Đề cương ôn thi Học kỳ II Môn Công nghệ

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 3836 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi Học kỳ II Môn Công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi Học kỳ II
Môn Công nghệ
*****
 Câu 1: Nêu giá trị dinh dưỡng của xoài? (1đ)
 Trả lời: Giá trị dinh dưỡng của xoài:
 -Dinh dưỡng: chất đường, axit hữu cơ, vitamin A, C, B2, chất khoáng Ca, P, S, và
chất hữu cơ.
 -Làm thuốc: giúp tiêu hóa tốt, hoa và hạt xoài dùng làm thuốc sát trùng.
 -Dùng để ăn tươi, làm nước ép, làm giấm, làm rượu, gỏi,
 -Lấy gỗ, lấy bóng mát, nuôi ong.
 Câu 2: Cho biết nguyên nhân, triệu chứng, điều kiện phát sinh của bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi? (2đ)
 Trả lời: Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi:
 -Nguyên nhân: do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra.
 -Triệu chứng: Trên lá có đốm vàng, ven gân lá màu xanh lục, làm gân nổi, lá nhỏ, cong và rụng sớm, cành khô dần. Quả nhỏ, méo mó.
 -Điều kiện phát sinh: độ ẩm cao, ánh sáng yếu, nhiệt độ ấm áp.
 -Phòng trừ: tỉa cành, phun thuốc trừ nấm bệnh, mật độ cây trồng vừa phải, diệt côn trùng gây hại, diệt cỏ dại, vệ sinh vườn, quét vôi gốc cây,
 Câu 3: Khi trồng cây ăn quả cần bón phân thúc theo quy trình kỹ thuật nào? (2đ)
 Trả lời: Quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả:
 -Bước 1: Xác định vị trí bón phân: chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây xuống đất.
 -Bước 2: Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân rộng 10 – 20 cm, sâu 15 – 30 cm.
 -Bước 3: Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất:
 +Rải phân chuồng trộn lẫn với phân hóa học vào rãnh hoặc hố.
 +Lấp đất kín.
 -Bước 4: Tưới nước:
 +Tưới nước vào rãnh hoặc hố đã bón phân.
 +Mục đích: giúp hòa tan các chất dinh dưỡng để cây hấp thụ dễ dàng.
 Câu 4: Cho biết kiểu biến thái, đặc điểm, cách gây hại, phòng trừ bọ xít hại nhãn, vãi? (1,5đ)
 Trả lời: Bọ xít hại nhãn, vải:
 -Kiểu biến thái: không hoàn toàn, phá hại mạnh ở giai đoạn trưởng thành.
 -Đặc điểm: con non có màu nâu nhạt, cấu tạo cơ thể chưa hoàn chỉnh. Con trưởng thành màu nâu đậm, thân dài 18 – 20 mm, đẻ trứng dưới mặt lá.
 -Cách gây hại: hút nhựa ở mầm lá, hoa, quả.
 -Phòng trừ: rung cây cho bọ xít rơi xuống, nuôi kiến vàng, dùng vợt bắt bọ xít, ngắt bỏ lá mang ổ trứng, phun thuốc trừ sâu,
 Câu 5: Trình bày quy trình làm xi rô quả? (2đ)
 Trả lời: Quy trình làm làm xi rô quả:
 -Bước 1: Lựa chọn quả đều, không bị giập nát, rồi rửa sạch, để ráo nước.
 -Bước 2: Xếp quả vào lọ, cứ 1 lớp quả, 1 lớp đường, sao cho lớp đường phủ kín quả. Tỉ lệ 1kg quả cần 1,5kg đường. Sau đó đậy kín và để ở nơi quy định.
 -Bước 3:
 +Sau 20 – 30 ngày, chắt lấy nước. Sau đó cho thêm đường để chiết cho hết dịch quả, lần này lượng đường ít hơn, tỉ lệ 1kg quả cần 1kg đường. Sau 1 – 2 tuần, chắt lấy nước lần thứ hai.
 +Đổ lẫn nước của hai lần chắt với nhau sẽ được loại nước xi rô đặc, có thể bảo quản được trong 6 tháng.
 Câu 6: Em hãy phân tích kỹ thuật chăm sóc xoài? (2,5đ)
 Trả lời: Kỹ thuật chăm sóc cây xoài:
 -Làm cỏ, vun xới: tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh, làm đất tơi xốp, đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, trồng xen cây họ đậu, dùng tấm bạc nông ngiệp để hạn chế cỏ dại.
 -Bón phân thúc: 
 +Mục đích: cung cấp dinh dưỡng cho cây.
 +Loại phân: phân hóa học, phân hữu cơ.
 +Thời kỳ bón: bón phân N, P, K theo tỷ lệ 1: 1: 1. Bón hai lần vào thời gian trước khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả.
 +Cách bón: đào hố, bón phân theo hình chiếu tán cây.
 -Tưới nước: tưới thường xuyên khi cây còn nhỏ, phủ rơm rạ quanh gốc cây che gió để giữ ẩm, giữ khô khi cây phân hóa mầm hoa.
 -Tạo hình, tỉa cành: 
 +Mục đích: tạo cho cây thông thoáng, đứng vững, bộ khung chắc khỏe, tán cây cân đối, phòng trừ sâu bệnh.
 +Công việc: tiến hành cắt bỏ các cành nhỏ, cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô.
 -Phòng trừ sâu bệnh: 
 +Các loại sâu bệnh thường gặp: rầy xanh, ruồi đục quả, bệnh thán thư, bệnh thối quả, khô đọt, bệnh đốm vi khuẩn,
 +Biện pháp phòng trừ: 
 Kỹ thuật canh tác: mật độ trồng hợp lý, bón phân cân đối, trồng giống sạch bệnh,
 Vật lý: bẫy đèn,
 Hóa học: phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học,
 Sinh học: nuôi ong mắt đỏ, kiến vàng,
 Thủ công: bắt sâu, quét vôi gốc cây,
 Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ IPM.
 Câu 7: Em hãy phân tích kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm? (2,5đ)
 Trả lời: Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm:
 -Làm cỏ, vun xới: tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh, làm đất tơi xốp, đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt.
 -Bón phân thúc: 
 +Mục đích: cung cấp dinh dưỡng cho cây.
 +Loại phân: phân hóa học, phân hữu cơ.
 +Thời kỳ bón: tiến hành bón 3 lần: 
 Đợt 1: bón sau khi tỉa cành, thu hoạch ( bón phục hồi ).
 Đợt 2: bón trước khi hoa nở ( bón đón hoa ).
 Đợt 3: bón khi tạo quả ( bón nuôi quả ).
 +Cách bón: đào hố, bón phân theo hình chiếu tán cây.
 -Tưới nước: tưới thường xuyên khi cây còn nhỏ, phủ rơm rạ quanh gốc cây để che gió , giữ ẩm, giữ khô khi cây phân hóa mầm hoa.
 -Tạo hình, tỉa cành: 
 +Mục đích: tạo cho cây thông thoáng, đứng vững, bộ khung chắc khỏe, tán cây cân đối.
 +Công việc: tiến hành cắt bỏ các cành nhỏ, cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô.
 -Phòng trừ sâu bệnh: 
 +Các loại sâu bệnh thường gặp: sâu đục quả, rệp sáp, rầy, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ than, bệnh phấn trắng,
 +Biện pháp phòng trừ: 
 Kỹ thuật canh tác: mật độ trồng hợp lý, bón phân cân đối, trồng giống sạch bệnh,
 Vật lý: bẫy đèn,
 Hóa học: phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học,
 Sinh học: nuôi ong mắt đỏ, kiến vàng,
 Thủ công: bắt sâu, quét vôi gốc cây,
 Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ IPM.
 Câu 8: Nêu một số hiểu biết về sâu hại cây ăn quả? (2,5đ)
 Trả lời: Khái quát về sâu hại: 
 -Sâu hại thường là côn trùng, phân thành nhiều đốt, thường có 3 đôi chân, hai đôi cánh, có thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
 -Tuổi thọ: vài ngày đến vài chục năm.
 -Thức ăn: nhựa cây và các bộ phận của cây.
 -Dựa vào cách phá hoại, chia thành:
 +Kiểu miệng nhai: là loại có răng cứng, khỏe để gặm cành lá.
 +Kiểu miệng chích hút: miệng biến đổi thành vòi cứng, nhọn để hút nhựa cây.
 -Trong vòng đời, trải qua các giai đoạn biến thái:
 +Biến thái không hoàn toàn: có 3 giai đoạn: trứng è sâu non è sâu trưởng thành.
 +Biến thái hoàn toàn: có 4 giai đoạn: trứng è sâu non è kén (nhộng) è sâu trưởng thành (bướm).
 Câu 9: Nêu một số hiểu biết về bệnh hại cây ăn quả? Những dịch bệnh nào thường xảy ra trên cây ăn quả có múi? (2,5đ)
 Trả lời:
 a. Khái quát về bệnh hại:
 -Là những trạng thái bất bình thường của cây (thường là về hình thái, hình dạng, màu sắc), ảnh hưởng xấu đến năng suất. VD: thân chảy mủ, lá quăn queo, quả méo mó.
 -Phân ra 2 nhóm bệnh:
 +Bệnh không truyền nhiễm (bệnh thông thường): do điều kiện thời tiết thất thường, do thừa hoặc thiếu dinh dưỡng, do đất đai không thuận lợi, do yếu tố vật lý, hóa học,gây ra.
 +Bệnh truyền nhiễm: do nấm, vi khuẩn, virut gây ra.
 b. Những dịch bệnh thường xảy ra trên cây ăn quả có múi: bệnh loét, bệnh vàng lá.
 Câu 10: Thường bón phân thúc cho cây ăn quả bằng những loại phân bón nào? Cho ví dụ? (2,5đ)
 Trả lời: Thường bón phân thúc cho cây ăn quả bằng 2 loại phân bón chính là:
 -Phân hóa học (phân vô cơ):
 +Phân đơn chất: là phân chỉ chứa một loại nguyên tố dinh dưỡng. VD: Phân đạm:
 Phân Urê (phân lạnh): (NH2)2CO.
 Đạm sunfat: (NH4)2SO2.
 Đạm clorua: NH4Cl.
 Đạm nitrat: NH4NO3.
 +Phân hợp chất: là phân có chứa 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên. VD:
 Phân N-P-K 20-20-15.
 Phân N-P-K 16-16-8.
 +Phân vi lượng: Fe, Ca, S, Mg, Mn,
 -Phân hữu cơ:
 +Phân chuồng. VD: phân gia súc, gia cầm.
 +Phân xanh. VD: các cây họ đậu, bèo tây.
 +Phân rác: có nguồn gốc từ động vật – thực vật. VD: rác sinh hoạt.
 +Các phụ phẩm công nghiệp. VD: xác bia, bả rượu, vỏ tôm, xương cá, khô dầu,
 -Phân vi sinh. VD: phân chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm, lân, kali.

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HK2 TRONG CAY AN QUA.doc