Đề cương ôn thi học kỳ II - Vật lý 10
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kỳ II - Vật lý 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II - VẬT LÝ 10 ************ LÝ THUYẾT : ( 5 điểm) 1.Nêu đặc điểm của hệ 2 lực cân bằng và hệ 3 lực cân bằng ? 2.Phát biểu quy tắc tìm hợp lực của hai lực có giá đồng quy ? Vẽ hình . 3.Phát biểu quy tắc hợp lực song song cùng chiều ? Viết biểu thức ? 4.Khi nào một lực tác dụng vào mọât vật rắn có trục quay cố định mà không làm vật rắn quay ? 5.Định nghĩa mômen lực ? Viết biểu thức – giải thích ? 6.Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là gì ? (quy tắc mômen lực) 7.Nêu định nghĩa động lượng ? Viết biểu thức – giải thích ? 8.Phát biểu định luật bảo toàn động lượng và viết biểu thức cho trường hợp hệ của hai vật ? 9.Định nghĩa công cơ học , viết biểu thức - giải thích ? 10.Nêu những đặc điểm công của trọng lực ? Lực thế là gì ? 11.Định nghĩa động năng ? viết biểu thức – giải thích ? Nêu những tính chất của động năng ? 12.Phát biểu định lý động năng ? Viết biểu thức – chú thích ? 13.Định nghĩa thế năng ? Có mấy loại thế năng ? Viết biểu thức – giải thích ? 14.Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng ? Nêu điều kiện để áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ? 15.Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng ? Nêu điều kiện để áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ? 16.Điều kiện của sự chảy ổn định ? Phát biểu định luật Becnuli. Viết biểu thức và giải thích ? 17.Trình bày nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử về cấu tạo chất ? 18.Khí lý tưởng là gì ? Khi nào khí thực có thể xem là khí lý tưởng ? 19.Định luật Bôilơ – Mariôt : - Phát biểu và viết biểu thức (2 cách) - Vẽ đường đẳng nhiệt 20.Định luật Saclơ : - Phát biểu và viết biểu thức (2 cách) - Vẽ đường đẳng tích 21.Định luật Gayluyxắc : - Phát biểu và viết biểu thức . - Vẽ đường đẳng áp 22.Điện kiện áp dụng từng định luật là gì ? Nhiệt độ tuyệt đối ( ) liên hệ với nhiệt độ thường (C) như thế nào ? BÀI TẬP : (5 điểm) 1.Bài tập áp dụng quy tắc hợp lực của hai lực song song cùng chiều và quy tắc mômen lực . 2.Bài tập áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ hai vật va chạm . 3.Bài tập tính công của các lực cơ học – công suất . 4.Bài tập áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ( chuyển động của vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực và chuyển động của vật bỏ qua ma sát ) . 5.Bài tập áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ( chuyển động của vật có ma sát và va chạm mềm ) 6.Bài tập áp dụng định lý động năng . 7.Bài tập áp dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng và 3 định luật : Bôilơ – Mariôt , Saclơ , Gayluyxắc . --------------------------------------------------------------------------------------------------- MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO ********** Bài 1 : Cho AB = 40 cm ; P1 = 100N ; P2 = 300N .Tìm điểm treo để thanh AB cân bằng .Bỏ qua khối lượng của thanh . Bài 2 : AB = 100 cm có trọng lượng P = 5 N , OA = 30 cm , OC = 40 cm , P1 = 6 N .Tìm P2 để AB thăng bằng , G là trọng tâm của thanh AB Bài 3 : Một người nâng một tấm gỗ đồng chất tiết diện đều có trọng lượng P = 200 N .Người ấy tác dụng một lực vào đầu trên của tấm gỗ để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc ,vuông góc với tấm gỗ .Tìm độ lớn của lực ? Bài 4 : Thanh AB chịu tác dụng của 2 lực F1 = 20 N và F2 = 30 N như hình vẽ . Biết OA = 10 cm , OB = 20 cm , .Tìm mômen lực F1 và F2 so với trục quay O và cho biết thanh AB quay theo chiều nào ? A O B Bài 5 : Thanh AB dài 40 cm , có thể quay quanh trục cố định O , biết OA = 10 cm . Tại A treo một vật có trọng lượng P1 = 75 N .Hỏi phải treo tại B một vật có trọng lượng P2 bao nhiêu để thanh AB thăng bằng nằm ngang .Nếu : a.Bỏ qua trọng lượng của thanh AB . b.Thanh AB có trọng lượng P = 15 N . Bài 6 : Xe A có khối lượng m1 = 1 tấn đang chuyển động với vận tốc v1 = 3 m/s đến va chạm vào xe B có khối lượng m2 = 0,5 tấn đang chuyển động với vận tốc v2 = 4 m/s . Cho biết sau va chạm xe A đứng yên .Hãy xác định vận tốc của xe B sau va chạm .Nếu : a.Trước va chạm xe A và xe B chạy ngược chiều . b.Trước va chạm xe A và xe B chạy cùng chiều . Bài 7 : Một người buộc sợi dây vào một vật có khối lượng 50 Kg rồi thả cho vật chuyển động đều từ độ cao h = 1,5 m xuống đất . Tính công của người khi thả vật xuống tới mặt đất và công của trọng lực tại độ cao h . Bài 8 : Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc a = 2 m/s2 . Xác định công mà động cơ thang máy thực hiện trong 5 giây đầu , biết vận tốc đầu của thang máy bằng 0 và g = 9,8 m/s2 .Công suất của thang máy khi đó bằng bao nhiêu ? Bài 9 : Sau khi cất cánh 0,5 phút , trực thăng có khối lượng m = 6 tấn lên đến độ cao h = 900 m . Coi chuyển động là nhanh dần đều .Tính công của động cơ trực thăng ? Bài 10 : Một người kéo một vật m = 50Kg chuyển động thẳng đều không ma sát lên một độ cao h = 1 m . Tính công của lực kéo nếu người kéo vật trong 2 trường hợp : a.Kéo lên theo phương thẳng đứng ? b.Kéo lên nhờ mặt phẳng nghiêng có chiều dài . So sánh công thực hiện trong hai trường hợp Bài 11 : Một vật có khối lượng m = 20 Kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng BC có chiều dài , góc nhiêng so với phương ngang . Lấy g = 10 m/s2 . a.Bỏ qua ma sát .Tính : + Công của trọng lực trên đoạn đường BC . + Vận tốc của vật khi qua điểm giữa mặt phẳng nghiêng . b.Cho hệ số ma sát K = 0,1 . Tìm vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng ? Bài 12 : Một vật có khối lượng m1 = 10 Kg , trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 10 m , góc nghiêng so với phương ngang , Bỏ qua ma sát , lấy g = 10 m/s2 . a.Tính vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng ? b.Khi đến chân mặt phẳng nghiêng vật m1 va chạm vào vật có khối lượng m2 =15 Kg đang đứng yên , rồi cả 2 chuyển động trên phương ngang về phía trước với cùng một vận tốc . + Tính vận tốc của hệ sau va chạm . + Tính nhiệt lượng tỏa ra sau khi va chạm + Tìm hệ số ma sát giữa hệ 2 vật và mặt phẳng ngang , biết quãng đường hệ 2 vật đi được trên phương ngang là 8 m ? Bài 13 : Một xe có khối lượng 2 tấn đang chạy với vận tốc 54Km/h thì hãm phanh do người lái thấy có một vật chướng ngại cách xe 25 m a.Động năng của xe lúc hãm phanh là bao nhiêu ? biết lực hãm có độ lớn 11250 N Xe dừng cách vật chướng ngại bao nhiêu ? b.Với lực hãm phanh như thế mà vận tốc của xe lúc hãm phanh là 20 m/s thì xe có chạm vào vật chướng ngại không ? Nếu có thì động năng của xe lúc va chạm là bao nhiêu ? Bài 14 : Một toa tàu khối lượng 8 tấn sau khi khởi hành đã chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 1m/s2 .Tính động năng của nó sau 10 s kể từ lúc khởi hành ? Bài 15 : Một vật có khối lượng 400g được phóng lên từ mặt đất theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 30 m/s , lấy g = 10 m/s2 ,bỏ qua sức cản không khí . a.Tính độ cao cực đại mà vật lên được . b.Hỏi ở độ cao nào thì thế năng gấp 2 lần động năng , khi ấy vận tốc của vật đạt được bao nhiêu ? c.Tính công của trọng lực , động năng ,thế năng của vật sau khi ném 5s ? Bài 16 : Một búa máy có khối lượng m = 1 tấn , rơi từ độ cao 2 m so với cọc , tìm năng lượng của búa máy khi bắt đầu rơi .Sau khi búa máy rơi,trước khi chạm vào cọc , nó có động năng bao nhiêu ? Sau khi chạm vào cọc nó làm cho cọc ngập sâu vào đất 0,2 m , với lực đóng cọc trung bình 80000 N .Tìm hiệu suất của búa máy và nhiệt lượng tỏa ra sau va chạm là bao nhiêu ? lấy g = 10 m/s2 . Bài 17 : Một vật có khối lượng m1 = 5 Kg được thả rơi tự do từ A có độ cao h = 20 m so với mặt đất . a.Tính công của trọng lực ở độ cao h và vận tốc lúc vật vừa chạm đất ? b.Khi tới mặt đất vật va chạm vào cọc có khối lượng m2 = 3 Kg , cả hai chuyển động với cùng vận tốc .Tính động năng sau va chạm và nhiệt lượng tỏa ra ? Bài 18: Một vật có khối lượng m = 10 Kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 20 m , góc nghiêng 300 so với mặt phẳng ngang .Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng , lấy g = 10 m/s2 . a.Tìm vận tốc của vật ở chân dốc ? b.Khi đến chân dốc vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang được 10 m thì dừng hẳn , tìm Fms giữa vật và mặt phẳng ngang ? Bài 19 : Trước khi nén hỗn hợp khí trong xi lanh của một động cơ có thể tích 20 cm3 , áp suất 0,4 at , nhiệt độ 500C .Sau khi nén thể tích giảm còn 4 cm3 , áp suất 4 at .Tìm nhiệt độ của khí sau khi nén ? Bài 20 :Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 270C và dưới áp suất 0,6 at .Khi đèn cháy sáng áp suất khí trong đèn là 1 at và không làm vỡ bóng đèn .Tính nhiệt độ trong đèn khi đèn cháy sáng .Coi dung tích trong đèn là không đổi . Bài 21 : Một khối khí Hyđrô ở nhiệt độ 270C ,áp suất 700mmHg thì có thể tích là 5 lít .Hỏi ở điều kiện chuẩn thì khối khí ấy có thể tích là bao nhiêu ?
File đính kèm:
- DE CUONG ON THI HOC KY II VAT LY 10.doc