Đề cương ôn thi học kỳ II năm 2011 – 2012 môn : công nghệ 6

doc5 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kỳ II năm 2011 – 2012 môn : công nghệ 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Xuân Hiệp ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II . Năm 2011 – 2012.
GV: Võ Thị Xuân Mai Môn : Công Nghệ 6.
I/TRẮC NGHIỆM: Đánh dấu (x) vào ý đúng nhất: 
 Câu 1: Thức ăn có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
 a. Cung cấp chất dinh dưỡng 
 b. Cung cấp năng lượng 
 c. Câu a, b đúng
 d. Câu a, b sai 
 Câu 2: Có mấy loại chất dinh dưỡng?
 a. 4 chất b. 5 chất c. 6 chất d. 7 chất
 Câu 3: Thức ăn: Rong biển, tôm, cua, trứng, ốc, sò, thuộc chất dinh dưỡng nào?
 a. Chất đạm b. Chất béo 
 c. Sinh tố d. Chất khoáng 
 Câu 4: Thức ăn được chia làm mấy nhóm?
 a. Ba nhóm b. Bốn nhóm 
 c. Năm nhóm d. Sáu nhóm
 Câu 5: Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm là:
 a. Nhiệt độ từ 50C Š 80C 
 b. Nhiệt độ từ -10C Š -20C
 c. Nhiệt độ từ 100C Š 115C 
 d. Nhiệt độ từ 0C Š 37C
 Câu 6: Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt là:
 a. Luộc, nấu, kho 
 b. Rán, rang, xào 
 c. Hấp, nướng 
 d. Trộn dầu giấm, trộn hỗn hợp, muối chua
 Câu 7: Thức ăn được tiêu hóa trong khoảng thời gian :
 a. 3 giờ b. 6 giờ c. 4 giờ d. 7giờ 
 Câu 8: Bữa ăn hợp lý gồm mấy nhóm chất dinh dưỡng:
 a. Hai nhóm b. Ba nhóm
 c. Bốn nhóm d. Năm nhóm
 Câu 9: Thức ăn dễ gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa :
 a. Thức ăn chế biên từ cá nóc
 b. Thức ăn được đun đi đun lại nhiều lần
 c. Đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phòng.
 d. Cả 3 ý trên điều đúng.
 Câu 10: Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh gì? 
 a.Huyết áp b. Tim mạch 
 c. Béo phì d. Táo bón
 Câu 11: Mỗi ngày nên ăn mấy bữa ăn?
 a. Một bữa b. Hai bữa c. Ba bữa d. Bốn bữa
 Câu 12: Sinh tố nào dễ bị mất đi trong quá trình chế biến?
 a. Sinh tố A b. Sinh tố B 
 c. Sinh tố C d. Sinh tố D
 Câu 13: Để có sức khỏe tốt cần:
 a. Ăn nhiều chất đạm 
 b. Ăn nhiều chất đường, bột 
 c. Ăn nhiều chất béo 
 d. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng 
 Câu 14: Thiếu vitamin A dễ dẫn đến bệnh
a/ thiếu máu	 b /phù thủng
c/ quáng gà	d/ còi xương
 Câu 15: Thời gian bảo quản : “ Rau, quả tươi” trong tủ lạnh là:
 a. 24 giờ b. 3 – 5 ngày c. 1 tuần d. 2 tuần
 Câu 16: Thực đơn cho một bữa ăn nào sau đây là hợp lý nhất?
 a. Cơm – canh khoai – tôm rang – cải xào
 b. Cơm – canh khoai – thịt kho – tôm rang
 c. Cơm – canh cải chua – thịt sườn rang mặn – rau bí xào
 d. Cơm – canh rau ngót – cá kho – cá rán – đậu phụ xốt cà chua.
 Câu 17: Khi mua thực phẩm đóng hộp, để đảm bảo an toàn cần chọn:
 a. Loại được bảo quản lạnh
 b. Loại có nhãn mác đẹp
 c. Loại còn hạn sử dụng, nắp hộp bị phồng
 d. Loại có nhãn mác ghi rõ cơ sở sản xuất, còn hạn sử dụng, nắp hộp không bị phồng.
 Câu 18: Thu nhập của sinh viên đang đi học là:
 a. Tiền lương b. Tiền lãi tiết kiệm
 c. Tiền trợ cấp xã hội d. Tiền học bổng
 Câu 19: Chất xơ có trong những loại thực phẩm nào?
 a. Rau xanh b. Ngũ cốc nguyên chất 
 c. Trái cây d. Cả 3 loại trên 
 Câu 20: Những thực phẩm nào cung cấp vitamin
( sinh tố ) C
a. Dầu cá, gan, sữa b. Ngũ cốc, sữa, lòng đỏ trứng
c. Rau, quả tươi d. Thịt, cá, tôm, cua
II/ TỰ LUẬN :
 	 Câu 1 ( 2đ) : Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì? Thức ăn được phân làm mấy nhóm? Kể tên các nhóm đó?
Câu 2 ( 3đ) : Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm? Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm tại nhà?
Câu 3 (2đ) : Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn? Khi chế biến món ăn cần lưu ý điều gì?
 	 Câu 4 ( 3đ) : Thế nào là bữa ăn hợp lý? Việc phân chia số bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức ăn uống hợp lý? Em hãy nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lý? 
Câu 5 ( 2đ) : Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì? ? Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn?
 	Câu 6 ( 3đ) : Chi tiêu trong gia đình là gì? Gia đình có những khoản chi tiêu nào? Làm thế nào để cân đối được thu, chi trong gia đình?
 	Câu 7 ( 3đ) : Thu nhập của gia đình là gì và có những loại thu nhập nào? Làm gì để có thể tăng thu nhập cho gia đình?
Câu 8 ( 2đ) : Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình?
 	ĐÁP ÁN
I/ TRẮC NGHIỆM:
1.c 	2.a 	3.d	 4.b 	5.c	6.d 	7.c 	8.c 	9.d	 10.d 
11.c 	12.b 	13.d 	14.c 	15.b 	16.c 	17.d	 18.d 	19.a	 20.c
II/ TỰ LUẬN :
 Câu 1 ( 2đ) : Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì? Thức ăn được phân làm mấy nhóm? Kể tên các nhóm đó?
TRẢ LỜI
 + Mục đích của việc phân nhóm thức ăn:
 - Giúp người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết.
 - Thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán hợp khẩu vị, thời tiết.
 + Thức ăn được phân làm 4 nhóm:
 - Nhóm giàu chất đạm 
 - Nhóm giàu chất đường bột 
 - Nhóm giàu chất béo
 - Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.
 Câu 2 ( 3đ) : Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm? Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm tại nhà?
TRẢ LỜI
 + Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
 + Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
 * Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng:
 - Rữa tay sạch trước khi ăn.
 - Vệ sinh nhà bếp
 - Rữa kĩ thực phẩm
 - Nấu chín thực phẩm
 - Đậy thức ăn cẩn thận
 - Bảo quản thực phẩm chu đáo.
 * Biện pháp phòng tránh nhiễm độc:
 - Không dùng các thực phẩm có chất độc.
 - Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm các chất độc hóa học. 
 - Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng. 
Câu 3 (2đ) : Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn? Khi chế biến món ăn cần lưu ý điều gì?
TRẢ LỜI
 * Phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn vì:
 - Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, nhóm B và PP.
 - Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.
 * Khi chế biến món ăn cần lưu ý:
 - Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi
 - Khi nấu tránh khuấy nhiều
 - Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần
 - Không nên dùng gạo sát quá trắng và vo kĩ gạo khi nấu cơm
 - Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B1.
 Câu 4 ( 3đ) : Thế nào là bữa ăn hợp lý? Việc phân chia số bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức ăn uống hợp lý? Em hãy nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lý? 
TRẢ LỜI
 * Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
 * Việc phân chia số bữa ăn trong ngày là hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian, trong lúc làm việc, hoặc khi nghỉ ngơi.
 * Những yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lý:
 - Nhu cầu của các thành viên trong gia đình - Điều kiện tài chính
 - Sự cân bằng chất dinh dưỡng - Thay đổi món ăn
 Câu 5 ( 2đ) : Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì? ? Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn?
 TRẢ LỜI
 * Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải: 
 - Xây dựng thực đơn
 - Chọn lựa thực phẩm cho thực đơn
 - Chế biến món ăn
 - Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn.
 * Những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn:
 - Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
 - Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.
 - Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
 Câu 6 ( 3đ) : Thu nhập của gia đình là gì và có những loại thu nhập nào? Làm gì để có thể tăng thu nhập cho gia đình?
 TRẢ LỜI
 * Thu nhập của gia đình là: tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
 * Các loại thu nhập:
 - Thu nhập bằng tiền: tiền lương, tiền thưởng, tiền công, tiền bán sản phẩm, tiền học bổng
 - Thu nhập bằng hiện vật: các sản phẩm tự sản xuất ra như thóc, ngô, khoai, rau quả, gia súc, gia cầm
 * Biện pháp tăng thu nhập của gia đình: 
 - Phát triển kinh tế gia đình bằng cách làm thêm nghề phụ.
 - Làm các công việc tùy theo sức của mình.
Câu 7 ( 3đ) : Chi tiêu trong gia đình là gì? Gia đình có những khoản chi tiêu nào? Làm thế nào để cân đối được thu, chi trong gia đình?
TRẢ LỜI
 * Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng các nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
 * Các khoản chi tiêu trong gia đình:
 - Chi cho nhu cầu vật chất: ăn mặc, ở, đi lại. 
 - Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần: học tập, giao tiếp, giải trí tham quan.
 * Biện pháp cân đối thu, chi: - Phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định chi tiêu.
 - Chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết - Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập.
Câu 8 ( 2đ) : Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình?
TRẢ LỜI
	Để góp phần tăng thu nhập gia đình em nên:
+ Phụ giúp gia đình làm các công việc nội trợ trong gia đình.
+ Sử dụng thu nhập hợp lý và thực hành tiệt kiệm.
	 	-------------HẾT-----------

File đính kèm:

  • docde HKII NAM 1112.doc