mác tìm ra “quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra”. 
	+ Thứ ba: Cống hiến quan trọng “Biến lý thuyết cách mạng thành hành động cách mạng, đó là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.”
3. Ý nghĩa:
	- Bằng những đóng góp to lớn Mác trở thành nhà tư tưởng vĩ đại trong số những nhà tư tưởng hiện đại.
	- Tên tuổi, sự nghiệp của Mác đời đời sống mãi.
4. Nghệ thuật:
	- Lập luận chặt chẽ, so sánh, tăng tiến tạo sức hấp dẫn.
	- Văn chính luận giàu chất biểu cảm. Đề cao, ca ngợi, thương tiếc,





______________________________________________

File đính kèm:

  • docOn thi HKII mon Ngu Van sua loi.doc