Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn sinh học 8

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 8
Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ?
- Trao đổi chất: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Phân chia và lớn lên: giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản.
- Cảm ứng: giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường.
è mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào được gọi là đơn vị chức năng của cơ thể.
2. Cấu tạo, chức năng của bộ xương ? Vệ sinh hệ vận động ?
- Các thành phần chính của bộ xương :
+ Xương đầu gồm : xương sọ, xương mặt.
+ Xương thân gồm :
 . Xương cột sống ( 33- 34 đốt) có 4 chỗ cong.
 . Xương lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn và xương ức.
+ Xương chi :
 . Xương chi trên : xương đai vai và các xương tay.
 . Xương chi dưới gồm : xương đai hông và các xương chân
- Chức năng của bộ xương: Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định. Là chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động. Bảo vệ các nội quan bên trong cơ thể.
- Vệ sinh hệ vận động : Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần :
Chế độ dinh dưỡng hợp lí.Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng 
Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức. Mang vác đều 2 vai.
Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiêng vẹo.
3. Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân?
- Cột sống cong 4 chổ, lồng ngực nở sang hai bên
- Xương đùi phát triển, khỏe. Xương chậu nở rộng
- Xương bàn chân có xương ngón ngắn, xương bàn chân hình vòm
- Xương gót lớn, phát triển về phía sau
4. Tác nhân gây hại cho hệ tim mạch ? Biện pháp bảo vệ hệ tim mạch ?
- Có nhiều tác nhân gây hại cho hệ tim mạch: Khuyết tật tim. Sốc mạnh, tress, mất máu, sốt cao. Chất kích thích, thức ăn hại cho tim mạch như : mỡ động vật.... Luyện tập quá sức. Một số vi rút, vi khuẩn.
* Biện pháp bảo vệ hệ tim mạch :
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Rèn luyện tim mạch cần rèn luyện TDTT thường xuyên đều dặn, vừa sức kết hợp xoa bóp ngoài da.
5. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo vệ cơ thể.
 - Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu tạo nên 3 hàng rào bảo vệ :
+ Sự thực bào : bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào) chui ra khỏi mạch máu tới chỗ viêm nhiễm, hình thành chân giả, bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Limpho B: tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên theo cơ chế chìa khóa-ổ khóa
+ Limpho T: tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm để vô hiệu hoá kháng nguyên.
6. Cơ chế, ý nghĩa sự đông máu ?
- Cơ chế : Sự đông máu là do tiểu cầu bị phá vỡ giải phóng enzim dưới tác dụng của canxi làm cho prôtêin trong huyết tương hòa tan sinh ra tơ máu kết dính tế bào máu → khối máu đông.
- Ý nghĩa : bảo vệ cơ thể để chống mất máu.
7. Các nhóm máu ở người ? Nguyên tắc truyền máu , sơ đồ truyền máu ?
- Các nhóm máu ở người : ở người có 4 nhóm máu : A, B, AB, O.
- Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu : Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp. Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền. Khi truyền cần tuân thủ theo sơ đồ sau (sgk)
8. Tim có cấu tạo như thế nào ? vì sao tim làm việc suốt đời không mệt mỏi ?
+ Tim có cấu tạo gồm 4 ngăn : 2 ngăn tâm thất, 2 ngăn tâm nhĩ. Gồm hai nửa riêng biệt : Nửa trái chứa máu đỏ tươi, nửa phải chứa máu đỏ thẫm. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van nhĩ- thất. Giữa tâm thất và động mạch có van thất -động.
+ Tim hoạt động theo chu kì , mỗi chu kì gồm 3 pha với thời gian là 0,8 s: Pha nhĩ co: 0,1 s ; Pha thất co :0,3 s ; Pha giãn chung : 0,4 s
O2 Khuếch tán
9. Hãy viết sơ đồ trao đổi khí ở phổi và ở tế bào? 
*Trao đổi khí ở phổi: 
CO2 Khuếch tán
 Phế nang Mao mạch máu	
O2 Khuếch tán
 *Trao đổi khí ở tế bào:
CO2 Khuếch tán
 Mao mạch máu Tế bào	
10. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại ?
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là : bụi, chất khí độc, vi sinh vật → gây nên các bệnh : lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi.
- Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp :
 + Hạn chế ô nhiễm không khí: Không hút thuốc lá, khạc nhổ bừa bãi, xả rác…..
 + Xây dựng môi trường trong sạch. Trồng nhiều cây xanh 
+ Đeo khẩu trang khi làm việc nơi nhiều bụi.
+ Tập TDTD phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
11. Các con đường vận chuyển và chất hấp thụ các chất :
- Con đường máu : Đường, Glixerin + axit béo, Axitamin, Vitamin tan trong nước, Các muối khoáng, Nước
- Con đường bạch huyết : Lipit 70%, Các vitamin tan trong dầu (A, D, K, E) 
12. Hoạt động biến đổi thức ăn trong khoang miệng diễn ra như thế nào?
- Bieán ñoåi lyù hoïc: nhôø hoạt ñộng phoái hôïp cuûa raêng löôõi, caùc cô moâi vaø maù cuøng caùc tuyeán nöôùc boït laøm cho thöùc aên ñöa vaøo khoang mieäng trôû thaønh vieân thöùc aên meàm, nhuyeãn thaám ñaãm nöôùc boït vaø deã nuoát
- Bieán ñoåi hoùa hoïc:moät phaàn tinh boät ñöôïc enzim amilaza bieán ñoåi thaønh ñöôøng mantoâzô
13. Ở dạ dày thức ăn nào bị biến đổi về mặt hóa học? Viết sơ đồ biến đổi? Vì sao dạ dày không bị phân hủy bởi dịch vị? 
Ở dạ dày protein được biến đổi về mặt hóa học bởi enzim pepsin và HCl:
HCl
	Pepsinogen Pepsin
 Enzim Pepsin
HCl (pH=2-3)
 Protein chuỗi dài Protein chuỗi ngắn (3-10 axit amin)
Dạ dày không bị phân hủy bởi enzim pepsin và HCl nhờ có chất nhày phủ bề mặt niêm mạc dạ dày
14. Phương pháp phòng chống nóng lạnh
- Chế độ ăn uống phù hợp với từng mùa.
- Mùa hè: đội mũ nón khi ra đường. Lao động, mồ hôi ra không nên tắm ngay, không ngồi nơi gió lộng, không bật quạt mạnh quá.
- Mùa đông: giữ ấm cổ, tay chân, ngực.
- Rèn luyện TDTT hợp lí để tăng sức chịu đựng cho cơ thể.
- Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
 HỌC KÌ II
I. CHƯƠNG VII - BÀI TIẾT:
1. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
----------
	- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.	 
	- Cấu tạo của thận gồm phần vỏ có các đơn vị chức năng, phần tủy có các ống góp, bể thận.	 
	- Thận có khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. 
	- Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
2. Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như thế nào?
---------- 
	Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
	* Quá trình lọc máu tạo ra nước tiểu ở các cầu thận: 	
	- Màng lọc là vách mao mạch với các lỗ 30-40Ao 
	- Máu từ động mạch đến cầu thận với một áp lực lớn đã tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc. Các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên vẫn ở lại trong máu.
	® Các chất sau khi đi qua thành mao mạch được nang bao quanh hấp thụ tạo ra nước tiểu đầu.
	* Quá trình hấp thụ lại: 
	- Nước và các chất dinh dưỡng, các ion còn cần thiết như Na+, Cl-... được hấp thụ lại tại ống thận. Quá trình này có sử dụng năng lượng ATP	
	* Quá trình bài tiết tiếp:
	- Các chất cặn bã như axit uric, crêatin..., các chất thuốc, các ion thừa: H+, K+... được bài tiết tiếp tại ống thận. Quá trình này cũng sử dụng năng lượng ATP 	
	 ® Nước tiểu đầu sau khi được hấp thụ và bài tiết tiếp tạo thành nước tiểu chính thức theo ống góp đổ vào bể thận.
3. Theo em để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại cần xây dựng những thói quen gì?
---------- 
	Các thói quen sống khoa học
1. Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu
2. Khẩu phần ăn uống hợp lí
	- Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
	- Không ăn thức ăn thừa ôi thiu và nhiễm chất độc hại
	- Uống đủ nước.
3. Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu
II. CHƯƠNG VIII - DA
1. Da có cấu tạo như thế nào?
---------- 
	Da có cấu tạo gồm 3 lớp: 
1. Lớp biểu bì gồm: 
	- Tầng sừng là lớp ngoài cùng của da gồm những tế bào chết đã hóa sừng, sếp sít nhau, dễ bong ra.
	- Tầng tế bào sống nằm dưới tầng sừng gồm các tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra.
2. Lớp bì gồm: 
	Nằm dưới lớp biểu bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu. 
3. Lớp mỡ chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.
2. Da có những chức năng gì, phân tích để thấy rõ được điều đó?
---------- 
1. Chức năng bảo vệ cơ thể:	
	- Tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau chống sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại.
	- Các sợi mô liên kết, lớp mỡ nên có tác dụng cơ học như chống sự va đập.
	- Tuyến nhờn, tiết chất nhờn có tác dụng chống thấm nước và thoát nước, chống sự xâm nhập của vi khuẩn, diệt khuẩn (Da sạch có khả năng diệt tới 85% số vi khuẩn bám trên da do trong tuyến nhờn có chất lizôzim). 
	- Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.
2. Tiếp nhận kích thích xúc giác:	
	- Các cơ quan thụ cảm giúp nhận biết các kích thích của môi trường.
3. Bài tiết:	
	- Tuyến mồ hôi thực hiện chức năng bài tiết.
4. Điều hoà thân nhiệt:	
	- Điều hoà thân nhiệt nhờ sự co, dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt.
5. Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người:	
III. CHƯƠNG IX - THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN	
1. Trình bày cấu tạo của hệ thần kinh? 
----------
	Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
	- Bộ phận trung ương có não vào tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống.	
	- Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh. 	
2. Nêu cấu tạo của dây thần kinh tủy?
----------
	Dây thần kinh tủy gồm có 31 đôi. Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh vận động, nối với tủy sống bằng các rễ trước (rễ vận động). Chính các nhóm sợi liên quan đến các rễ này sau khi đi qua khe giữa hai đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy.
3. Nêu cấu tạo của cầu mắt?
----------
	Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt.	
	Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là màng mạch có nhiều mạch máu và các sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt; lớp trong cùng là màng mạch trong đó chứa các tế bào thụ cảm thị giác bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que.
4. Tại sao muốn nhìn rõ một vật ta phải hướng trục mắt về phía vật?
----------
	Hướng trục mắt về phía vật để ảnh của vật rơi vào điểm vàng. Điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của các tế bào nón, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít chủ yếu là các tế bào que. Mặt khác, ở điểm vàng mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào 2 cực, nhưng nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác. Chính vì vậy khi muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để ảnh của vật hiện trên điểm vàng. 
5. Em hãy phân biệt tật cận thị và tật viễn thị?
----------
Cận thị
Viễn thị
Khái niệm
- Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
- Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Nguyên nhân
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài
- Thể thuỷ tinh quá phồng: Do không giữ vệ sinh khi đọc sách
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn
- Thể thuỷ tinh bị noã hoá (xẹp)
Cách khắc phục
- Đeo kính mặt lõm (kính phân kì hay kính cận)
- Đeo kính mặt lồi (kính hội tụ hay kính viễn)
6. Nêu cấu tạo của tai?
----------
	Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
	- Tai ngoài gồm ống tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, vành tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ. (có đường kính khoảng 1cm).
	- Tai giữa là một khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau. Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn tai giữa với tai trong.
	Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên đảm bảo áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.	
	- Tai trong gồm 2 bộ phận:	
	Bộ phận tiền đình vá các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
	Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm.
7. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?
----------	
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện
Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện 
2. Mang tính bẩm sinh
được hình thành trong đời sống qua quá trình tập luyện
3. Bền vững
Có tính tạm thời, dễ mất khi không củng cố
4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loài
Có tính chất cá thể và không di truyền
5. Số lượng hạn chế
Số lượng không hạn định
6. Cung phản xạ đơn giản
Hình thành đường liên hệ tạm thời
7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống
Trung ương thần kinh nằm trong lớp vỏ đại não
8. Em trình bày cơ chế của việc thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn ở chó trong thí nghiệm của Paplôp?
----------
	Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn ở chó
	- Bật đèn vùng thị giác ở thùy chẩm của chó hưng phấn. 	 	
	- Cho chó ăn thì trung khu tiết nước bọt hưng phấn kích thích tuyến nước bọt tiết nước bọt đồng thời kích thích vùng ăn uống ở vỏ não hưng phấn. 	 	 
	- Vừa bật đèn, vừa cho chó ăn thì vùng thị giác ở thùy chẩm và vùng ăn uống ở vỏ não cùng hưng phấn, hai vùng này giao thoa với nhau hình thành đường liên hệ tạm thời. Lặp lại nhiều lần như vậy thì chỉ cần bật đèn là chó tiết nước bọt (bật đèn vùng thị giác ở thùy chẩm hưng phấn theo đường liên hệ tạm thời vùng ăn uống hưng phấn → trung khu tiết nước bọt hưng phấn → tiết nước bọt).
9. Sức khỏe của con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh. Để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh cần thực hiện những yêu cầu gì?
----------
	- Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng.	
	- Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu. 	
	- Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.	
10. Phân biệt bệnh bướu cổ thông thường và bệnh bướu cổ Bazơđô về nguyên nhân và hậu quả?
----------
Bệnh bướu cổ thông thường
Bệnh bướu cổ thông thường
- Hoocmôn tuyến giáp là tirôxin (TH), trong thành phần có iốt. Hoocmôn này có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào. Khi thiếu tốt trong khẩu phần ăn hằng tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến gây bướu cổ.	
- Bệnh Bazơđô do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh. 
- Khi bị bướu cổ trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
- Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, mắt lồi do tích nước (phù nề) ở các tổ chức sau cầu mắt.
11. Vì sao nói tuyến tụy là tuyến pha? giải thích? Tuyến tụy đã điều hòa đường huyết ở mức ổn định như thế nào?	
----------
1. Nói tuyến tụy là tuyến pha vì: Tuyến tụy vừa thực hiện chức năng nội tiết, vừa thực hiện chức năng ngoại tiết.	
	- Chức năng ngoại tiết: Tuyến tuỵ có những tế bào tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non.
	- Chức năng nội tiết: Có các tế bào tập hợp thành các đảo tuy có chức năng tiết các hoocmôn điều hoà lượng đường trong máu. Có 2 loại tế bào trong các đảo tuỵ: tế bào α tiết glucagôn, tế bào β tiết insulin.
2. Tuyến tụy đã điều hòa đường huyết ở mức ổn định: Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào β tiết insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ.	
	- Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào α tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicôgen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường.	
	- Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn trên của các tế bào đảo tuỵ mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tuy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí: bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết.
12. Khi lượng glucôzơ trong máu giảm các tuyến nội tiết đã phối hợp hoạt động như thế nào để nâng lượng đường trong máu trở về mức ổn định? Qua đó em có thể rút ra nhận xét gì về sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết trong cơ thể?
----------
	- Khi lượng glucôzơ trong máu giảm, tuyến tuỵ tiết hoocmôn glucagôn biến đổi glicôgen dự trữ trong gan và cơ thành glucôzơ bổ sung lượng đường trong máu.
	- Đồng thời với quá trình này tuyến yên cũng tiết hoocmôn ACTH kích thích vỏ tuyến trên thận tiết hoocmôn cooctizôn, hoocmôn cooctizôn có tác dụng biến đổi prôtêin (axit lactic, axit amin) và lipit (glixêrin) thành glucôzơ nâng lượng đường trong máu trở về mức ổn định.
	=> Kết luận: Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động đảm bảo các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường.

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap sinh 8.doc
Đề thi liên quan